Hoá ra do tu tâm từ mà bản ngã lại lớn hơn

Hễ mình còn nghĩ rằng "mình làm cái này, mình hành thế này, mình tu thế nọ để cho tương lai" ấy là sai rồi đó. Không có tương lai nào cả. Tương lai là để tương lai lo, chứ mình không lo tương lai được. Tương lai là sự vận hành của Pháp.

Cho nên, thường Thầy hay ví dụ cây ổi, cây xoài, cây mít. Cây mít nó đang là thế nào thì nó chỉ cần sống trọn vẹn với nó ngay lúc ấy thôi, còn chuyện ngày mai như thế nào là nguyên lý vận hành của pháp rồi. Nguyên lý ấy vận hành nơi cây mít là khác, nơi cây xoài là khác, cây cam, cây ổi là khác. Tức là có nguyên lý vận hành trong mọi hiện tượng của đời sống, trong đó có hiện tượng là chính bản thân mình.

Ảnh minh hoạ

Bản thân mình là một hiện tượng đang diễn ra, thì bây giờ mình chỉ trọn vẹn rõ biết hiện tượng đang là như thế nào thôi. Còn tương lai sẽ tự đến, mình không cần lo chuyện đó. 

Chỉ có trọn vẹn rõ biết hiện tại hay không mà thôi, rồi sau đó chết cũng được.

Miễn là mình trọn vẹn rõ biết hiện tại là được rồi, là xong, chứ đừng có nghĩ rằng mình phải cố biết rõ hiện tại để ngày mai mình đắc cái gì đó, là sai rồi đó. 

Đa số chúng ta tu học là đã có ý đồ phải đắc được cái gì đó, có những cái đắc rất tầm thường, cũng có những cái đắc rất cao siêu, nhưng dù tầm thường hay cao siêu đến mấy, thì những sở đắc ấy đều là ảo, chúng không thực. Hiện tại ngay đây mới là thực đây này. 

Có Phật tử hỏi Thầy "tâm con sân quá, muốn hết sân thì cần tu tâm từ phải không ạ?". Vậy là sai rồi. Không phải tu tâm từ, mà là đang sân thì rõ biết sân đang như thế nào, không chen tâm từ vô đó , vì tâm từ lúc ấy chỉ là ảo, nó không thực.

Mình đang ghét cay ghét đắng một người nào đó nên mình ăn không ngon ngủ không yên, giờ mình lại cố rải tâm từ cho người đó. Khi rải tâm từ mình nói “nguyện cho người đó được an vui, nguyện cho người đó…” nhưng thực ra trong thâm tâm mình vẫn là sân mà thôi.

Nên tốt hơn là đang sân thì cứ thấy rõ nó đang như thế nào, mình sẽ rõ biết được toàn bộ cái sân đưa đến phiền não-khổ đau gì, nó như thế nào mình rõ biết nó. Khi mình rõ biết nó thì tự nhiên mình sẽ thấy không bị nó ảnh hưởng nữa. Nhưng mình cố dẹp nó đi bằng tâm từ, thì đôi lúc nó chỉ bị mình ém nó xuống, thay đổi sang một cái khác. 

Khi sân là bản ngã sân, bây giờ mình cố đổi ra tâm từ thì thành bản ngã tâm từ, vậy chỉ là "thay quần đổi áo" thôi, bản ngã nơi mình thì vẫn còn nguyên, thậm chí đôi lúc bản ngã còn lớn hơn nữa.

Người có tâm từ bản ngã còn to hơn người có tâm sân vì “tôi có tâm từ, tôi hơn anh, anh còn sân chứ tôi đã có tâm từ rồi”. 

Hoá ra mình tu tâm từ để cho bản ngã lớn hơn...

Nguồn: Trích khóa XGGD tại Tổ Đình Bửu Long năm 2023

Ghi chép bởi: Tịnh Nguyên

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hoá ra do tu tâm từ mà bản ngã lại lớn hơn

Phật giáo thường thức 07:07 06/01/2025

Hễ mình còn nghĩ rằng "mình làm cái này, mình hành thế này, mình tu thế nọ để cho tương lai" ấy là sai rồi đó. Không có tương lai nào cả. Tương lai là để tương lai lo, chứ mình không lo tương lai được. Tương lai là sự vận hành của Pháp.

Mối liên hệ giữa kinh Nguyên thủy và kinh Hoa nghiêm

Phật giáo thường thức 17:08 05/01/2025

Xét về mặt học thuật, có thể nói tạng Nguyên thủy là nguồn gốc của Phật giáo, nhưng xét về sự tu chứng thì kinh Hoa nghiêm được coi là bộ kinh đầu tiên Phật nói. Vì vậy, làm sao chúng ta kết hợp hai tư tưởng này với nhau.

Phá ngũ uẩn vào thế giới tâm linh

Phật giáo thường thức 16:39 05/01/2025

Đức Phật là bậc Toàn giác. Chúng ta chưa đạt được Sơ quả Dự lưu là thuộc hạng bất giác, vì thế phước báu của chúng ta chỉ là phàm tăng thì dù có nói hay cỡ nào cũng vẫn ở trong sáu đường sanh tử.

Niềm tin và mê tín

Phật giáo thường thức 15:45 05/01/2025

Sự mê tín là sự thiếu hiểu biết, là niềm tin không có căn cứ.

Xem thêm