Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hoa sen là một biểu tượng của Phật giáo, vì sao?

Cùng với bánh xe Pháp, stupa (tháp xá lợi), Tam Bảo…, hoa sen là một trong 8 biểu tượng đại diện cho trí tuệ, thanh tịnh và giải thoát của Phật giáo.

Audio

Có thể đọc kỹ về 8 biểu tượng của Phật giáo tại đây.

Kiến thức khoa học về hoa sen

Hoa sen là cây thực vật thủy sinh và kcó tên khoa học là 'Nelumbo nucifera', thuộc họ Nelumbonaceae. Trong tiếng Anh, hoa sen được gọi là lotus và trong tiếng Việt, hoa sen cũng được gọi với cái tên khác là liên hoa.

Sen có tên gọi khác là quỳ, liên, là một loại thực vật mọc dưới nước, thân rễ có hình trụ. Lá sen mọc lên khỏi mặt nước, cuống của lá dài, có gai nhỏ. Phiến lá hình khiên, to có gân toả thành hình tròn.Hoa to, có màu đỏ hồng hoặc trắng; đều lưỡng tính. Đài sen thường cao 3-5 cm, và có màu lục. Tràng sen bao gồm rất nhiều cánh màu hồng hoặc trắng một phần. Nhị nhiều, bao phấn 2 ô, nứt theo một kẽ dọc. Gương sen là một đế hoa gồm nhiều lá noãn. Hạt sen chứa một hạt không nội nhũ. Hai lá mầm dày. Tân sen gồm 4 lá non gập vào phía trong.

Hoa sen trong Phật giáo

Hoa sen (tiếng Phạn: Padma; tiếng Nhật: Renge) trong Phật giáo là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên (svayambhu). Theo Kinh Phổ Diệu (Lalitavistara), phần tâm linh của con người thì vô nhiễm, giống như hoa sen mọc trong bùn mà không bị hôi tanh bởi bùn. Còn theo Phật giáo Mật tông thì trái tim con người giống như đóa sen hàm tiếu, khi Phật tính phát triển bên trong thì đóa sen sẽ nở. Đây chính là ý nghĩa của việc Đức Phật ngồi trên tòa sen.

Theo HT Thích Thanh Từ, trong một bài viết đăng trên Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam về ý nghĩa của hoa sen, Ngài nói: "Nói đến hoa sen, trước nhất trong chùa, chúng ta thấy tượng đức Phật ngự trên toà sen. Hẳn quí vị cũng nhớ thuở xưa khi thành Phật Ngài ngồi ở đâu? Ngài ngồi dưới cội Bồ-đề, trên toà cỏ. Hiện nay chúng ta lại để Đức Phật ngồi trên tòa sen, như vậy là không đúng sự thật rồi".

Hoa sen là một trong 8 biểu tượng trong Phật giáo.

Hoa sen là một trong 8 biểu tượng trong Phật giáo.

Trong Phật giáo Tantra, đóa sen biểu thị cơ quan sinh dục nữ và đó chính là nguyên lý âm trong vũ trụ. Trong thai tạng giới Mạn-đà-la, đóa sen trắng ở trung tâm Mạn-đà-la, biểu thị tử cung (Thai tạng) của thế giới.

Theo Wikipedia, các đoá hoa sen có màu khác nhau biểu thị những liên kết khác nhau. Hoa sen có mặt trong các công trình Phật giáo như cây hoa sen thực trong các hồ ở chùa, có mặt ở các toà sen của các vị chư Phật, chư thần. Trên các bức tranh lụa Phật giáo cũng có hình tượng hoa sen như trong tranh lụa Tây Tạng có dấu chân của Thanh-đa-la trên hoa sen.

Người ta tin rằng, những người lúc lâm chung mà tâm không sợ hãi và ở tại thế người đó có phước đức thì sẽ nhìn thấy được Đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh chúng hiện ra dẫn dắt người đó qua cõi Cực Lạc. Họ sẽ hóa sinh ra ở cõi ấy bằng hình tướng là những em bé trai trần truồng, sẽ được Đức Quán Thế Âm Bồ-tát và Đức Đại Thế Chí Bồ tát nuôi nấng trong những bông hoa sen và đợi cho đến khi hoa nở thì sẽ thấy được Đức Phật A Di Đà.

Theo HT Thích Thanh Từ trong bài viết đã dẫn, "giá trị của hoa sen là từ chỗ nhơ nhớp hôi hám mà trổ hoa có mùi hương tinh khiết, đó là điểm kỳ đặc của hoa sen. Tỉ dụ như hoa hồng, hoa cúc, hoa mai chúng ta trồng trên khô, trổ hoa thơm thì cũng thường, vì chúng không có cái gì hôi hám. Còn sen ở trong bùn lại trổ được hoa thơm, điều đó thật hiếm có. Thế nên đạo Phật dùng ý nghĩa này của hoa sen để tượng trưng cho người tu hành".

Căn duyên nào đã đưa hoa sen từ thiên nhiên trở thành một biểu tượng của Phật giáo?

Tác giả Phú Xuân trong bài viết trên Tạp chí Văn hóa Phật giáo số 95 bày tỏ quan điểm rằng, từ 5.000 năm trước, người Ai Cập cổ đại đã thể hiện lòng sùng kính đối với hoa sen và dùng sen trong nhiều nghi thức tế lễ. Tại Ấn Độ, hình ảnh hoa sen mọc trên bùn đã được coi là biểu tượng của đạo đức và thể hiện cho sức mạnh tinh thần.

Các văn bản cổ Ấn Độ đã nhắc tới hoa sen tám cánh như một biểu tượng của sự hài hòa trong vũ trụ. Là một tôn giáo sử dụng nhiều ngôn ngữ biểu trưng, Phật giáo đã phát triển nhiều ý nghĩa biểu tượng của hoa sen.

Sen ẩn sâu dưới bùn xa lìa trần thế gọi là u vi, giống như cuộc đời của người tu hành luôn tránh xa những điều trần tục, cuộc đời ấy là sự dâng hiến âm thầm, là nỗ lực vươn đến sự giải thoát chứ không khoe khoang. Sen khiêm tốn không khoe tài đua sắc với các loài hoa khác trên đồng nội gọi là ẩn vi, thể hiện sự khiêm nhường như cuộc đời tu hành của người Phật tử.

Họ không đua chen danh lợi, những tiếng tăm hay của cải vật chất chỉ là phù du. Lá sen ngửa rộng lên trời với những thớ mạch như nét vẽ của thiên nhiên gọi là tế vi. Tất cả mặt phải của lá đều hướng lên tượng trưng cho sự thành tâm.

Tương ứng, người Phật tử có nhiều pháp môn tu tập, đều quy về một hướng giải thoát. Mọi thành phần của sen đều có công dụng, hoặc để chữa bệnh, hoặc để ăn, được gọi là tinh vi, cũng giống như thân, khẩu, ý của một người Phật tử biết thúc liễm thân tâm luôn luôn có công dụng cứu người giúp đời…

Hoa sen là Quốc hoa của Việt Nam.

Hoa sen là Quốc hoa của Việt Nam.

Những màu sen biểu tượng trong Phật giáo

Sen trắng

Tượng trưng cho sự thuần hóa của nhân tính, bồ đề tâm hay còn gọi là giác tâm, thường có 8 cánh ứng với Bát chính đạo. Nó là đặc trưng của phái Mật tông và là đoá sen của các vị Phật. Sau này có giáo phái Bạch Liên giáo lấy bông sen trắng làm biểu tượng.

Sen đỏ

Tượng trưng cho bản chất nguyên thủy của trái tim, là đoá hoa của tình yêu, đam mê và sự năng động. Đây là loại sen của Quan Thế Âm.

Sen xanh

Sen xanh là biểu tượng của trí tuệ, tri thức của chiến thắng của tinh thần đối với các cảm quan. Đây là loại sen của Văn Thù Sư Lợi, hiện thân của trí tuệ viên thành.

Sen hồng

Sen hồng là loại sen tối thượng, thường được dành cho các vị tối cao, là đoá sen của những vị tu theo giáo phái nguyên thủy.

Sen tím thẫm

Sen tím thẫm là đóa sen huyền diệu, biểu thị những ảnh tượng của phái Mật tông. Các đoá hoa có thể đang còn e ấp hoặc đã được nở bung hết. Chúng có thể được nâng đỡ bởi một cọng hay ba cọng hoa (tượng trưng cho ba phần của Garbhabatu: Vairocana, hoa sen và vajra) hoặc năm cánh hoa tượng trưng cho Năm tri thức của Vajradhatu (là yếu tố tác động, biểu hiện cho trí tuệ viên mãn, trí tuệ sở chứng của Phật).

Hoa sen là một minh họa cho thuyết luân hồi của nhà Phật

Theo Tạp chí Khuông Việt, truyền thuyết của Phật giáo kể lại rằng, tại vườn Lâm Tì Ni, vào lúc Đản sinh, mỗi bước trong bảy bước đi đầu tiên của Đức Phật đều có hoa sen hiện ra nâng đỡ. Khi vừa thành đạo, Ngài phân vân trước con đường giáo hóa chúng sinh.

Giáo lý giải thoát tế nhị, thâm sâu, ly dục, vô ngã, đi ngược với tập quán ham muốn và suy tư chấp trước của con người, làm sao để con người có thể tiếp nhận giáo lý ấy? Nhưng sau khi nhìn ngắm hồ sen, qua tuệ nhãn của mình, Đức Phật thấy rằng giữa cuộc đời này có nhiều hạng căn cơ khác nhau. Có căn cơ thấp như khi sen còn trầm luân dưới đáy bùn, có căn cơ cao như khi đã vươn lên thành hoa sen xòe nở đón nhận ánh sáng mặt trời.

Tương tự, nếu có những người mãi đắm chìm trong dục vọng thì cũng có những người căn cơ cao có thể đón nhận được giáo lý uyên thâm mà Đức Phật đã chứng ngộ. Do đó, Đức Phật quyết định lên đường chuyển vận bánh xe Chánh pháp…

Bạn thấy đấy, dưới mặt nước trầm mặc sau mùa sen tàn lụi tưởng chừng chôn dấu đời hoa sen mãi mãi. Nhưng không, dưới ấy không có gì mất đi, chỉ là sự chuẩn bị cho một kiếp mới hiển hiện. Sen tàn, sen nở, sen tàn cũng chỉ là vòng luân hồi thường tình như quan niệm Phật giáo bấy lâu…

Đạo Phật là Đạo hoa sen; Hoa sen cũng là quốc hoa

Đạo Phật truyền vào Việt Nam cũng làm phong phú thêm cho ý nghĩa biểu tượng của hoa sen đối với người Việt. Hoa sen trong công trình Phật giáo ở Việt Nam có thể kể đến như: Chùa Một Cột, Hà Nội có biểu tượng một bông hoa sen mọc trên hồ; Tháp Cửu phẩm liên hoa có ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh là một tổ hợp kết cấu gỗ dạng tháp, có chín tầng chồng lên nhau. Mỗi tầng có một đài sen rộng chừng 2 m, cao 50 cm.

Cả tháp cao 7,8 m, phía ngoài tháp các cánh sen bằng gỗ sơn đỏ tạo thành tầng tầng lớp lớp so le nhau, tháp có thể quay tròn quanh một trục, có gắn tượng Phật và chạm những cảnh dân gian hay lấy đề tài trong Phật thoại; Chùa Tây Phương, Hà Tây có các đầu cột được làm thành hình bông hoa sen hoặc làm thành cả hồ sen; Chùa Kim Liên, Hà Nội có tổng mặt bằng được cô gọn lại thành hình tượng một bông sen….

Hoa sen là loài hoa mang trong mình biểu trưng của Phật giáo, mang những phẩm chất tốt đẹp của Phật giáo. Hoa sen sinh ra gắn liền với lịch sử Phật giáo nói chung và hơn hai ngàn năm Phật giáo Việt Nam nói riêng.

Khi lựa chọn hoa sen làm Quốc hoa năm 2020, Thủ tướng  phủ cho biết, Quốc hoa sẽ là biểu tượng văn hoá của một đất nước, được toàn dân tôn vinh, dùng trong các ngày lễ tết, giao lưu văn hoá, nhất là trong giao lưu đối ngoại, nhằm tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộc. Việt Nam có điều kiện địa  lý, khí hậu thuận lợi cho nhiều loài hoa tồn tại và phát triển. Hoa có giá trị gắn bó với đời sống vật chất, tinh thần và rất gần gũi với mọi người Việt Nam trong đời sống hàng ngày.

Theo Thủ tướng, từ lâu hoa sen với những đặc tính ưu việt nổi trội về hương sắc, khả năng sống và phát triển, mang nhiều biểu tượng văn hoá, cốt cách của con người Việt Nam, hội tụ nhiều yếu tố để trở thành Quốc hoa của Việt Nam.

Việc hoa sen được lựa chọn để trở thành quốc hoa của Việt Nam cũng một phần từ những ý nghĩa thiêng liêng này.

"Tháp Mười đẹp nhất bông sen" (Ký của Nhà thơ Ngô Đức Hành)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người tu quý trọng đạo đức

Phật giáo thường thức 16:00 04/05/2024

Tất cả Tăng Ni cần ý thức được việc bổn phận của mình, đó là phải cố gắng tu và xả bỏ cái ngã riêng tư cùng những hư danh hão huyền, để đạt được đạo chân thật mới là cứu cánh. Đừng mắc kẹt vào những cái nhỏ mà quên mất việc lớn, uổng một đời tu của mình.

Chuyên niệm hồng danh Phật A Di Đà mà không đọc kinh thì có sao không?

Phật giáo thường thức 15:00 04/05/2024

Tôi đang tu tập theo pháp môn niệm Phật. Vì chỗ làm cách xa nhà nên mỗi sáng trước khi đi làm tôi thắp nhang lên bàn thờ Phật, rồi trong lúc lái xe tôi niệm danh hiệu Phật. Trước khi ngủ tôi niệm Phật trước bàn thờ thêm 30 phút nữa. Không biết tôi tu niệm như vậy đã đúng với Chánh pháp chưa?

Tinh tấn siêng năng được an lạc hạnh phúc

Phật giáo thường thức 13:45 04/05/2024

Khi nói tinh tấn là nói sự nỗ lực siêng năng cần cù cố gắng hướng thiện, hướng thượng chân chánh thành tựu định lực trí tuệ từ bi giác ngộ, rồi tận tâm giáo hóa cứu giúp chúng sanh vượt thoát khổ đau trong sáu nẻo luân hồi.

Còn hiện hữu là còn Khổ

Phật giáo thường thức 12:00 04/05/2024

Mục đích của sự tu tập theo đạo Phật là để chấm dứt luân hồi tái sinh, chấm dứt sự hiện hữu dù bất cứ ở đâu dưới mọi hình thức nào, gọi là Vô dư Niết-bàn, có nghĩa là không còn bất kỳ một lộ trình tâm nào nữa.

Xem thêm