Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 21/03/2024, 13:57 PM

Hoà thượng Quảng Khâm từng nói khi nào vãng sanh Ngài sẽ thị hiện bệnh tướng

Vào khoảng năm 1978, nghe nói Hoà thượng pháp thể suy yếu, Người tỏ ý muốn vãng sanh Tây Phương, đại chúng trong chùa rất lo lắng, mời lương y lên núi bắt mạch cho Hoà thượng.

Người không muốn làm náo động đại chúng, tăng chúng khẩn cầu đôi ba lần Người mới miễn cưỡng để cho bác sỹ chẩn đoán. Sau khi cẩn trọng xem mạch cho Hoà thượng bác sỹ tỏ vẻ rất ngạc nhiên, ông ta bắt mạch nhiều lần…, vừa như lắng nghe vừa như trầm ngâm suy nghĩ, cuối cùng phát biểu: “Mạch của Hoà thượng hoàn toàn không giống mạch người thường, nhưng không chẩn đoán ra bệnh gì”. Hoà thượng mĩm cười chỉ chúng đệ tử đang quỳ trước mặt, nói với lương y:

– Họ đều có bệnh, tiện thể nhờ xem mạch cho họ luôn.

Ai nấy đều lấy làm lạ nhìn Hoà thượng, nhưng cùng mỉm cười cảm thấy trong lòng bớt lo. Sự việc có vẻ giống như trong kinh Tịnh Danh, khi ngài cư sỹ Duy Ma nói: “Chúng sanh có bệnh, tôi cũng có bệnh!”. Theo lời vị Pháp sư trong chùa thì Hoà thượng có lần bảo rằng khi Người vãng sanh Người sẽ thị hiện bệnh tướng, cõi Ta-bà quá khổ, chần chừ ở đây chịu sao nổi?

Hoà thượng Quảng Khâm. Ảnh: Tư liệu.

Hoà thượng Quảng Khâm. Ảnh: Tư liệu.

Nghe tin Hoà thựơng bệnh, mọi người theo nhau lên núi thăm. Pháp sư Sám Vân cùng chúng đệ tử cũng vội vàng lên núi “thỉnh Phật trụ thế”. Khi chúng tôi gặp Hoà thượng thấy Người đang ho từng cơn, ho xong lại khạc nhổ, nhưng chẳng thấy nhổ ra vật gì. Có lúc Người nói một câu mà phải dừng ngắt mấy lần, cơ thể rung giật theo từng cơn ho, ai nhìn thấy cũng xót xa. Ngài Sám Vân và đại chúng đồng thanh khẩn cầu Hoà thượng từ bi nghĩ đến chúng sanh đau khổ, trụ thế thêm vài năm nữa. Hoà thượng nói Người không thể tự làm chủ được, thân xác Người như ngôi nhà gạch mục nát, dù có gắng gượng duy trì thì chỉ một cơn gió to ập đến cũng không thể nào chịu nổi, chi bằng đi sớm một chút, hoán chuyển một thân thể “chắc như xi măng cốt thép” mà trở lại mới có thể hoằng pháp lợi sanh. Nghe thế ai cũng hết sức năn nỉ, vì nếu Người có trở lại thì ít nhất cũng phải mất hai mươi năm, trong hai mươi năm ấy chúng sanh biết nương tựa vào ai; thiết tha xin Người ở lại thêm vài năm nữa. Hoà thượng bảo đơn điền của Người đã hết khí lực, nói không ra tiếng mong gì đáp ứng nhu cầu của chúng sanh, gắng gượng ở lại cũng vô nghĩa. Mọi người lại van xin Hoà thượng lưu lại, chỉ cần Người yên tĩnh ngồi đó, vô hình trung cũng đủ làm tăng trưởng niềm tin cho đại chúng. Cứ như thế, mỗi người góp một câu… cho đến giờ ngọ trai mà Người vẫn tỏ ý không trụ thế nữa. Pháp sư Sám Vân quyết định tổ chức “Tuần niệm Phật Dược Sư tiêu tai diên thọ” (Tiêu tai diên thọ Dược Sư Phật Thất) tại chùa Thừa Thiên để cầu an cho Hoà thượng, sau đó Pháp sư bước vội sang trai đường.

Trong lòng ai nấy đều mang tâm trạng bất an. Thế rồi đang giữa giờ cơm, một vị tỳ kheo ni vẻ mặt hớn hở tới trước ngài Sám Vân thưa nhanh: “Kính bạch Pháp sư, Hoà thượng nhận lời không đi, lại còn mời Pháp sư khai khoá "Đả Phật Thất" [Tuần niệm Phật bảy ngày], có điều là Hoà thượng bảo tốt nhất nên khai khoá niệm Phật A-Di-Đà“.

Mọi người nghe nói đều mừng rỡ, bất luận là khoá lễ niệm Phật Dược Sư hay niệm Phật A-Di-Đà đều được cả, miễn sao Hoà thượng chịu ở lại là qúy nhất. Lúc ấy ai cũng ăn ngon miệng, trút hết nỗi ưu uất bất an từ trước. Có người sốt ruột, lên lầu xem bệnh tình Hoà thượng thế nào, thấy Người đang ung dung đi tản bộ bên ngoài phương trượng…

Đó là nhân duyên Pháp sư Sám Vân mở “Tuần niệm Phật” ở chùa Thừa Thiên và cũng là nhân duyên chúng tôi được gần gũi Hoà thượng, được biết thêm về cuộc đời của Người.

Trích: Lược thuật hành trang Hòa thượng Quảng Khâm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm