Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 21/05/2022, 16:04 PM

Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu và 10 bài học quý báu (phần 1)

Hòa thượng Thích Quảng Đức bình thản xếp chân kiết già, điềm nhiên châm lửa. Ngọn lửa bùng cháy lớn, bốc cao phủ kín thân nhưng Ngài vẫn an nhiên chắp tay tĩnh tọa... Khoảng 15 phút sau, lửa tàn, Hòa thượng cúi xuống mấy lần như chào đại chúng, rồi thân Ngài nằm ngửa ra trong khi tay vẫn còn kiết ấn...

Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vì bảo vệ Phật Pháp vào ngày 11/6/1963 (tức 20/4 nhuận/Quý Mão) là sự kiện chấn động thế giới. Chúng ta cũng biết rằng, các bậc Bồ tát, Thánh Tăng thị hiện nơi đời sẽ mang lại cho chúng sinh rất nhiều bài học quý báu. Vậy qua hành động tự thiêu cao cả của Hòa thượng Thích Quảng Đức, người con Phật rút ra được bài học gì cho bản thân trên lộ trình tu học Phật Pháp?

Kính mời quý Phật tử cùng theo dõi chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh qua bài viết dưới đây!

1. Giữ vững chí nguyện của người xuất gia “trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sinh”

Hành động của Hòa thượng Thích Quảng Đức đã làm cho biết bao nhiêu người phát tâm Bồ Đề, kiên cố với Phật Pháp, bao nhiêu vị Tăng Ni tinh tấn tu hành. Hành động của Ngài làm lớn mạnh dòng giống Thánh và khiến tâm Bồ Đề kiên cố lên rất nhiều.

Ngày 11/6/1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự châm lửa thiêu thân để “thức tỉnh” những ai manh tâm phá hoại Phật Pháp

Ngày 11/6/1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự châm lửa thiêu thân để “thức tỉnh” những ai manh tâm phá hoại Phật Pháp

Sự kiện Ngài thiêu thân đã làm rung động đến quân ma, binh ma, nhất là ma tâm trong tâm của gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm. Tất cả phải rung động, phải run sợ, gọi là chấn nhiếp ma quân. Ngài nguyện thiêu thân để làm đèn soi sáng nẻo vô minh, khiến cái ác phải lùi xa.

Hành động của Ngài còn là vì báo đáp tứ ân, cứu độ ba cõi và thể hiện chí nguyện người xuất gia “trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sinh”. Cả một đời xuất gia là nguyện bỏ thân này, biết đây là thân cuối cùng và không để cho nó đi trong luân hồi nữa. Đem thân này để phụng sự Phật Pháp, trên cầu vô thượng đạo, dưới nguyện độ chúng sinh.

Người tu, người xuất gia biết dùng thân này hữu ích nhất là không để uổng phí nó một ngày, một giờ nào, không có việc làm nào là uổng phí nơi thân này. Có những người dùng thân này một đời uổng phí, đến lúc chết không có một chút công đức phước lành thiện căn và thân này trở thành nguồn nối sa đọa. Còn người chân thật xuất gia tu hành phải biết dùng cái thân này làm sao lợi ích nhất cho mình và cho chúng sinh thì Hòa thượng Thích Quảng Đức đã dùng thân mình như vậy, không uổng phí thân này.

2. Người con Phật phải nguyện tu học để có được tâm đại hùng, đại lực, đại bi, đại trí, đại dũng

Hành động tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức là một việc khó làm, thể hiện đầy đủ tâm trí đại hùng, đại lực, đại từ, đại bi như hạnh nguyện cao quý của các bậc Bồ tát.

Hòa thượng rất điềm nhiên, bình thản từ xe bước xuống, ngồi vắt chân kiết già. Điều đó thể hiện sự oai hùng của Ngài, mà kẻ tầm thường không thể làm được. Bức thư tâm quyết của Ngài, thể hiện đầy đủ sự từ bi, không có một chút gì phiền hận sân hận trong lòng. Ngài thấy ông Ngô Đình Diệm là một chúng sinh u mê lầm lỗi, tăm tối cần phải cứu độ. Cho nên Ngài đốt thân này cũng là để cứu độ chúng sinh, để soi sáng góc u tối trong tâm hồn của những kẻ ác. Đó là tâm từ bi của Ngài. Ngài biết rằng việc thiêu thân này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho Phật Pháp, cho chúng sinh; đó là trí tuệ. Cho nên việc làm của Ngài có đầy đủ hùng, lực, bi, dũng.

Bồ tát Thích Quảng Đức đốt thân này để cứu độ chúng sinh, soi sáng góc u tối trong tâm hồn của những kẻ ác

Bồ tát Thích Quảng Đức đốt thân này để cứu độ chúng sinh, soi sáng góc u tối trong tâm hồn của những kẻ ác

Từ đây, chúng ta có thể rút ra cho mình bài học số hai từ sự tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức đó là: Mỗi người con Phật cần tu học, rèn sửa bản thân để có được những phẩm chất cao quý như các bậc Bồ tát. Phải có hùng, lực, bi, trí, dũng trong các công việc. Như vậy, chúng ta có thể đạt được những lợi ích to lớn cho mình và cho chúng sinh.

3. Người tu hành phải biết xả thân cầu đạo không tiếc thân mạng

Xả thân mình cầu đạo là một hành động hết sức vĩ đại. Nếu đi tu mà vị thân, để vinh thân phì gia (tức đạt danh vọng, giàu sang cho bản thân và gia đình) thì sai mất rồi. Người thế gian ở đời, sống để vinh thân phì gia, đi theo con đường danh lợi. Còn người xuất gia phải xả thân để cầu đạo. Hòa thượng Thích Quảng Đức đã thực hiện được chí nguyện ấy, dám xả thân để cầu đạo. Bởi lẽ, nếu không xả thân này thì đạo Pháp không còn tồn tại.

4. Phải biết vì lợi ích chúng sinh, vì sự trường tồn của đạo Pháp

Trong kinh Đức Phật dạy: Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật. Phật Pháp là con thuyền cứu khổ chúng sinh. Vậy nên, Phật Pháp còn tồn tại thì chúng sinh còn có cơ duyên thoát khổ.

Cho nên, đã là đệ tử Phật dù xuất gia hay tại gia, chúng ta đều phải có tâm nguyện làm lợi ích chúng sinh, tâm nguyện mong sao cho đạo Pháp được trường tồn.

Trong bức thư tâm quyết, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã nói rất quả quyết rằng: “Tôi vui vẻ phát nguyện thiêu thân giả tạm này, cúng dường Chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo, mong ơn mười phương Chư Phật, Chư Đại Đức Tăng, Ni chứng minh cho tôi đạt thành chí nguyện”.

Hòa thượng Thích Quảng Đức viết bức thư tâm quyết xin tự thiêu thân để bảo tồn đạo Pháp

Hòa thượng Thích Quảng Đức viết bức thư tâm quyết xin tự thiêu thân để bảo tồn đạo Pháp

Đức Phổ Hiền Bồ Tát cũng nguyện chính Pháp được hoằng dương, Đức Phật trụ thế để Phật Pháp được còn mãi ở thế gian, chúng sinh có cơ duyên mà hết khổ. Vậy nên, học theo hạnh của các Ngài, chúng ta cần quán chiếu để thấy sự quý báu của Phật Pháp cũng như những mất mát to lớn nếu Phật Pháp bị diệt vong. Từ đó, phát khởi tâm nguyện làm lợi ích chúng sinh, mong sao cho đạo Pháp được trường tồn.

Qua đây, chúng ta phải tự xem lại mình, phải thâm nhập Phật Pháp, học hiểu để biết Phật Pháp thật quý báu. Chúng ta có thể bỏ thân mạng để cầu Phật Pháp. Trong tiền thân của Đức Phật, rất nhiều kiếp Đức Phật đã bỏ thân để cầu Pháp. Trong tâm mỗi chúng ta phải gieo cho mình hạt giống sẵn sàng vì Pháp mà bỏ thân, mong cho Phật Pháp được trường tồn được lâu dài, mong cho chúng sinh hết khổ.

5. Người xuất gia cần làm gương soi cho hậu thế muôn đời

Cuộc đời xuất gia hành đạo của Hòa thượng Thích Quảng Đức thực sự là tấm gương sáng để cho tất cả các Tăng Ni soi vào. Ở Ngài có đủ giới đức trang nghiêm, chí nguyện cao vời, hạnh nguyện rộng lớn. Ngài xứng đáng là một viên ngọc của Phật giáo Việt Nam, là tấm gương sáng cho chúng ta.

Người xuất gia là biểu mẫu, là mô phạm (chuẩn mực) cho muôn loài, là Thầy của cõi Trời, người. Do đó, người đã xuất gia phải tự ý thức được điều này để tu tập và sửa mình. Có thể trước khi xuất gia là người chưa tốt, có nhiều tập tính xấu nhưng khi đã xuất gia thì nên ý thức mình là nơi nương tựa của chúng sinh, phải cố gắng sửa đổi tính nết, rèn giũa phẩm hạnh cho được tốt đẹp sao cho xứng đáng là đệ tử của Đức Như Lai, là tấm gương sáng cho đời. Đây chính là bài học số năm mà những người con Phật cần ghi nhớ và thực hành.

Học theo hạnh của Hòa thượng Thích Quảng Đức, người con Phật nên phát khởi tâm tinh tấn tu tập, sẵn sàng xả thân mạng của mình để bảo vệ đạo Pháp

Học theo hạnh của Hòa thượng Thích Quảng Đức, người con Phật nên phát khởi tâm tinh tấn tu tập, sẵn sàng xả thân mạng của mình để bảo vệ đạo Pháp

Từ 5 bài học trên, chúng ta thấy được tấm gương tu hành vĩ đại của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Ngài không những dùng khẩu giáo, thân giáo mà Ngài còn dùng cả mạng sống để giáo hóa, đem lại lợi ích Phật Pháp cho chúng sinh. Vậy 5 bài học tiếp theo Ngài để lại cho thế hệ mai sau là gì? Mời quý vị đón xem tiếp.

Chùa Ba Vàng

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y

Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024

Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.

Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”

Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024

Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.

Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết

Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024

Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.

Nhớ về Hòa thượng Thích Minh Châu - Đường Tăng của Việt Nam

Chân dung từ bi 08:05 19/10/2024

Những ngày này tôi dành trọn thời gian để đọc lại, tư duy, suy ngẫm, trải nghiệm một số bản Kinh trong Nikaya gồm Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ và Tiểu Bộ.

Xem thêm