Thứ năm, 29/08/2024, 10:30 AM

Thơ khuyến tu của ngài Cố Trưởng lão Hộ Tông

Nối mười sáu chữ ở đầu câu thì thành một cặp đối cũng tương đối hoàn chỉnh; nên lấy cặp đối ấy làm đề tựa cho hai bài thơ, dẫu nó có hơi dài: “Đường thế mịt mù trăm năm đầy tội. Cửa thiền thanh tịnh, muôn kiếp nên duyên!”

“Đường thế mịt mù, trăm năm đầy tội!

Cửa thiền thanh tịnh, muôn kiếp nên duyên!”

456831542_842648091302245_7443727996442639724_n

Đường đời lắm nỗi, cuộc bi ai

Thế sự khác gì chốn góc gai

Mịt mịt hơi sầu vòng các tía

mù gió thổi chốn cân đai

Trăm lo, ngàn liệu gây oan trái

Năm mỏi, tháng mòn vướng nghiệp tai

Đầy đủ phước hồng rồi cũng bỏ

Tội trường oan báo khổ liền tay!

 

Cửa Phật tháng ngày chẳng thảm ai

Thiền môn nào phải chốn chông gai

Thanh sơn đâu quản, khanh cùng tướng

Tịnh thất nào hay, mão với đai

Muôn thuở an vui, hành bát chánh

Kiếp trần thong thả, lánh tam tai (1)

Nên chăng hỡi khách công hầu gẫm

Duyên kết Niết Bàn được rảnh tay!

Hai bài thơ này, mỗi bài là một bài thất ngôn bát cú có niêm vần đối luật nghiêm túc. Nhưng nối mười sáu chữ ở đầu câu thì thành một cặp đối cũng tương đối hoàn chỉnh; nên lấy cặp đối ấy làm đề tựa cho hai bài thơ, dẫu nó có hơi dài: “Đường thế mịt mù trăm năm đầy tội. Cửa thiền thanh tịnh, muôn kiếp nên duyên!”

Như vậy, tuy ông luôn luôn khiêm tốn nói rằng chẳng biết chi văn chương chữ nghĩa; nhưng chỉ nội hai bài thơ với dụng tâm, dụng kỹ thuật công phu như thế thì kẻ sành sõi làm thơ luật Đường cũng phải ngả mũ chào thua!

Bài thơ này, ban đầu, do thích thú quá nên ông hay ngâm ư ử trong cổ họng để tự mình nghe, tự mình thưởng thức thôi, nhưng sau do bạn bè tò mò xin nghe, vài người tò mò xin chép nên không mấy chốc lan truyền đi trong nhóm trí thức cộng đồng người Việt. Ai cũng thích!

Bạn bè bàn tán:

- Chà, anh Giảng mình cũng là nhà thơ nữa đó!

- Không biết trong bụng ông ta còn cái gì ở trỏng!

- Trong cái “hồ lô” của ổng chắc còn giấu nhiều thứ lắm nghen!

- Thơ hay quá đi chớ! Tống, Đường đó!

- Học thuộc, ngâm nga ư ử để tự răn mình nghen!

...

(Trích Thắp Lửa Tâm Linh - Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

(1) Tam tai: Ba tai họa. Có đại tam tai và tiểu tam tai. Đại tam tai là ba tai họa lớn: Hỏa tai, thủy tai, phong tai - chúng tuần tự khởi lên để hủy hoại thế giới. Tiểu tam tai là ba tai họa nhỏ: Binh đao, dịch bệnh, đói kém.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1

Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024

Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế

Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024

Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.

Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam

Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024

Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.

Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất

Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024

Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.

Xem thêm