Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 04/03/2024, 16:27 PM

Hòa thượng Thích Thọ Lạc: Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng!

Đoàn Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN vừa có chuyến thăm Ấn Độ, làm việc liên quan đến Phật sự đặt Trụ kinh Chuyển Pháp luân và Biểu tượng kiến trúc Văn hoá Phật giáo Việt Nam tại các thánh tích ở nơi Đức Phật đản sinh, hoằng pháp.

Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa đặt trụ kinh Chuyển Pháp luân và biểu tượng kiến trúc Phật giáo Việt Nam tại Ấn Độ, Phatgiao.org.vn trò chuyện với Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN.

Hòa thượng Thích Thọ Lạc

Hòa thượng Thích Thọ Lạc

* Xin Hòa thượng cho biết ý nghĩa trụ kinh Chuyển Pháp luân đặt tại Ấn Độ cùng biểu tượng kiến trúc PGVN và tiến độ làm việc, đến nay kết quả như thế nào?

- Hòa thượng Thích Thọ Lạc: Phật giáo được khởi nguồn từ Ấn Độ, với tinh thần, tư tưởng và triết lý giáo dục tốt đẹp của Phật giáo đã được lan toả nhanh rộng đến các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, Phật giáo đã du nhập vào cách nay hơn hai ngàn năm, với tinh thần tuỳ duyên bất biến và bất biến tuỳ duyên. Theo đó, Phật giáo đã sớm hoà nhập cùng Văn hoá bản địa, tạo ra nét Văn hoá đặc trưng riêng của Phật giáo Việt Nam, từ Văn hoá vật thể đến Văn hoá phi vật thể.

Trụ kinh Chuyển Pháp luân và Biểu tượng kiến trúc Văn hoá Phật giáo Việt Nam đã được Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê chuẩn tại quyết định số 802 và 803/QĐ- HĐTS, ngày 9/10/2023 làm biểu tượng kiến trúc chung của Phật giáo Việt Nam, được đặt trong các ngôi tự viện của Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước, để tạo ra nét đặc trưng về kiến trúc Phật giáo Việt Nam trong thời đại xã hội chủ nghĩa, trên tinh thần kiến trúc Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng.

Việc đặt trụ kinh Chuyển Pháp luân tại Vườn Nai - Ấn Độ, nơi Đức thuyết giảng bài pháp đầu tiên - Kinh Chuyển Pháp luân là vô cùng có ý nghĩa, nhằm góp phần lan toả nét đẹp văn hoá riêng của Phật giáo Việt Nam đến cộng đồng quốc tế. Đồng thời, qua đó tăng cường và thắt chặt mối quan hệ hữu nghị đoàn kết giữa Phật giáo và dân tộc Việt Nam với Phật giáo và dân tộc Ấn Độ nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.

Chuyến chiêm bái Phật tích Ấn Độ vừa qua của Ban Văn hoá T.Ư nhằm tăng cường giao lưu, hiểu biết và bày tỏ nhã ý đặt trụ kinh của Phật giáo Việt Nam tại Vườn Nai - Varanasi với các tổ chức và cơ quan quản lý có liên quan đến các Phật tích thuộc khu di sản Phật giáo thế giới tại Ấn Độ.

Bước đầu, đoàn Ban Văn hoá T.Ư đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức và cơ quan quản lý các Phật tích. Tuy nhiên, ở các Phật tích hiện nay đều đã trở thành khu di sản thế giới, nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần sớm có văn bản đề nghị chính thức để các cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định.

Đoàn Ban Văn hóa làm việc tại Ấn Độ, cuối tháng 2 đến đầu tháng 3/2024

Đoàn Ban Văn hóa làm việc tại Ấn Độ, cuối tháng 2 đến đầu tháng 3/2024

* Hòa thượng có thể điểm lại 4 đề án của Ban Văn hóa T.Ư đã triển khai và thực hiện đến nay như thế nào?

- Để gìn giữ, phát huy và phát triển nét đặc trưng Văn hoá Phật giáo Việt Nam, năm 2015, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có quyết đinh phê duyệt và giao cho Ban Văn hoá T.Ư triển khai thực hiện “Đề án Định hướng đặc trưng Văn hoá Phật giáo Việt Nam” gồm: Ngôn ngữ, Pháp phục, Kiến trúc và Di sản văn hoá Phật giáo Việt Nam.

Sau 8 năm tổ chức, triển khai, thực hiện: điền dã, khảo sát, toạ đàm, triển lãm, hội thảo, đến nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng 2 trong 4 đề án, đó là đề án “Pháp phục” và “Khoá tụng thống nhất”.

 Ban Văn hoá T.Ư tiếp tục đã và đang nỗ lực triển khai đề án “Kiến trúc” và “Di sản văn hoá Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng”. Bước đầu đã hoàn thành được 2 biểu tượng chung, đó là: Trụ kinh Chuyển Pháp luân và Biểu tượng Kiến trúc. Vào ngày 9/10/2023, tại Quyết định số 802-803/QĐ- HĐTS, Hội đồng Trị sự GHPGVN đã chính thức phê chuẩn đưa vào sử dụng tại các ngôi tự viện của Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước.

Hiện nay, Ban Văn hoá T.Ư đang tổ chức khảo sát và nghiên cứu sâu, tìm ra nét đặc trưng riêng biệt của từng hệ phái Phật giáo Việt Nam để xây dựng bộ quy chuẩn về Kiến trúc Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng, hy vọng sớm hoàn thành đệ trình Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê chuẩn, đưa vào sử dụng vào cuối nhiệm kỳ này (năm 2027).

* Được biết, trong năm 2023, Ban Văn hóa T.Ư đã khảo sát, nghiên cứu kiến trúc các ngôi chùa tiêu biểu để phục vụ hội thảo khoa học “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam - Thống nhất trong đa dạng”. Vậy theo Hòa thượng cần phải làm gì để bảo tồn, phát huy những kiến trúc Phật giáo ấy?

- Đề án “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam - Thống nhất trong đa dạng” là một trong những đề án khó trong số các đề án, vì Phật giáo Việt Nam trải dài theo hình chữ S và nhiều hệ phái. Theo đó, tại mỗi vùng miền và trong mỗi hệ phái Phật giáo đều có nét kiến trúc riêng biệt, nên để gìn giữ được nét đặc trưng của từng vùng miền và mỗi hệ phái Phật giáo là một việc làm không đơn giản, cần không ít thời gian. Hơn nữa, về mặt quản lý thì hệ thống kiến trúc của Phật giáo không chỉ được quản lý bởi các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mà còn bị quản lý bởi các cấp chính quyền nhà nước.

Do vậy, bộ quy chuẩn kiến trúc Phật giáo thống nhất trong đa dạng này, sau khi hoàn thiện, được phê chuẩn bởi Hội đồng Trị sự GHPGVN rồi, còn phải được thống nhất bởi các cơ quan quản lý nhà nước mới hoàn thành.

Trong thời gian qua, Ban Văn hoá T.Ư đã phối hợp với các chuyên gia trong đạo và ngoài xã hội tổ chức đi điền dã, khảo sát, toạ đàm, triển lãm và hội thảo nhiều lần. Bước đầu chúng tôi đã có cái nhìn tổng thể về kiến trúc Phật giáo của các hệ phái và từng vùng miền.

Tuy nhiên, để xây dựng bộ quy chuẩn về kiến trúc Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng được phê chuẩn bởi Giáo hội và sự đồng thuận của các cơ quan quản lý Nhà nước thì Ban Văn hoá T.Ư phải khảo sát kỹ, sâu và cụ thể hơn của những ngôi chùa đặc trưng tiêu biểu của các hệ phái và mỗi vùng miền. Đồng thời, tiếp tục trưng cầu ý kiến rộng hơn từ các nhà khoa học, chư tôn đức các hệ phái Phật giáo và các cơ quan quản lý nhà nước.

Ban Văn hóa Trung ương đang nỗ lực để đặt trụ kinh Chuyển pháp luân và biểu tượng kiến trúc Phật giáo VN tại Ấn Độ

Ban Văn hóa Trung ương đang nỗ lực để đặt trụ kinh Chuyển pháp luân và biểu tượng kiến trúc Phật giáo VN tại Ấn Độ

* Năm nay, 2024, Phật sự trọng tâm của Ban Văn hóa T.Ư là gì, thưa Hòa thượng ?

- Năm 2023, Ban Văn hoá T.Ư GHPGVN đã đề ra 19 chương trình hoạt động, trong đó quan trong nhất là việc dựng trụ kinh và biểu tượng kiến trúc ở 4 Học viện Phật giáo Việt Nam và 1 trụ kinh tại Vườn Nai - Ấn Độ.

Ngoài ra, còn thúc đẩy nhanh đề án kiến trúc, phát động sáng tác các mẫu câu đối, hoành phi bằng chữ Việt và các ca khúc - nhạc phẩm Phật giáo thuần Việt. Đồng thời, tiếp tục ký kết hợp tác với một số tỉnh thành còn lại để lan toả đề án pháp phục và khoá tụng thống nhất đến với quảng đại Tăng Ni, Phật tử và các hoạt động văn hoá khác mà Ban đã đề ra.

* Xin kính cảm ơn Hòa thượng!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”

Phỏng vấn 11:00 20/11/2024

Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”

Phỏng vấn 09:51 15/11/2024

Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.

Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”

Phỏng vấn 10:33 10/11/2024

Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.

Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”

Phỏng vấn 15:43 26/10/2024

Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.

Xem thêm