Hòa thượng Thích Trí Tịnh: Một hành giả Tịnh độ mẫu mực
Với cuộc đời gần 100 tuổi, 69 tuổi hạ, người một đời chuyên tâm niệm Phật, Hòa thượng Thích Trí Tịnh xứng đáng là một bậc hành giả Tịnh độ mẫu mực, tạo tín tâm cho vô số Phật tử trong nhiều năm qua, ở hiện tại và mai sau.
>NHỮNG NHÂN VẬT ĐẶC BIỆT CỦA PHẬT GIÁO
Bậc nhân tu sáng ngời đạo hạnh trong lòng Tăng Ni Phật tử Việt Nam
Cố đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, thế danh là Nguyễn Văn Bình, pháp danh Thiện Chánh, sinh năm 1917 tại làng Mỹ Luông, quận Cái Tàu Thượng, tỉnh Sa Đéc (nay là huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Người xuất gia năm 1937 với HT. Thích Thiện Quang tại chùa Vạn Linh (An Giang) được ban Pháp tự Trí Tịnh, pháp hiệu Hân Tịnh, húy Nhựt Bình, thuộc đời thứ 41 dòng Thiền Lam Tế Gia Phổ. Năm 1946, Người thọ cụ túc giới tại chùa Long An - Sá Đéc.
Năm 1981, tại Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo toàn quốc, Hòa thượng được suy tôn cương vị Thành viên Hội đồng Chứng minh, suy cử vào cương vị Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự (HĐTS) kiêm Trưởng ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (TW GHPGVN).
Từ năm 1984, Ngài đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Tăng sự TW GHPGVN.
Năm 1992, Người kiếm thêm Đệ nhất Phó Pháp Chủ kiêm Giám luật. Hòa Thượng suốt 1 đời không ngừng học hỏi, một mình vượt qua bao chặng đường để đi tìm nguồn chân lý Phật đà, đóng góp nhiều giá trị lớn lao cho Đạo và Đời với những gì Người đã được tiếp nhận.
Có thể nói Người là vị Tổ Sư khởi xướng phong trào chấn hưng Tịnh môn trong mái nhà Phật Giáo Việt Nam cận đại. Bên cạnh đó, hàng Phật tử thấm nhuần hoặc biết qua kinh điển Đại thừa là nhờ công trình dịch thuật của Hòa Thượng như: Diệu pháp liên hoa kinh, kinh Địa Tạng, kinh Tam bảo, kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh Đại Bát Nhã, kinh Hoa Nghiêm, kinh Đại Bảo Tích và rất nhiều kinh Hán tạng giá trị cho sự hành trì tu tập của đại chúng.
Người sống giản dị, giới hạnh tinh nghiêm, ít ngủ nghỉ, tụ tập hành trì không bỏ sót thời gian, không nói chuyện ngoài sự đàm thuyết về Phật pháp, khuyến tấn bao người tụ tập bằng cách sống và hành động mẫu mực của mình. Người là một bậc nhân tu sáng ngời đạo hạnh trong lòng Tăng Ni Phật tử Việt Nam.
Đại lão Hòa thượng thượng Trí hạ Tịnh, tân viên tịch lúc 9 giờ 15 phút, ngày 28-3-2014 (nhằm ngày 28-2-Giáp Ngọ), trụ thế 98 năm, 69 hạ lạp...
Cuộc đời cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh được dựng thành phim
Bộ phim Điện ảnh Phật giáo “Về phía mặt trời” là một trong những tác phẩm Phật giáo mang giá trị tâm linh và giáo dục sâu sắc của đạo diễn Điệp Văn.
Đây là bộ phim điện ảnh đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam tái hiện về cuộc đời và đạo nghiệp của vị cao tăng Phật giáo - Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh - Đệ nhất Phó pháp chủ, kiêm Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Là bậc tùng lâm thạch trụ và là một trong những đại dịch giả Hán - Tạng của Phật giáo nước nhà.
Đạo diễn Điệp Văn đã chia sẻ: “Khi tái hiện cuộc đời của một số vị cao tăng sống trong thời hiện đại và gần gũi với nhiều người như Đại lão HT Thích Trí Tịnh thì không thể xác định đâu là khâu khó khăn nhất mà cả quá trình làm phim đều là sự thử thách. Bởi không đơn giản là câu chuyện kể đời thường, mà đây là cuộc đời thật của một vị cao tăng Việt Nam trên con đường tìm đến Phật pháp của mình. Vì vậy, để lột tả được phong thái, tâm tư và sự quyết tâm thoát tục của một vị xuất trần thượng sĩ, chứ không phải là diễn biến tâm lý của nhân vật ngoài đời.”
Với mong muốn phát triển nền điện ảnh Phật giáo nước nhà và dùng điện ảnh làm phương tiện hoằng pháp phù hợp với thời đại mới, Bộ phim sẽ được công chiếu rộng rãi tại các Chùa nhằm tôn vinh công hạnh của Hòa thượng Thích Trí Tịnh và là tấm gương để các Tăng ni, Phật tử học tập và noi theo.
Bộ phim tái hiện bối cảnh của những năm 1930, xuyên suốt diễn biến đời sống của cậu bé Bình - thế danh của Hòa thượng Thích Trí Tịnh từ lúc 5 tuổi đến lớn với những câu chuyện có tình tiết hấp dẫn, đan xen nhiều giây phút lắng đọng, đặc biệt mang tính nhân văn sâu sắc.
Bình mồ côi cha mẹ, phải sống với gia đình người anh. Cuộc sống nghèo khổ, nhiều căng thẳng, xung đột trong gia đình khiến Bình trầm tư trước tuổi. Không những thế với trái tim yêu thương muôn loài, Bình đã trải qua nhiều giây phút nghẹt thở khi cứu thoát nhiều con vật trước sự tàn ác của con người. Cuối cùng, nơi những thắc mắc vô tận của Bình được giải tỏa, chốn bình yên khiến Bình đặt trọn niềm tin, nương tựa mạnh mẽ đó là Phật Giáo.
Ứng với giấc chiêm bao đặc biệt, Bình đã buông bỏ tất cả & thực hiện hành trình đầy mạnh mẽ tìm đến núi Cấm tầm sư học đạo, trở thành một tu sỹ chân chính với pháp danh Thiện Chánh & pháp hiệu sau này là Thích Trí Tịnh.
Suốt một đời không ngừng học hỏi, trao dồi tri thức, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh đã để lại những thành quả dịch thuật có giá trị cho cuộc đời, như các bộ kinh tạng lớn: Pháp Hoa, Phổ Môn, Lăng Nghiêm…
Bộ phim "Về phía mặt trời" về Cố Đại Lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
'Ôn Trúc Lâm' Thích Mật Hiển
Chân dung từ bi 11:53 09/11/2024Lúc mới lui tới cửa Phật (cuối những năm 50 thế kỷ trước), tôi đã nghe nói trong lịch sử Phật Giáo ở Thuận Hóa Phú Xuân có câu: “Quảng Trị Trung Kiên - Thừa Thiên Dã Lê”.
Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y
Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.
Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”
Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.
Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết
Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.
Xem thêm