Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 30/11/2018, 07:34 AM

Sư bà Diệu Không: Một nhân vật đặc biệt của Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20

Đó là lời hồi niệm của của giới tu sĩ Phật giáo và các nhà nghiên cứu về sư bà Thích Nữ Diệu Không - một nhân vật đặc biệt của Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20.

Chân dung Sư bà Diệu Không khi còn trẻ

“Đạo hạnh và trí thức của sư bà Diệu Không tỏa chiếu trên con đường hành đạo...Thiết nghĩ trong nhà đạo của chúng ta có được nhiều bậc tu hành tài đức như sư bà Diệu Không, chắc hẳn Phật pháp phát triển vững mạnh và lâu dài”: Hòa thượng Thích Trí Quảng - trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM, phó pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo VN - đúc kết.

Sư bà Diệu Không sinh năm 1905, quê làng An Truyền (Phú Vang, Thừa Thiên), thế danh là Hồ Thị Hạnh, xuất thân trong một gia đình trâm anh thế phiệt, là con gái quan thượng thư Hồ Đắc Trung - đại thần triều Nguyễn, em gái của các nhà trí thức lớn như: cử nhân Hán học Hồ Đắc Khải, luật gia Hồ Đắc Điềm, bác sĩ Hồ Đắc Di, dược sĩ Hồ Đắc Ân.

Một gia đình mà Hồ Chủ tịch gọi là "đại trí thức".

Bà đã trải qua một cuộc hôn nhân "không vì tình yêu đôi lứa", mà chủ yếu để chăm nom 5 đứa con mồ côi mẹ của ông Cao Xuân Xang - con trai quan thượng thư bộ học Cao Xuân Dục.   

Sư bà xuất gia nhập đạo vào năm 1932 với pháp tự Diệu Không, kể từ đó bà bắt đầu một cuộc đời tận hiến cho đạo pháp và dân tộc.

Các hoạt động của bà không chỉ trong việc tu học và hành đạo, mà rộng mở như một nhà hoạt động xã hội, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục...

Bà là một trong những thành viên tích cực thành lập An Nam Phật Học Hội tại Huế vào năm 1932 - một tổ chức gắn liền với cuộc chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ 20 - cùng việc thành lập tạp chí Liên Hoa nổi tiếng một thời.

Bà cũng đã đi khắp miền Trung và miền Nam để hoằng pháp và thành lập nhiều ni viện - nơi tu hành của nữ tu sĩ. Bà cùng với nữ sử Đạm Phương (Huế) thành lập Nữ Công Học Hội vào năm 1926 để dạy nghề cho phụ nữ.

Bà tham gia thành lập nhiều trường đại học Phật giáo và các trung tâm văn hóa Phật giáo như: Đại học Vạn Hạnh (Sài Gòn), Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán (Huế), Học viện Phật giáo tại Huế.

Chân dung sư bà Diệu Không khi về già

Dù chỉ học xong trung học ở Trường nữ trung học Đồng Khánh, nhưng trình độ học vấn và Hán học của bà rất uyên thâm.

Bà đã dịch các bộ kinh luận của Phật giáo Đại thừa như: Lăng Già tâm ấn, Đại Trí Độ luận, Trung Quán luận lược giải...

Khi chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, bà đã xin tự nguyện tự thiêu để bảo vệ chánh pháp nhưng không được Giáo hội Phật giáo chấp thuận.

Bà cũng là người đứng ra vận động thành lập các cô nhi viện lớn ở Huế, Đà Nẵng, Tuy Hòa, Nha Trang, Bình Thuận, Sài Gòn... để chăm nom trẻ mồ côi, trẻ nạn nhân chiến tranh. Hoạt động từ thiện cứu giúp đồng bào nghèo khổ, hoạn nạn diễn ra gần như suốt cả cuộc đời bà.

"Xét trên mọi phương diện, ni trưởng là một tu sĩ có một không hai" là lời hai môn đệ của bà là Tâm Chơn - Tâm Hương trong một bài tham luận tại cuộc tọa đàm.

10-10-su-ba-dieu-khongtu-si-dac-biet-4-1507637216841

Cuốn sách viết về sư bà Diệu Không được nhiều bạn đọc tìm đến 

Lúc 2h sáng 24-9-1997, sư bà Diệu Không đã trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ 93 tuổi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Vì sao nhiều Phật tử tin rằng Ấn Quang Đại sư là hoá thân của Đại Thế Chí Bồ Tát?

Chân dung từ bi 13:50 24/01/2024

Để biết được lý do tại sao phải bắt đầu từ câu chuyện mà Tuyên Hóa Thượng Nhân đã kể về Ấn Quang Đại Sư.

Xem thêm