Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 10/05/2020, 09:27 AM

Hoa ưu đàm là gì?

Theo kinh Pháp Hoa văn cú: "Ưu đàm là loại hoa thiêng, ba ngàn năm mới nở một lần, mỗi lần hoa nở thì có Đức Phật ra đời".

Hoa ưu đàm theo báo Đại Kỷ Nguyên dưới giác độ khoa học thực chứng

Hoa ưu đàm được nhắc đến trong kinh điển như thế nào?

Theo truyền thuyết trong kinh Phật, có một loài hoa gọi là Udumbara, viết theo mẫu devanāgarī: उदुम्बर. Udumbara có nghĩa là một loài hoa mang điềm lành từ Trời, và sự xuất hiện của hoa Udumbara là dấu hiệu cho biết Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã đến, để lại Phật Pháp trong thế giới này.

उदुम्बर, Udumbara là biến cách của uḍumbara. Udumbara được phiên âm ra âm Hán Việt thành: Ưu đàm ba la, Ô đàm bát la, Uất đàm, Ưu đàm… Hoa Ưu đàm được người ta gọi bằng những tên khác nhau như: Ưu đàm bát hoa, Ưu đàm Bạt La Hoa, gọi tắt là Đàm hoa, hay Linh thụy hoa, Thụy ứng hoa, Không khởi hoa.

Theo kinh Pháp Hoa văn cú: "Ưu đàm là loại hoa thiêng, ba ngàn năm mới nở một lần, mỗi lần hoa nở thì có Đức Phật ra đời". Do đó, Hoa Ưu đàm thường được làm ảnh dụ cho sự kiện xuất thế của Đức Thế Tôn, mà trong một số kinh khác của nhà Phật có ghi như: Tạp A Hàm (26) | Đại Bát Nhả Ba La Mật Đa (171) | Kinh Hoa Nghiêm bản tân dịch (80)|Kinh Tô Yết Địa Tất La |Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa (3) | Pháp Hoa Văn Cú (4) |Huyển Ứng Âm Nghĩa (21) |Kinh Đại Bát Niết Bàn | Kinh Pháp Hoa chương 2 và 27…

Cây Sung, Udumbara, Ficus Glomerata. Theo kinh sách thì cây này chính là cây ưu đàm.

Cây Sung, Udumbara, Ficus Glomerata. Theo kinh sách thì cây này chính là cây ưu đàm.

Từ điển Phật học Huệ Quang (tập VII, tr.5943) ghi: “Ưu đàm, tên khoa học Ficus Glomerata, thực vật ẩn hoa thuộc họ Cây dâu. Thân cây cao hơn 3 mét”. Từ điển Phật học Hán Việt (Nxb Khoa Học Xã Hội) ghi: “Cây ưu đàm mọc ở các nơi như núi Himalaya, cao nguyên Deccan và nước Sri Lanka… Thân cây cao hơn một trượng, lá có hai thứ: một thứ phẳng trơn, một thứ thô nhám, cả hai thứ đều dài khoảng 4,5 tấc, nhọn đầu. Hoa lưỡng tính rất bé, mọc kín ở lõm sâu trong đài hoa, nên thường nhầm là loại cây không hoa. Hoa xếp như nắm tay hoặc như ngón tay cái, thành chùm hơn chục đóa, ăn được nhưng vị không ngon”.

Ưu đàm trong Kinh tạng Pàli, HT.Thích Minh Châu dịch và chú giải là cây sung (tên khoa học là Ficus Glomerata): “Ví như cây bồ-đề, cây bàng, cây sanh (pilakka), cây sung (udumbara)…; những cây lớn này, này các Tỷ-kheo, sanh từ hột giống nhỏ, có thân cây lớn, lớn lên bao trùm các cây khác”. (Kinh Tương ưng bộ V, chương 2, phẩm Triền cái, phần Cây, Nxb Tôn Giáo, 2000, tr.153). “Ví như, một người đem củi khô từ cây saka lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra. Và một người khác đem củi khô từ cây sala lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra. Rồi có một người khác đem cây củi khô từ cây xoài lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra.  Rồi có một người khác đem cây củi khô từ cây udumbara (cây sung) lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra” (Kinh Trung bộ II, kinh Kannakatthala, số 90, Viện NCPHVN ấn hành năm 1992, tr.635).

Rõ ràng, xét theo kinh điển Phật giáo thì ưu đàm là một loài cây lớn, có cành lá xanh tốt. Chính cây ưu đàm đã che mát cho Phật Câu Na Hàm Mâu Ni trong khi Ngài tọa thiền và chứng đạt giác ngộ tối thượng. “Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Konagamana (Phật Câu Na Hàm Mâu Ni) bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây udumbara (ô-tam-bà-la)” (Trường bộ kinh, kinh Đại Bổn, Viện NCPHVN ấn hành năm 1991, tr.436).

Mặc dù kinh điển Phật giáo không mô tả hình dáng cụ thể của hoa ưu đàm nhưng trong chừng mực nào đó chúng ta đã xác định được cây ưu đàm là loài cây cao lớn (theo HT.Thích Minh Châu như đã dẫn ở trên là cây sung). Những cái gọi là “hoa ưu đàm” mọc khắp nơi hiện nay chắc chắn không phải là hoa ưu đàm theo như kinh Phật đã nói.

Hoa ưu đàm xuất hiện khi nào?

Loài hoa thiên mang điềm lành chiêu cảm, thế gian không có. Nếu Đức Phật ra đời hay có bậc Luân vương xuất thế, thì lọai hoa này xuất hiện như một điềm báo trước, mà Pháp hoa văn cú có ghi: "Ưu đàm là loại hoa linh thiêng, ba ngàn năm mới nở một lần, mỗi lần hoa nở thì có Đức Phật ra đời". Từ những đặc điểm này, người ta lấy hình ảnh của hoa Ưu đàm để làm biểu trưng cho một điềm xuất thế hiếm có của Bậc thánh nhân hay Hiền triết đã đạt được sự giác ngộ, trong Văn học và kinh điển Phật giáo.

Thời gian được thể hiện trên nhiều cấp độ trong những chu kỳ được phân tầng với các mức khác nhau, từ những năm của nhân loại cho đến những năm của Phạm thiên. Quá trình chuyển động sáng tạo và suy tàn của từng chu kỳ trong vũ trũ, chỉ là một trạng thái tổng thể của: Thành, Trụ, Hoại, Không, được kết lại từ những yếu tố khác nhau của chính nó. Trong sự thay đổi vô thường này mà luật nhân duyên đã được hình thành và chỉ rõ mọi hiện tượng tâm lý và vật lý tạo nên đời sống, đều nằm trong một mối liên hệ với nhau. Cái này tồn tại thì cái kia hình thành. Cái này phát sinh thì cái kia phát sinh. Cái này không tồn tại thì cái kia không hình thành. Cái này diệt thì cái kia diệt.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Các yếu tố này có thể tạo cho nhân loại những chu kỳ có liên quan đến cuộc cách mạng của toàn bộ hệ thống để bắt đầu làm lại kỷ nguyên của sự thật một lần nữa. Trong Kinh Pháp Diệt Tận cũng có ghi những lời cung thỉnh Đức Phật của Ngài A Nan như sau:

"Bạch Thế tôn, từ trước đến nay bất lúc kỳ khi nào Thế tôn thuyết pháp, ánh sáng oai nghi của Thế tôn đều tự nhiên xuất hiện, nhưng hôm nay trong đại chúng, không thấy ánh hào quang ấy từ Thế tôn tỏa ra nữa, chắc hẳn có nhân duyên gì, chúng con mong muốn nghe Đức Thế tôn giảng giải."

Đức Phật vẫn im lặng không trả lời, cho đến khi A Nan cầu thỉnh đến ba lần, lúc đó Đức Phật mới bảo A Nan: "Sau khi Như Lai nhập niết bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếu, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất thịnh hành, ma quỷ biến thành sa môn, xuyên tạc phá hoại giáo pháp của ta. Chúng mặc y phục thế tục, ưa thích y phục đẹp đẽ, cà sa sặc sỡ, uống rượu, ăn thịt, giết hại sinh vật tham đắm mùi vị, không có lòng từ, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau…

Khi giáo pháp của ta sắp biến mất, cũng giống như ngọn đèn dầu tỏa sáng lên trong chốc lát trước khi tàn lụi, chánh pháp cũng bừng sáng rồi suy tàn, Từ đó về sau khó nói chắc được điều gì sẽ xảy ra.

Thời kỳ này sẽ kéo dài và khi Đức Di Lặc sắp thị hiện ở thế gian để thành vị Phật tiếp theo, các cõi nước đều được hoàn toàn an vui. Khí độc sẽ bị tiêu tán, mưa nhiều và đều đặn, năm thứ cốc loại tươi tốt, cây cối sum suê cao lớn, và loài người sẽ cao hơn, tuổi thọ trung bình của con người sẽ tâng thêm…"

Tháng 4 – Mùa hoa Sala về!

Ngài A Nan cung thỉnh Đức Phật: "Bạch Thế tôn, chúng con nên gọi Kinh này là gì, và làm thế nào để phụng trì kinh ấy?"

Đức Phật bảo: "Này A Nan, kinh này gọi là Pháp Diệt Tận. Hãy dạy cho mọi người truyền bá rộng rãi kinh này. Những ai truyền bá kinh nầy, công đức của những người ấy không thể nghĩ bàn, không thể nào tính đếm được."

Mạt pháp là thời kỳ cuối cùng của một nền tôn giáo đang bị suy thoái. Người tu lầm lạc, khó đạt thành qủa. Sống trong thời đại suy thoái về mặt tinh thần đạo đức. Sự sợ hãi đã trở thành một vấn đề cụ thể mà người ta thường xuyên lo lắng. Tuyệt vọng và hy vọng cho cuộc sống tiếp theo trong tình trạng bất ổn xã hội, là những chủ đề quan trọng làm cho con người luôn suy nghĩ đến.

Vì sợ sự hành đạo và sống đạo của người con Phật bị thoái hoá tinh thần, và phải chịu thiêu diệt dưới những lữa ác độc trong thời kỳ sắp kết thúc của mạt pháp. Đức Phật đã có trình bày ý niệm này rất đầy đủ chi tiết trong Kinh A Di Đà.

Qua những lời cung thỉnh Đức Phật của Ngài A Nan và những câu trả lời của Đức Phật là điềm ứng hiệu cho sự sắp ra đời của Đức Di Lặc ở thế gian để thành vị Phật tiếp theo. Hoa Vô ưu hằng năm vẫn nở, Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh dưới cội Vô ưu trong vườn Lâm Tỳ Ni lịch sử đã ghi. Một bậc Giác ngộ đã xuất hiện đã để lại cho đời những bộ kinh điển, thì việc Hoa Ưu đàm nở, sẽ trở thành đại sự nhân duyên gắn liền với những trang Phật học mới qua sự hướng dẫn của Đức Phật tương lai.

Ưu đàm ba la, Ô đàm bát la, Uất đàm, Ưu đàm… là những âm Hán Việt, được phiên âm từ Udumbara trong Phạn ngữ, viết theo mẫu devanāgarī: उदुम्बर. Theo tương truyền Hoa Ưu đàm hay Linh Thoại Hoa không có trên thế gian, nhưng loài cây có hoa, quả, mang tên Udumbara cũng có nhiều huyền thoại và công dụng y học trong dương gian này. Sự tương đồng với biểu tượng của một vị thần đặc biệt hoặc tên của một nhà hiền triết hay một bậc đã đạt được quả vị Phật thường được liên kết với tên của những cây thiêng liêng, trong nền văn hóa cổ của Ấn Độ.

Thí dụ như: Cây Assattha (Ficus religiosa) là cây gắn liền với tên của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Cây Nyagrodha (Ficus bengalensis) là cây nói lên, nơi đạt được sự giác ngộ của Đức Phật Kasyapa. Cây Ưu Đàm (Ficus glomerata) là cây, mà Đức Phật Kanakamuni (còn gọi là Konagamana) đã thành đạo dưới gốc của nó. Cây Sirisa (Albizzia labbek) là cây, nơi mà Đức Phật Krakuchhanda đã thành tựu Phật quả. Cây Pātalī là cây, nơi mà Ðức Phật Vipassī đã đắc đạo…

Đức Phật không phải là vị thần linh, thượng đế

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Kiến thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Kiến thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Kiến thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Tám phước báo của người không nói lời hung ác

Kiến thức 13:15 23/04/2024

Phật dạy người nào lìa được lời nói hung dữ, tức là không la mắng chửi rủa người thì được tám món tịnh nghiệp.

Xem thêm