Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 29/04/2020, 15:20 PM

Học sinh lớp 4 thắp lên tinh thần Việt cùng 'Tuổi thơ dữ dội'

“Tuổi thơ dữ dội" là truyện dài của nhà văn Phùng Quán, được viết ròng rã trong suốt 18 năm (1968 – 1986). Trong suốt 24 năm qua, tác phẩm này đã gắn bó với nhiều thế hệ của tuổi thơ Việt Nam, cả bằng hình thức in ấn xuất bản và điện ảnh.

Bài ca ý chí về con người trong đại dịch

Trước sức hấp dẫn quá lớn của “Tuổi thơ dữ dội”, học sinh Nguyễn Đăng Bảo (lớp 4T, trường Tiểu học Ban Mai, Hà Nội) đã thực hiện một video hùng biện, chia sẻ những tâm đắc của em về tập sách dày gần 800 trang của Phùng Quán.

Video được các giáo viên trong trường đánh giá cao, với giọng kể hấp dẫn, lưu loát, lời văn vừa cô đọng, vừa thể hiện rõ nét cảm xúc, góc nhìn ấn tượng cũng như những thông điệp muốn nhắn nhủ của người thực hiện.

Nguyễn Đăng Bảo thực hiện giới thiệu sách tại nhà với tinh thần ngày chiến thắng 30/4 trong những ngày phòng tránh dịch Covid-19. - ảnh cắt từ video.

Nguyễn Đăng Bảo thực hiện giới thiệu sách tại nhà với tinh thần ngày chiến thắng 30/4 trong những ngày phòng tránh dịch Covid-19. - ảnh cắt từ video.

Vốn là một cậu học trò thông minh, khả năng làm chủ sân khấu tốt nên ở trường, Nguyễn Đăng Bảo không chỉ gây ấn  tượng với các thành tích cao trong học tập, mà còn bởi hình ảnh một MC dí dỏm, xử lý tình huống tốt trong các giờ chào cờ đầu tuần cũng như những sự kiện, hoạt động của Ban thiếu nhi.

“Việc thực hiện một video giới thiệu sách để truyền cảm hứng tích cực trong thời điểm hướng đến tinh thần ngày 30/4 và sự chung tay đồng lòng của gia đình, nhà trường và toàn xã hội để chiến thắng dịch bệnh như thế này thực sự là một việc làm ý nghĩa” – cô Nguyễn Thị Thanh Nương – Phó Hiệu trưởng nhà trường bày tỏ.

Phật giáo với tuổi thơ

Theo cô Nguyễn Thị Ngọc, giáo viên chủ nhiệm lớp 4T thì thời gian qua rất nhiều học sinh nhắn tin qua tài khoản zalo, facebook của bố mẹ nói nhớ trường, nhớ lớp, nhớ bạn bè thầy cô. “Nỗi nhớ này đến từ cả hai phía, vì chính thầy cô cũng rất nhớ học trò. Video của Đăng Bảo đã góp phần động viên mỗi người giữ vững niềm tin trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh của toàn dân tộc – như ý chí và tinh thần yêu nước của các nhân vật trong “Tuổi thơ dữ dội” vậy!” – Cô Ngọc nói.

Chị Phạm Lan Anh (Hà Đông, Hà Nội) – mẹ của Đăng Bảo chia sẻ: Ngay từ khi biết thời gian nghỉ học vì dịch bệnh sẽ kéo dài, con trai đã chủ động nói với mẹ sẽ làm không để lãng phí thời gian này, mà làm cho nó trở nên thật ý nghĩa. Và bên cạnh việc học online, con đã dành phần lớn thời gian cho đọc sách.

Đăng Bảo với vai trò MC trong giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần tại trường Tiểu học Ban Mai - ảnh Lương Đình Khoa.

Đăng Bảo với vai trò MC trong giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần tại trường Tiểu học Ban Mai - ảnh Lương Đình Khoa.

“Con có hỏi cuốn sách nào mà tuổi thơ mẹ từng đọc và thích nhất. Tôi trả lời là “Tuổi thơ dữ dội” của nhà văn Phùng Quán. Và con đã  dành thời gian đọc liền một tuần hết gần 800 trang sách” – người mẹ trẻ nói.

Điều này cũng được Đăng Bảo nhắc đến trong video của mình: “Sách dày gần 800 trang, mà tôi đã đọc liên tục không muốn dừng lại, bị lôi cuốn bởi những nhân vật rất đỗi ngây thơ nhưng rất đỗi anh hùng, những sự việc khi thì ly kỳ, khi thì hài hước, xúc động đến ứa nước mắt.

Tất cả những ai đã từng đọc tác phẩm này – bà tôi, mẹ tôi cho đến tôi đều không ngăn được sự xúc động và những giọt nước mắt cảm thương, cảm phục. Đây thực sự là một câu chuyện khơi dậy trong mỗi người tình yêu đất nước và niềm trân trọng ký ức tuổi thơ”.

Đăng Bảo thường xuyên là người thực hiện đón các đoàn giáo viên, học sinh quốc tế đến thăm trường với vai trò là người dẫn tour và chia sẻ bằng Tiếng Anh - ảnh Lương Đình Khoa.

Đăng Bảo thường xuyên là người thực hiện đón các đoàn giáo viên, học sinh quốc tế đến thăm trường với vai trò là người dẫn tour và chia sẻ bằng Tiếng Anh - ảnh Lương Đình Khoa.

Đức Phật với tuổi thơ nhìn từ tranh vẽ

Theo Đăng Bảo, “Tuổi thơ dữ dội” là cuốn sách tập hợp những trái tim yêu nước thuần khiết nhất, non dại nhất và cũng đẹp đẽ nhất, giúp em hiểu thế nào là tình yêu đất nước xuất phát từ tình yêu người thân, yêu gia đình, yêu làng xóm; biết được tình yêu nước được lan tỏa như thế nào.

Khép lại phần chia sẻ của mình, cậu học trò đã mượn câu nói của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, so sánh tuổi thơ như một viên ngọc quý được thời gian dành riêng để ban tặng cho con người, và nhắn gửi thông điệp tới bạn bè: “Viên ngọc quá màu nhiệm, trong sáng nhưng mong manh, không thể tìm thấy lần thứ hai trong đời. Đã có những thế hệ người Việt chưa bao giờ cầm viên ngọc đó trên tay. “Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quán được viết cho những thế hệ đó. Các bạn hãy đọc để nhớ lại, tự hào về một phần lịch sử tuổi thơ Việt”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Gieo mầm thiện 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Xem thêm