Thứ sáu, 10/07/2020, 10:19 AM

Học thấu hiểu và thông cảm

Thông cảm là một ứng dụng của lòng từ bi. Ta hiểu rõ tại sao trong hoàn cảnh đó, người ta đã làm những việc lẽ ra không nên làm. Có thông cảm chúng ta mới có thể cùng dắt dìu nhau vượt qua những khó khăn.

>>Phật giáo và người trẻ

Thông cảm là một biểu hiện của sự hiểu biết do thấy được những nguyên nhân tâm lý, nguyên nhân gia đình, nguyên nhân xã hội đã đưa đến tội lỗi. Thay vì ghét bỏ, thù hận, xung đột, loại trừ, người tu học Phật tự đặt mình vào tình huống của người có lỗi để thấu hiểu tâm can của người đó. Từ đó ta mới trải nghiệm được những cảm thông sâu sắc đối với người đã trót sa ngã.

Thông cảm là một biểu hiện của sự hiểu biết do thấy được những nguyên nhân tâm lý, nguyên nhân gia đình, nguyên nhân xã hội đã đưa đến tội lỗi.

Thông cảm là một biểu hiện của sự hiểu biết do thấy được những nguyên nhân tâm lý, nguyên nhân gia đình, nguyên nhân xã hội đã đưa đến tội lỗi.

Trong đạo Phật Đại thừa, tên Bồ tát Avalokitesvara được ngài Huyền Trang dịch là Quán Tự Tại, trong khi ngài Cưu Ma La Thập dịch là Quán Thế Âm.

Bài liên quan

Quán Tự Tại là rũ bỏ mọi chấp trước, đối diện trước nỗi khổ niềm đau và lắng nghe những lời đề nghị được giúp đỡ của người đang gặp vướng mắc.

Quán Thế Âm là cách dịch sát nghĩa hơn, bộc lộ được bản chất của sự thấu hiểu và thông cảm tốt hơn. Quán Thế Âm nghĩa là quán sát âm thanh khổ đau của cuộc đời, ở đây là tiếng kêu cứu của những con người cụ thể. Họ có thể là những người phạm pháp, những kẻ tội lỗi, bất hạnh, gặp tai ương trong đời, những người thiếu trí tuệ… gặp phải ách nạn thì kêu cứu. Đồng cảm lắng nghe những nỗi lòng thương tâm đó, chúng ta phát huy được hai năng lực là từ và bi. Bi là thông cảm với nỗi khổ niềm đau của tha nhân. Từ là nỗ lực chữa lành vết thương và mang lại hạnh phúc cho người khác. Phụ nữ, đặc biệt là các bà mẹ đều có tâm bi. Nhưng tâm từ bao giờ cũng được phát sinh từ trí tuệ.

Thay vì ghét bỏ, thù hận, xung đột, loại trừ, người tu học Phật tự đặt mình vào tình huống của người có lỗi để thấu hiểu tâm can của người đó.

Thay vì ghét bỏ, thù hận, xung đột, loại trừ, người tu học Phật tự đặt mình vào tình huống của người có lỗi để thấu hiểu tâm can của người đó.

Cả hai dịch ngữ Quán Tự Tại và Quán Thế Âm đều liên hệ ít nhiều sự chú tâm, nhìn sâu để hiểu thấu đáo ngọn nguồn và cảm thông với người đang khổ đau. Nhờ có hiểu và thông cảm thấu đáo, ta không quay lưng với các bất hạnh mà người khác đang vướng kẹt.

Bài liên quan

Những đổ vỡ hạnh phúc gia đình, những gập ghềnh trong các quan hệ xã hội phần lớn đều do chúng ta cố tình không hiểu hoặc hiểu sai. Chúng ta không thông cảm, không nhân nhượng, không lắng nghe. Như thế, ta sẽ làm cho mọi việc xấu đi thêm.

Hồi tháng 7 và tháng 8 năm 2014, Phật giáo Việt Nam phải chịu một cơn lốc ào ạt từ một số phương tiện truyền thông qua vụ bảo mẫu Trang ở chùa Bồ Đề lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của nhà chùa đã buôn bán trẻ em. Khi sự việc xảy ra trong khuôn viên của chùa Bồ Đề, người ta đã khó thông cảm với Ni sư Đàm Lan, trụ trì ngôi chùa. Một số nhà báo còn cố tình dùng cụm từ “vụ mua bán ở chùa Bồ Đề”, trong khi sự thật đúng sai phải được phán quyết bởi tòa án. Các nhà báo đó ít khi dùng từ “bị cáo” hay “cáo buộc”, họ hay gọi thẳng là “tội phạm”. Nói khác đi, họ tự cho mình chức năng định tội.

Đồng cảm lắng nghe những nỗi lòng thương tâm đó, chúng ta phát huy được hai năng lực là từ và bi.

Đồng cảm lắng nghe những nỗi lòng thương tâm đó, chúng ta phát huy được hai năng lực là từ và bi.

Buôn người là một trong những tội danh tầm quốc tế. Đức Phật liệt nó vào những nghề xấu nhất cần phải xa lánh. Buôn bán trẻ em lại càng đáng lên án nhưng không vì thế mà ta bừa bãi trong sử dụng ngôn từ, xuyên tạc sự thật. Thay vì miêu tả chính xác “vụ bảo mẫu Trang buôn bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề” thì một số nhà báo thiếu đạo đức nghề nghiệp lại viết “chùa Bồ Đề bán trẻ em”.

Bài liên quan

Ngày 22/08/2014 nếu ta gõ vào Google cụm từ “chùa Bồ Đề bán trẻ em”, sẽ có khoảng trên hai triệu người truy cập. Điều này cho thấy có một sự ngộ nhận quá lớn, cơn bão tố này đã quét trụi các hoạt động từ thiện của chùa Bồ Đề trong suốt mấy chục năm qua và khiến cho rất nhiều người thui chột lòng từ bi, mất niềm tin đối với các cơ sở từ thiện nói chung và từ thiện Phật giáo nói riêng. Đó là những ác ý cần được lên án. Đó cũng là thiếu đạo đức trong truyền thông.

Các nhà báo này chẳng những không thấu hiểu và thông cảm về tệ nạn mà còn lợi dụng vào sức bật của truyền thông để giết chết lòng từ bi của nhà chùa.

Những đổ vỡ hạnh phúc gia đình, những gập ghềnh trong các quan hệ xã hội phần lớn đều do chúng ta cố tình không hiểu hoặc hiểu sai.

Những đổ vỡ hạnh phúc gia đình, những gập ghềnh trong các quan hệ xã hội phần lớn đều do chúng ta cố tình không hiểu hoặc hiểu sai.

Vì thế thông cảm là một ứng dụng của lòng từ bi. Ta hiểu rõ tại sao trong hoàn cảnh đó, người ta đã làm những việc lẽ ra không nên làm. Có thông cảm chúng ta mới có thể cùng dắt dìu nhau vượt qua những khó khăn.

Bài liên quan

Ở đây phải thấy rất rõ không chỉ các cháu nằm trong danh sách bị buôn bán ở chùa Bồ Đề là nạn nhân. Ni sư Đàm Lan trụ trì chùa Bồ Đề, các tăng ni Phật giáo làm công việc    từ thiện trên toàn quốc đều là nạn nhân của việc truyền thông thiếu chính xác do sử dụng ngôn ngữ sai lệch một cách cố ý. Trong vụ việc này, những nhà báo cố tình xuyên tạc bản chất sự thật thật ra cũng làm một việc tệ không kém hành động bán trẻ em ở chùa Bồ Đề vì họ bán đứng lương tâm, họ chụp mũ, quy kết sai mà lẽ ra công việc đó phải để tòa án phán quyết.

Người có tâm cảm thông sẽ tránh được những quy kết sai, những gán ghép tội trái với lương tâm. Nhờ đó, chúng ta mới góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh và tốt đẹp.

Người có tâm cảm thông sẽ tránh được những quy kết sai, những gán ghép tội trái với lương tâm. Nhờ đó, chúng ta mới góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh và tốt đẹp.

Bài liên quan

Đương nhiên nhà chùa cũng phải có trách nhiệm trực tiếp và chính yếu trong vụ buôn bán, mặc dù nhà chùa cũng là nạn nhân. Trách nhiệm còn thuộc về các cơ quan chức năng như Sở lao động và thương binh Hà Nội, Phòng lao động và thương binh huyện Long Biên, phường sở tại, các lãnh đạo các cấp của phường và huyện nơi chùa Bồ Đề trực thuộc. Không thể đổ lỗi đơn thuần cho ni sư trụ trì, mặc dù ni sư là người trực tiếp phải chịu trách nhiệm khi có sự việc gì xảy ra ngoài tầm kiểm soát của luật pháp.

Người có tâm cảm thông sẽ tránh được những quy kết sai, những gán ghép tội trái với lương tâm. Nhờ đó, chúng ta mới góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh và tốt đẹp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người đàn ông 10 tháng đau đớn vì ung thư, mỉm cười ra đi sau hơn 1 giờ hộ niệm

Phật giáo và người trẻ 16:45 25/11/2024

Khi vừa hộ niệm được chừng mấy chục phút, chú Thu bỗng nhiên giơ hai ngón tay lên và nói với mọi người rằng mình sẽ ra đi vào lúc 2h chiều. Tiếp tục hộ niệm tới khoảng 2h kém 15p thì chú ấy tắt thở ra đi một cách rất nhẹ nhàng.

Sự oán hận của vong hồn thai nhi

Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024

Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.

Đi chùa sám hối?

Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024

Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.

Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao

Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024

Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.

Xem thêm