Chủ nhật, 24/02/2019, 19:00 PM

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và bài học về 'cách để yêu': Muốn yêu cần thấu hiểu!

Bản chất của sự ân cần đầy âu yếm là có thể mang đến cho người khác niềm hạnh phúc. Bạn có thể là tia nắng Mặt Trời đối với người khác. Bạn không thể mang đến hạnh phúc cho người khác cho tới khi bản thân bạn cũng hạnh phúc.

Tình yêu chính xác nghĩa là gì?

Chúng ta sử dụng những định nghĩa hay nhất cho nó; chúng ta kiểm tra khía cạnh tâm lý học của nó và phác thảo nó trong những khung triết lý; chúng ta thậm chí còn nghĩ ra một công thức toán học để có được tình yêu. Tuy nhiên, có lẽ bất cứ ai mà đã từng toàn tâm toàn ý nắm lấy cú nhảy về niềm tin (a leap of faith) này đều hiểu rằng tình yêu vẫn là một điều bí ẩn – có lẽ là điều bí ẩn của trải nghiệm loài người (human experience).

Học cách trải nghiệm điều bí ẩn này với toàn bộ con người thực của chính chúng ta – để thể hiện với nó sự rõ ràng một cách tuyệt đối của ý định – là vũ điệu của cuộc sống.

Trong cuốn sách “How to Love” (tạm dịch: Cách để yêu) của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một bộ sưu tập ngôn từ đơn giản, nhỏ gọn về những sự thật ngầm hiểu vô cùng sáng suốt của ông về tiềm lực đáng giá nhất và phức tạp nhất của con người.

Yêu một người là thấu hiểu hấu hiểu đầy đủ những đau khổ (suffering) của anh ấy hoặc cô ấy

Yêu một người là thấu hiểu hấu hiểu đầy đủ những đau khổ (suffering) của anh ấy hoặc cô ấy

Bài liên quan

Quả thật, kết hợp với việc áp dụng vào thực tế những lời dạy của đạo Phật, ông đã truyền tải những sự pha trộn được tinh lọc kỹ càng của sự rõ ràng, bằng cách sử dụng ngôn ngữ và phép ẩn dụ cơ bản để giải quyết mối quan tâm cơ bản nhất của con người. Để hiểu được những lời dạy này, một người buộc phải chủ động cam kết sẽ không để bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa Khuyển nho của phương Tây – một cơ chế tự bảo vệ đầy sai lầm của chúng ta sẵn sàng bác bỏ bất cứ thứ gì đích thực, thẳng thắn mà đơn giản và chất phác – thậm chí, hoặc chính xác là bởi vì chúng ta đều biết rằng tất cả những điều đích thực và thành thật đơn giản đều bởi vì chúng đích thực và thành thật.

Trọng tâm các lời dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đó là ý tưởng: “Thấu hiểu là tên gọi khác của tình yêu” – rằng để yêu một người khác có nghĩa là phải thấu hiểu đầy đủ những đau khổ (suffering) của anh ấy hoặc cô ấy (“suffering” có vẻ nặng nề, nhưng trong Đạo Phật, nó ám chỉ bất cứ điều gì khiến chúng ta cảm thấy hoàn toàn không thỏa mãn – có thể là về mặt thể chất, hoặc tinh thần hoặc tâm cảm). Rốt cuộc, thấu hiểu điều mọi người cần – thậm chí là nếu hiểu được điều này dù chỉ về mặt lý thuyết, chúng ta cũng có thể thường xuyên chạm tới một góc nhỏ của những mê muội để vươn tới một hiểu biết rộng mở hơn. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã minh họa sự không phù hợp của những mức độ này với một ẩn dụ rất đúng đắn:

Nếu bạn cho một nhúm muối vào một chén nước thì nó sẽ trở thành thứ không thể uống được. Nhưng nếu bạn đổ một nhúm muối vào một dòng sông thì mọi người vẫn tiếp tục lấy nước để nấu nướng, tắm rửa và uống. Dòng sông rộng lớn và nó có khả năng nhận lấy, ôm trọn và chuyển đổi. Khi trái tim của chúng ta nhỏ, hiểu biết và lòng trắc ẩn của chúng ta bị giới hạn, và chúng ta đau khổ. Chúng ta không thể chấp nhận hoặc tha thứ cho những người khác và những thiếu sót của họ, và chúng ta đòi hỏi họ thay đổi. Nhưng khi trái tim của chúng ta rộng mở, những thứ đó sẽ không còn khiến chúng ta đau khổ nữa. Chúng ta có nhiều hiểu biết và lòng trắc ẩn hơn và có thể đón nhận những người khác. Chúng ta chấp nhận con người thật của họ và khi đó, họ có cơ hội để thay đổi.

Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để mở rộng trái tim?

Khi chúng ta nuôi dưỡng và hỗ trợ cho hạnh phúc của riêng mình, chúng ta đang nuôi dưỡng khả năng yêu của chúng ta. Đó là lý do tại sao tình yêu có nghĩa là học hỏi nghệ thuật nuôi dưỡng hạnh phúc.

Thấu hiểu nỗi đau khổ của một người là món quà tuyệt vời nhất bạn có thể dành tặng cho người đó. Thấu hiểu là tên gọi khác của tình yêu. Nếu bạn không thấu hiểu, bạn không thể yêu.

Tuy nhiên, bởi vì tình yêu là một “tương tác tích cực” có thể được học hỏi nên chúng ta hình thành những khuôn mẫu của sự thấu hiểu – và hiểu lầm – đầu đời, bởi sự thẩm thấu và bắt chước hơn là tạo ra nó bằng nhận thức. Lặp lại điều mà triết lý phát triển phương Tây nói về vai trò của “sự cộng hưởng tích cực” trong học hỏi tình yêu, thiền sư Thích Nhất Hạnh viết:

Nếu bố mẹ của chúng ta không yêu và hiểu nhau thì làm sao chúng ta biết tình yêu trông như thế nào? Gia tài quý giá nhất mà bố mẹ dành cho con cái đó chính là hạnh phúc của riêng họ.

Bố mẹ của chúng ta có thể để lại cho chúng ta tiền, nhà cửa và đất nhưng có lẽ họ không phải là những người hạnh phúc. Nếu bố mẹ của chúng ta hạnh phúc thì đó là món quà thừa kế giá trị nhất mà chúng ta được nhận lấy.

Gia tài quý giá nhất mà bố mẹ dành cho con cái đó chính là hạnh phúc của riêng họ. Bố mẹ của chúng ta có thể để lại cho chúng ta tiền, nhà cửa và đất nhưng có lẽ họ không phải là những người hạnh phúc. Nếu bố mẹ của chúng ta hạnh phúc thì đó là món quà thừa kế giá trị nhất mà chúng ta được nhận lấy.

Gia tài quý giá nhất mà bố mẹ dành cho con cái đó chính là hạnh phúc của riêng họ. Bố mẹ của chúng ta có thể để lại cho chúng ta tiền, nhà cửa và đất nhưng có lẽ họ không phải là những người hạnh phúc. Nếu bố mẹ của chúng ta hạnh phúc thì đó là món quà thừa kế giá trị nhất mà chúng ta được nhận lấy.

Ông cũng chỉ ra sự khác biệt cốt lõi giữa mê đắm – thứ mà thay thế bất cứ hiểu biết thực tế về một người với khả năng tưởng tượng về con người anh ấy hoặc cô ấy có thể của chúng ta – và tình yêu đích thực:

Thường, chúng ta phải lòng những người khác không phải bởi vì chúng ta thực sự yêu và hiểu họ, mà là họ khiến chúng ta bị sao nhãng khỏi những đau khổ của mình. Khi chúng ta học cách yêu và hiểu bản thân mình và có lòng trắc ẩn thực sự đối với chính chúng ta thì khi đó, chúng ta có thể thực sự yêu và hiểu người khác.

Vì sự hiểu biết không đầy đủ của chính chúng ta xuất phát từ những đam mê cuồng dại hão huyền, điều mà ông đã ghi lại được với trí thông minh sắc sảo:

Đôi khi chúng ta cảm thấy trống rỗng; chúng ta cảm thấy vô nghĩa, vô cùng thiếu thứ gì đó. Chúng ta không biết nguyên nhân; nó rất mơ hồ nhưng thứ cảm xúc về sự trống rỗng đó trong người chúng ta rất mạnh mẽ.

Chúng ta mong đợi và hy vọng về thứ gì đó tốt hơn để chúng ta có thể cảm thấy ít cô đơn hơn, ít trống rỗng hơn. Khao khát hiểu bản thân mình và hiểu cuộc đời là ham muốn cực kỳ sâu sắc. Ngoài ra, đó cũng là khao khát mãnh liệt để yêu và được yêu.

Chúng ta sẵn sàng để yêu và được yêu. Nhưng bởi vì cảm thấy trống rỗng nên chúng ta cố gắng tìm kiếm một đối tượng cho tình yêu của mình. Đôi khi, mặc dù không có thời gian để hiểu bản thân nhưng chúng ta lại có thời gian để tìm kiếm một đối tượng.

Khi chúng ta nhận ra rằng tất cả hy vọng và mong đợi chắc chắn sẽ không được đáp ứng bởi người đó, chúng ta tiếp tục cảm thấy trống rỗng. Bạn muốn một thứ gì đó, nhưng bạn không biết mình đang tìm kiếm cái gì.

Bên trong mỗi con người luôn có một khao khát và mong đợi không ngừng; sâu bên trong, bạn vẫn mong đợi điều gì đó tốt hơn sẽ xuất hiện. Đó là lý do tại sao bạn kiểm tra email rất nhiều lần mỗi ngày!

Tình yêu đích thực, chân thật, ông chỉ rõ, xuất phát từ 4 yếu tố – sự ân cần đầy âu yếm, lòng trắc ẩn, niềm vui và sự thanh thản – thứ mà thêm vào tình yêu “yếu tố thần thánh”. Cái đầu tiên giải quyết mối quan hệ đối thoại giữa nỗi đau của riêng chúng ta và khả năng của chúng ta để thực sự hiểu những người mình yêu quý:

Hãy xây dựng ngôi nhà bên trong con người bạn bằng cách chấp nhận con người bạn và học cách yêu và hàn gắn bản thân mình.

Hãy xây dựng ngôi nhà bên trong con người bạn bằng cách chấp nhận con người bạn và học cách yêu và hàn gắn bản thân mình.

Bản chất của sự ân cần đầy âu yếm là có thể mang đến cho người khác niềm hạnh phúc. Bạn có thể là tia nắng Mặt Trời đối với người khác.

Bạn không thể mang đến hạnh phúc cho người khác cho tới khi bản thân bạn cũng hạnh phúc. Thế nên, hãy xây dựng ngôi nhà bên trong con người bạn bằng cách chấp nhận con người bạn và học cách yêu và hàn gắn bản thân mình.

Họ cách thực tập chánh niệm theo cách mà bạn có thể tạo ra những khoảnh khắc hạnh phúc và niềm vui cho sự nuôi dưỡng của riêng bạn. Khi đó, bạn sẽ có thứ gì đó để trao tặng cho người khác.

 […]

Nếu bạn có đủ hiểu biết và tình yêu thì khi đó, mỗi khoảnh khắc – cho dù là lúc chuẩn bị đồ ăn sáng, lái xe, tưới cây trong vườn hay làm bất cứ thứ gì khác trong ngày thì cũng đều có thể là khoảnh khắc của niềm vui.

Mối quan hệ tương quan giữa bản thân mỗi người và người khác cũng được biểu lộ trong yếu tố thứ 4, sự thanh thản, từ tiếng Phạn là upeksha – nghĩa là “sự toàn diện” và “không phân biệt đối xử”

Trong một mối quan hệ sâu sắc, không tồn tại giới hạn giữa bạn và người đó. Bạn là cô ấy và cô ấy là bạn. Nỗi đau của bạn là nỗi đau của cô ấy. Sự hiểu biết của bạn về nỗi đau của riêng bạn giúp người bạn yêu trải qua ít đau khổ hơn. Nỗi đau và hạnh phúc không còn là những vấn đề của từng người nữa. Điều xảy ra với người bạn yêu cũng xảy ra với bạn. Điều xảy ra với bạn cũng xảy ra với người bạn yêu.

[…]

Trong tình yêu đích thực, không hề có nhiều sự phân tách hay phân biệt đối xử. Hạnh phúc của anh ấy là hạnh phúc của bạn. Nỗi đau của bạn là nỗi đau của anh ấy. Bạn không còn có thể nói, “đó là vấn đề của anh mà thôi”.

Bạn càng hiểu, bạn càng yêu; bạn càng yêu, bạn càng hiểu. Có hai mặt của một thực tại. Tâm của tình yêu và tâm của sự thấu hiểu đều giống nhau.

Bạn càng hiểu, bạn càng yêu; bạn càng yêu, bạn càng hiểu. Có hai mặt của một thực tại. Tâm của tình yêu và tâm của sự thấu hiểu đều giống nhau.

Thêm vào 4 yếu tố cốt lõi này còn có các yếu tố phụ khác của lòng tin (trust) và sự tôn trọng (respect) – những loại “tiền tệ” của sự tương hỗ sâu sắc trong tình yêu:

Khi chúng ta yêu một ai đó, chúng ta phải có lòng tin và sự tin cậy. Yêu mà không tin thì chưa phải là tình yêu. Hiển nhiên, đầu tiên bạn phải có lòng tin, sự tôn trọng và tin tưởng vào chính bạn. Tin rằng bạn có một bản chất giàu lòng trắc ẩn và tốt đẹp. Bạn là một phần của vũ trụ; bạn được tạo thành từ những ngôi sao.

Khi bạn nhìn vào người mình yêu, bạn thấy họ cũng được tạo thành từ những ngôi sao và bên trong cũng chứa đựng sự bất diệt. Nhìn theo cách này, lẽ tự nhiên chúng ta sẽ cảm nhận được sự tôn trọng. Tình yêu đích thực không thể hình thành mà thiếu lòng tin và sự tôn trọng chính bản thân mình và người khác.

Bài liên quan

Cơ chế cơ bản của việc thiết lập lòng tin và sự tôn trọng đó là lắng nghe – một thứ mà thường xuyên được tán dương bởi các nhà triết học, chuyên gia trị liệu và ông bà chúng ta rằng chúng ta phải phát triển một sự miễn dịch đặc biệt để lắng nghe.

Khi thiền sư Thích Nhất Hạnh định hình lại sự thật hiển nhiên này với sự duyên dáng nhẹ nhàng trong cách dùng từ của ông, bằng cách nào đó, nó đã bỏ qua sự hoài nghi đầy lý lẽ của những nhà tư tưởng hiện đại chán ngấy và biểu lộ nó một cách trực tiếp trong tâm hồn của mọi người:

Yêu mà không biết cách yêu sẽ làm tổn thương người mà chúng ta yêu. Để biết cách yêu họ, chúng ta phải thấu hiểu họ. Để thấu hiểu họ, chúng ta cần phải lắng nghe.

 […]

 Khi bạn yêu một người, bạn nên có khả năng mang tới niềm khuây khỏa và giúp họ giảm nhẹ nỗi đau đang phải chịu đựng. Đó là một nghệ thuật.

Nếu bạn không hiểu nguồn gốc nỗi đau của họ thì bạn không thể giúp đỡ họ, giống như một vị bác sĩ không thể chữa bệnh cho bệnh nhân nếu ông ấy không biết nguyên nhân gây bệnh. Bạn cần hiểu nguồn gốc của những nỗi đau của người bạn yêu để an ủi họ.

 […]

 Bạn càng hiểu, bạn càng yêu; bạn càng yêu, bạn càng hiểu. Có hai mặt của một thực tại. Tâm của tình yêu và tâm của sự thấu hiểu đều giống nhau.

Bài liên quan

Dựa trên câu cách ngôn đáng nhớ của học giả lừng danh về thiền D.T. Suzuki rằng “chúng ta sống trong vỏ ốc của cái tôi – thứ khó khăn nhất để lột bỏ”.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xem xét quan điểm này theo 2 ý riêng rẽ, “cái tôi” ngắt quãng mạch hiểu biết – sự tương tức (interbeing) – để sử dụng một thuật ngữ đầy chất thơ và đầy chính xác của mình, đó là tình yêu:

Thường, khi chúng ta nói, “tôi yêu bạn”, chúng ta tập trung phần lớn vào ý “tôi” – người đang thực hiện hành động yêu và ít tập trung vào chất lượng của tình yêu đang muốn trao cho người khác (yêu).

Đó là bởi vì chúng ta bị cuốn vào ý niệm về bản thân mình. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta có một bản thể. Nhưng chẳng hề có thứ gì là một cá thể riêng rẽ, độc lập cả. Một bông hoa được tạo thành chỉ bằng những yếu tố không thuộc về hoa như chất diệp lục (chlorophyll), ánh nắng Mặt Trời, và nước.

Nỗi đau của anh ấy là nỗi đau của chính bạn và hạnh phúc của bạn là hạnh phúc của chính anh ấy. Với cách nhìn nhận này, bạn sẽ nói và hành động khác đi. Điều này tự bản thân nó có thể làm vơi đi rất nhiều đau khổ.

Nỗi đau của anh ấy là nỗi đau của chính bạn và hạnh phúc của bạn là hạnh phúc của chính anh ấy. Với cách nhìn nhận này, bạn sẽ nói và hành động khác đi. Điều này tự bản thân nó có thể làm vơi đi rất nhiều đau khổ.

Nếu chúng ta loại bỏ tất cả các yếu tố không phải là hoa khỏi một bông hoa thì sẽ chẳng còn bông hoa nào nữa. Một bông hoa bản thân nó không thể tự xuất hiện được. Một bông hoa chỉ có thể “tương tức” (interbeing – ám chỉ mối liên hệ phụ thuộc giữa cái này với cái khác) với tất cả chúng ta.

Con người cũng giống như vậy. Chúng ta không thể một mình tồn tại. Chúng ta chỉ có thể tương tức vào nhau mà thôi. Tôi được tạo ra chỉ bởi các yếu tố không phải là tôi như Đất, Mặt Trời, bố mẹ và tổ tiên.

Trong một mối quan hệ, nếu bạn có thể nhìn thấy bản chất của sự tương tức giữa bạn và một người thì bạn có thể nhận thấy rằng nỗi đau của anh ấy là nỗi đau của chính bạn và hạnh phúc của bạn là hạnh phúc của chính anh ấy. Với cách nhìn nhận này, bạn sẽ nói và hành động khác đi. Điều này tự bản thân nó có thể làm vơi đi rất nhiều đau khổ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Xem thêm