Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 07/01/2020, 08:40 AM

Hiểu đúng để tu đúng

Khi đến chùa, chúng ta hãy bỏ xuống hết những chuyện ngoài đời, tập trung vào việc tu để có được những nụ cười hoan hỷ và những phút giây thảnh thơi, an lạc, hạnh phúc. Còn nếu đến chùa làm công quả thì chúng ta phải nhớ mình đến chùa là để tạo phước chứ không phải để hưởng phước.

Đến chùa học Phật pháp là để hiểu được thực tướng của vũ trụ nhân sinh, hiểu được chân lý của cuộc đời, hiểu được con đường mình phải đi và nhất là để khai mở trí tuệ.

Bài liên quan

Trong kinh Pháp Cú có câu: “Khó thay, được làm người/ Khó thay, được sống còn/ Khó thay, nghe diệu pháp…”. Chúng ta được làm người, đó là một phước báu rất lớn, rất hy hữu, nếu để mất thân này, khó mà có lại được. Được làm người đầy đủ lục căn đã khó, được làm người hiểu biết Phật pháp lại càng khó hơn. Điều này dễ dàng nhận thấy ở ngoài xã hội. Người ta thích đi vào rạp hát để nghe những bài hát về tình cảm hoặc rạp chiếu phim xem những bộ phim đầy cảnh bạo lực, còn bảo đến chùa nghe pháp thì họ không thích. Thậm chí có những người sắp chết, khuyên niệm danh hiệu Phật mà họ không niệm được một câu, vì họ không có niềm tin. Chúng ta được làm người, được hiểu Phật pháp và biết tu tập, lại được ở trong một đạo tràng trang nghiêm, thanh tịnh thật đúng là: “Trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu”.

Chúng ta đến chùa để làm công quả, tu tập, quán chiếu lại bản thân, thúc liễm thân tâm, làm cho ba nghiệp trong sạch bằng cách tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền,… chứ không phải đến để vui chơi, đùa giỡn, thị phi,...

Chúng ta đến chùa để làm công quả, tu tập, quán chiếu lại bản thân, thúc liễm thân tâm, làm cho ba nghiệp trong sạch bằng cách tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền,… chứ không phải đến để vui chơi, đùa giỡn, thị phi,...

Bài liên quan

Đến chùa ngoài việc công phu tu tập, chúng ta còn làm công quả. Công phu là thực hành những lời dạy của đức Phật, quán chiếu lại bản thân, thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, làm cho ba nghiệp được thanh tịnh. Thúc liễm thân tâm nghĩa là cột trói thân và tâm của mình lại. Tại sao phải cột trói? Bởi vì chúng ta sống ở ngoài đời buông lung phóng túng, tâm nghĩ lăng xăng; thân làm những việc sát sinh, trộm cắp, tà dâm,... Khi vào chùa chúng ta có cơ hội cột trói thân và tâm lại, không buông lung phóng túng nữa, từ đó làm cho ba nghiệp được trong sạch. Sự cột trói đó thể hiện ở việc chúng ta ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, lễ Phật, kinh hành,... Công quả là làm những việc trong chùa để tạo phước. Chẳng hạn, chúng ta vào chùa góp sức xây dựng ngôi Tam bảo, sửa sang cảnh chùa, chăm sóc cây kiểng, trồng cây, tưới nước, lau chùi chính điện, quét dọn, nấu cơm, rửa chén,…

Hiện tại, ở các ngôi chùa lớn, chẳng hạn như chùa Hoằng Pháp, có rất nhiều công việc để chúng ta phục vụ Tam bảo như: biên soạn kinh sách, làm băng đĩa, may y phục,… Đặc biệt, trong Khóa tu Phật thất, Phật tử về tu rất đông, trong bảy ngày diễn ra khóa tu chùa rất cần người để phụ giúp các việc như: hành đường (bộ phận nhà ăn), nhặt rau, rửa chén, vệ sinh, giặt giũ,… Quý vị hãy đến làm những công việc đó để tạo phước và cũng góp phần vào việc xây dựng và hoằng dương Phật pháp.

Thời đức Phật, vào chùa hay tịnh xá là để tu tập, không có những hình thức vui chơi, giải trí mang tính chất thế tục

Thời đức Phật, vào chùa hay tịnh xá là để tu tập, không có những hình thức vui chơi, giải trí mang tính chất thế tục

Bài liên quan

Đạo Phật là một tôn giáo tự do, mọi người tự nguyện đến chùa học pháp. Nhưng nếu chúng ta không biết dùng phương tiện, chỉ chờ người ta tự nguyện đến chùa tu học, thì không thể đưa Phật pháp đến được với mọi người, nhất là những người không có niềm tin. Hiện tại, họ chỉ lo kiếm thật nhiều tiền và hưởng thụ, ăn sung mặc sướng, du lịch đó đây,… Họ nghĩ chết là hết nên mặc sức buông lung phóng túng, không lo lắng gì. Những người này rất đáng thương, bản thân họ đã si mê, không có niềm tin vào Phật pháp, lại còn cấm đoán, ngăn cản không cho cha mẹ, anh em, họ hàng của mình đi chùa, làm cho người khác cũng si mê theo. Vì không thấy được thực tướng của vũ trụ nhân sinh, không biết mình sống trên đời này để làm gì, sau khi chết sẽ đi về đâu, hoặc là họ không cần biết. Cho dù, người ta đến chùa vì lý do gì đi chăng nữa thì chúng ta nên xem đó là phương tiện tạo cơ hội để Phật pháp đến được với mọi người, rồi từ đó dần dần giúp cho họ hiểu rõ mục đích chính của việc đến chùa là để học pháp và tu tập, từ đó có được an lạc.

Chúng ta phải nhớ đến chùa là để học pháp chứ không phải hủy báng pháp. Có nhiều người đến chùa không những nói xấu người này, người kia, gây chia rẽ, mất đoàn kết mà còn nói pháp này hay, pháp kia dở, pháp này cao, pháp kia thấp,... Các pháp môn tu tập cũng giống như thuốc. Chúng sinh có nhiều bệnh nên Phật pháp mới có nhiều pháp môn để đối trị. Vì thế, pháp nào cũng là pháp tối thượng. Thí dụ, bệnh lao có thể chữa được bằng rất nhiều loại thuốc khác nhau, có người hợp loại thuốc này, có người hợp loại thuốc kia. Pháp của Phật cũng vậy, tùy theo căn cơ mà mỗi người chọn cho mình pháp tu thích hợp.

Mục đích chính của người Phật tử khi đến chùa là để tu học, làm công quả; để được hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, những câu hỏi mà mình không thể tìm ra câu trả lời…

Mục đích chính của người Phật tử khi đến chùa là để tu học, làm công quả; để được hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, những câu hỏi mà mình không thể tìm ra câu trả lời…

Bài liên quan

Thời đức Phật, vào chùa hay tịnh xá là để tu tập, không có những hình thức vui chơi, giải trí mang tính chất thế tục. Đức Phật tránh những thứ đó vì sợ phát sinh ái nhiễm, sợ làm động tâm các thầy Tỳ-kheo và sợ xảy ra những chuyện rắc rối, phiền phức. Tuy nhiên, ngày nay, để thu hút giới trẻ, giúp họ biết đến Phật pháp, nhiều chùa có tổ chức các chương trình ca nhạc như là một phương tiện hoằng pháp. Các chương trình của chùa dựa trên mục đích hướng thiện, hướng thượng, không ồn ào, náo nhiệt, không buông lung phóng túng như các chương trình bên ngoài.

Một điều cần phải nhớ nữa là chúng ta đến chùa để làm công quả, tu tập, quán chiếu lại bản thân, thúc liễm thân tâm, làm cho ba nghiệp trong sạch bằng cách tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền,… chứ không phải đến để vui chơi, đùa giỡn, thị phi,... Chúng ta đã bỏ hết việc làm ăn, việc gia đình, việc xã hội để đến chùa tu tập. Thời giờ hết sức quý báu, do vậy, phải tranh thủ tinh tấn tu tập để thân tâm được thanh tịnh, đừng lãng phí thời gian, ngồi tụm năm tụm ba nói những chuyện gia đình, vợ chồng, con cái, thầy này thầy kia,… Nói chuyện thị phi như vậy không có công đức gì mà còn tạo nghiệp. Cho nên tôi có làm một số bài thơ như sau:

Thị phi tâm loạn,

Niệm Phật tâm an.

Thị phi thêm oán,

Niệm Phật thêm nhàn.

Hoặc:

Bớt đi lời nói thị phi,

Bớt đi tội lỗi, sân si, đau buồn.

Thêm câu niệm Phật nhiều hơn,

Phước điền thêm lớn, tâm hồn thêm vui.

Người niệm Phật càng nhiều thì tâm hồn càng thanh thản, an vui. Còn người để thời giờ vào chuyện thị phi thì không có lợi ích gì cả, thậm chí còn khiến tâm thêm loạn và gây oán thù với những người khác.

Bước chân vào đến cổng chùa rồi,

Bao nhiêu toan tính thảy buông rơi,

Để tâm thanh tịnh, thân thư thái,

Gương mặt tươi vui, miệng mỉm cười.

Đến chùa ngoài việc công phu tu tập, chúng ta còn làm công quả. Công phu là thực hành những lời dạy của đức Phật, quán chiếu lại bản thân, thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, làm cho ba nghiệp được thanh tịnh. Thúc liễm thân tâm nghĩa là cột trói thân và tâm của mình lại.

Đến chùa ngoài việc công phu tu tập, chúng ta còn làm công quả. Công phu là thực hành những lời dạy của đức Phật, quán chiếu lại bản thân, thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, làm cho ba nghiệp được thanh tịnh. Thúc liễm thân tâm nghĩa là cột trói thân và tâm của mình lại.

Bài liên quan

Khi đến chùa, chúng ta hãy bỏ xuống hết những chuyện ngoài đời, tập trung vào việc tu để có được những nụ cười hoan hỷ và những phút giây thảnh thơi, an lạc, hạnh phúc. Còn nếu đến chùa làm công quả thì chúng ta phải nhớ mình đến chùa là để tạo phước chứ không phải để hưởng phước. Tạo phước thì có phước, hưởng phước thì hết phước. Chúng ta phải cố gắng chung tay xây dựng ngôi Tam bảo, những người xuất gia lo về tinh thần, còn những người tại gia lo về vật chất, người góp công, người góp của cùng nhau xây dựng tòa nhà Phật pháp ngày một vững bền, hưng thịnh và phát triển.

Chúng ta phải luôn ghi nhớ rằng, đến chùa để tạo phước, đừng làm tổn phước. Có những người đến chùa, lúc đầu rất tốt, rất hiền, rất dễ thương, nhưng một thời gian sau thì không còn hiền lành, dễ thương nữa. Vì họ được quý thầy yêu mến, tín nhiệm, bầu cho làm chức vụ, công việc quan trọng ở các phòng ban. Khi có địa vị thì cái ngã của họ bắt đầu lớn dần lên, coi người khác không ra gì, ai đến chùa mà không phục tùng họ là tìm cách đẩy đi, hay gây khó khăn, tạo áp lực, sân si với người đó. Chúng ta tu phải cố gắng làm sao để chứng quả La-hán, đừng có tu riết rồi trở thành La-sát. Nếu để danh lợi, địa vị dẫn dắt, chúng ta sẽ sinh tâm cống cao, ngã mạn, trở thành một người hung dữ, khó chịu, tự làm giảm đi phước đức của mình. Đó là điều chúng ta nên tránh.

Thời giờ hết sức quý báu, do vậy, phải tranh thủ tinh tấn tu tập để thân tâm được thanh tịnh, đừng lãng phí thời gian, ngồi tụm năm tụm ba nói những chuyện gia đình, vợ chồng, con cái, thầy này thầy kia,…

Thời giờ hết sức quý báu, do vậy, phải tranh thủ tinh tấn tu tập để thân tâm được thanh tịnh, đừng lãng phí thời gian, ngồi tụm năm tụm ba nói những chuyện gia đình, vợ chồng, con cái, thầy này thầy kia,…

Mục đích chính của người Phật tử khi đến chùa là để tu học, làm công quả; để được hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, những câu hỏi mà mình không thể tìm ra câu trả lời… Nhờ đó mà chúng ta có được chính kiến, chính tư duy để hiểu ra rằng: Phải tin sâu nhân quả, biết tìm hiểu và thực hành lời Phật dạy để tự hóa giải khổ đau cho chính mình mới đúng với tinh thần của người học Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lạy Phật, niệm Phật nhưng không từ bi đối đãi với người khác...

Góc nhìn Phật tử 14:52 21/04/2024

Mỗi người chúng ta dù tín ngưỡng Đức Phật hay không thì đều biết rằng ý chỉ của Phật là dạy con người từ bi, lương thiện, làm việc tốt. Nếu chúng ta hàng ngày niệm Phật, bái Phật nhưng lại không dùng tâm từ bi cứu giúp người khác khi hoạn nạn thì đã thật tu chưa?

Để gió cuốn đi

Góc nhìn Phật tử 14:42 21/04/2024

Có những câu hát thật bình dị, chân chất, không cao siêu hoa mỹ ngôn từ, nhưng lại đi vào lòng người và ở lại rất lâu. Một trong những câu hát đó là: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…”.

Nụ cười của Phật

Góc nhìn Phật tử 08:51 21/04/2024

Theo truyền thống Thiền, một hôm trong Pháp hội ở Linh Sơn, Đức Phật đưa một cành hoa sen trước đại chúng, miệng mỉm cười. Tất cả đại chúng đều yên lặng ngơ ngác. Khi đó chỉ có ngài Ca Diếp nhìn Phật mỉm cười. Đức Phật nói: “Ta có Chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, nay trao cho Ma Ha Ca Diếp”.

Truyện ngắn: Về nhà

Góc nhìn Phật tử 15:40 20/04/2024

Ông già đó cuối cùng cũng trở về sau gần bốn mươi năm bôn ba lưu lạc. Người làng không còn mấy ai nhận ra ông già từng là đứa trai làng ngoan nhất, cũng từng là gã đàn ông tu rượu như nước lã.

Xem thêm