Học tinh thần bố thí cao thượng của Bồ Tát
Tất cả mười phương chư Phật đều bắt đầu con đường giác ngộ bằng một hạnh đầu tiên là bố thí. Cũng vậy, một ngàn vị Phật quá khứ của hiền kiếp, mỗi vị trong lúc phát Bồ đề tâm (tức tâm cầu thành Phật) lần đầu tiên, đều là đang bố thí cúng dường cho một đức Phật nào đó.
Phúc báo của người dù nghèo khó nhưng vẫn quyết tâm bố thí
Về tư cách một vị Bồ Tát hành bố thí ba la mật, có đoạn kinh "Cariyà Pitaka" giải rằng:
Mỗi khi Bồ Tát tặng vật thực cho ai, Ngài ước mong người ấy được sống lâu, có sắc đẹp, yên vui, khoẻ mạnh, có trí tuệ và đắc quả cao thượng nhất là Niết bàn.
Ðối với người khát nước, Ngài ban cho thức uống với ước nguyện rằng thức uống này không những giải cho người ấy cái khát của cơ thể vật chất mà còn làm suy giảm lòng khát khao dục vọng.
Ban quần áo, Ngài cho với ước nguyện người ấy sẽ biết hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi.
Khi giúp đỡ phương tiện đi đứng Ngài chú nguyện người thọ nhận sẽ trau giồi các năng lực tinh thần.
Ban cho nhang trầm, Ngài ngưỡng mong người thọ lãnh sẽ hưởng hương thơm của Giới Ðức (Sìla).
Bố thí tài không bằng bố thí pháp
Ban dầu và hoa, Ngài chú nguyện người nhận sẽ hưởng danh thơm của người sống đời đạo hạnh như Ðức Phật.
Giúp cho ai chỗ ngồi, Ngài nguyện cho người ấy có được nền tảng của sự giác ngộ.
Giúp chỗ ở, Ngài mong người ấy sẽ là nơi nương tựa cho cả thế gian.
Giúp ánh sáng, Ngài chú nguyện người nhận có được năm loại nhãn quan là mắt thịt, mắt trí tuệ, Thiên Nhãn, mắt của một vị Phật và tri kiến thông suốt chân tướng vạn pháp.
Bố thí:
"Sắc": Bồ Tát chú nguyện người nhận lãnh được có hào quang như Ðức Phật;
"Thinh": Được lời nói tao nhã dịu dàng như chư vị Phạm Thiên;
"Vị": Được đẹp lòng, vui vẻ với tất cả mọi người;
"Xúc": Có được cơ thể thanh lịch và tinh hảo như Ðức Phật.
Và khi giúp đỡ thuốc men cho ai, Bồ Tát cầu chúc cho người ấy được sống mãi mãi, tức chứng ngộ Ðạo quả Niết bàn.
Bồ Tát phá gông cùm, giải phóng những người nô lệ với hy vọng cũng giải phóng con người, cùng một thế ấy, ra khỏi vòng xiềng xích của bao nhiêu dục vọng. Bồ Tát ly gia cắt ái, từ bỏ những đứa con yêu quý của mình để nới rộng tình phụ tử đậm đà ấy đến tất cả chúng sanh. Ngài từ bỏ vợ để làm chủ thế gian, bỏ ngai vàng để thừa hưởng vương quốc của sự chánh trực, công minh, và đạo đức.
Ðoạn kinh trên không những chỉ cho ta thấy thế nào là thái độ vị tha của Bồ Tát mà còn nói lên sự nỗ lực không ngừng và bất vụ lợi của các Ngài để phục vụ nhân loại. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của Bồ Tát là trở thành Phật, và Ngài không bao giờ lãng quên mục tiêu cứu cánh ấy.
Trích Phẩm hạnh bố thí - Mười pháp Ba-la-mật
Hòa thượng Narada - Phạm Kim Khánh dịch
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Các bài Phục nguyện sau khi tụng kinh
Kiến thức 19:30 31/10/2024Dưới đây là mẫu bài phục nguyện cho những người sơ khai, mới tu theo Phật. Còn những vị tu lâu, với đức độ sâu dày, chỉ cần nguyện một câu, cũng hơn ngàn lời của những người thường.
Tứ như ý túc: Bốn pháp đầy đủ như ý
Kiến thức 18:30 31/10/2024Nói như ý là vì khả năng làm chủ, hướng tâm thành tựu các pháp theo ý muốn. Nói là thần vì linh diệu thông suốt không chướng ngại.
Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình
Kiến thức 13:10 31/10/2024Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.
Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”
Kiến thức 12:00 31/10/2024Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.
Xem thêm