Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hỏi đáp Phật giáo: Xá lợi Phật là gì?

Ngày nay, giới Phật tử từ đông bán cầu đến tây bán cầu thường nghe nói đến xá lợi, chiêm ngưỡng xá lợi, rước xá lợi, cung nghinh xá lợi, đảnh lễ xá lợi, tôn thờ xá lợi, xây tháp cúng dường xá lợi Phật. Vậy xá lợi Phật là gì?

Hỏi:

Con nghe rất nhiều bạn đồng tu nói về xá lợi Phật và của các thánh tăng cũng như sự mầu nhiệm của xá lợi Phật. Con không hiểu xá lợi Phật có từ đâu? Tại sao có người lại chết lưu lại xá lợi và có người thì không? Thần lực của xá lợi Phật là có thật không? Con nghe nói xá lợi nếu chú nguyện thành tâm có thể đạt được sự mầu nhiệm và xá lợi có thể sinh ra thêm, như vậy có đúng không? Ngược lại, con nghe nói nếu không thành kính với xá lợi sẽ bị tội và xá lợi có thể biến mất. Điều này có đúng không? Tại sao xá lợi lại có rất nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau? Chúng con nên hành xử như thế nào để không bị tội trước xá lợi. Con xin cảm ơn Thầy.

Đáp:

(Hoà thượng Thích Giác Quang trả lời) - Tín ngưỡng xá lợi có từ thời Đức Phật, tại các vùng thuộc Á châu, một xứ sở có nhiều tôn giáo đặc thù, huyền bí linh thiêng, nhất là thời kỳ Phật hành đạo và sau khi Phật nhập niết bàn. Người Phật tử ngày nay từ đông bán cầu đến tây bán cầu thường nghe nói đến xá lợi, chiêm ngưỡng xá lợi, rước xá lợi, cung nghinh xá lợi, đảnh lễ xá lợi, tôn thờ xá lợi, xây tháp cúng dường xá lợi Phật.

Có câu:

Phật tại thế thời con ngã trầm luân

Phật nhập diệt con mới được thân người

Tủi phận thân con nhiều tội chướng

Bùi ngùi chẳng thấy đặng kim thân

xa loi phat 2

Người tín ngưỡng xá lợi Đức Phật tự nghĩ rằng: Phật giáng thế thì ta vô minh; Phật tịch diệt thì ta mới được sanh ra, nên tín ngưỡng tôn thờ xá lợi Phật xem như Phật hiện tiền.

Xuất xứ xá lợi Phật

Nói đến xá lợi, xưa người ta chỉ nghĩ đến xá lợi của Đức Phật mà thôi. Cho đến khi Phật pháp được lan tỏa khắp hoàn cầu, người Phật tử tín ngưỡng thêm xá lợi chư Thanh văn A la hán đại đệ tử của Đức Phật. Ngoài ra còn có những vị Thánh Tăng và các vị Đạo Sư tu hành đạo cao đức cả, chư tôn đức Pháp chủ, Tăng chủ, Tông chủ, các bậc Thầy tổ sau khi thị tịch đem làm lễ trà tỳ, các đệ tử cũng thâu được nhiều phần tinh thể của các vị còn lại gọi là xá lợi. Tất cả những đồ dùng thuộc di tích của Phật và các vị Thánh Tăng như pháp y, bình bát, chuổi tràng, tích trượng, v.v. hoặc răng, móng, tóc của các bậc đạo sư Phật giáo đang hành đạo, lúc tuổi niên cao lạp trưởng ban cho đệ tử tôn thờ đều gọi là xá lợi. Hiện nay ở Myanmar, người ta còn thờ tóc và móng tay của Đức Phật khi sanh tiền đã cắt cho Bạc Lệ Ca, Da Lễ Phù Ba, hai vị đệ tử tại gia đầu tiên. Trong kinh tạng Nam tông Phật giáo thường đề cập đến “xá lợi xương, xá lợi răng và ngọc xá lợi...” (Trường A Hàm, phẩm Đức Phật nhập niết bàn, quyển 1)

Cách đây 2.558 năm, Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta thị hiện sanh ra trong công viên Lâm Bi Ni, cung vua Tịnh Phạn, mẹ là Hoàng hậu thánh mẫu Ma Ya trị vì vương quốc Ca Tỳ La Vệ. Năm 29 tuổi xuất gia bên dòng sông A Nô Ma, 6 năm tu khổ hạnh tại Khổ Hạnh lâm cạnh dòng sông Ni Liên, 35 tuổi thành đạo dưới cây Tất Bát La gần thủ phủ Gaya ngày nay.

xa loi phat la gi

Trải một thời gian dài 45 năm hoằng hóa đạo mầu, từ đông sang tây, từ Tibet đến Afghanistan, từ Hy Mã Lạp Sơn đến Ấn Độ Dương, đến khi niết bàn tại Câu Thi Na, chư đệ tử đem nhục thân thiêu hóa và còn tồn tại những tinh hoa như tủy, xương, thịt v.v... được 8 vương quốc khắp vùng Bắc Á thời bấy giờ tôn thờ, như:

1/. Vua nước Chiêm Bà,

2/. Dân chúng dòng Bạt Ly thuộc nước La Phả,

3/. Dân chúng dòng Bà la môn nước Tỳ Lưu Đồ,

4/. Dân chúng dòng Câu Lợi thuộc nước La Ma Già,

5/. Dân chúng dòng Thích Ca nước Ca Tỳ La Vệ,

6/. Dân chúng dòng Ly Xa thuộc nước Tỳ Xá Ly,

7/. Dân chúng dòng Ly Xa thuộc nước Câu Thi Na,

8/. Vua A Xà Thế của nước Ma Kiệt Đà.

Tháp thứ chín thờ cái bình, tháp thứ mười thờ tro hài cốt, và tháp thứ mười một thờ tóc Phật khi Ngài còn tại thế gian. Đặc biệt, Phật đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập Niết bàn đều vào ngày tám tháng hai (Trường A Hàm, phẩm Đức Phật nhập niết bàn, quyển 1, trang 119-234 - Toàn Không)

Kinh Đại Bát Niết Bàn diễn tả rằng sau lễ trà tỳ, Xá Lợi của Đức Phật được chia làm tám phần và phân chia cho đại diện của tám nước đem về tại quốc gia họ. Nhưng hơn 200 năm sau đó, khi hoàng đế A Dục thống nhất toàn thể lãnh thổ xứ Ấn và trở thành một vị vua Phật tử hộ đạo, vua A Dục đã gom tất cả Xá Lợi ở tám nơi và chia thành 84.000 phần, đựng trong 84.000 tháp báu nhỏ ban bố khắp các nước. (Còn tiếp).

Thông tin hữu ích về xá lợi Phật

Với hơn 30 ngọn tháp chứa cả nghìn viên Xá lợi do nhiều trung tâm Phật giáo trên thế giới trao tặng, chùa Viên Đình (ngoại thành Hà Nội) đang sở hữu nhiều Xá lợi Phật nhất Việt Nam.

Chùa Viên Đình ở thôn Kẹo, xã Đông Lỗ (Ứng Hòa, Hà Nội) là nơi trưng bày 30 tháp Xá lợi Phật do 8 trung tâm Phật giáo trên thế giới cúng dường.

chua vien dinh ha noi

Chùa Viên Đình

Đại đức Thích Chơn Phương, trụ trì ngôi chùa cho biết đã đi nhiều nơi trên thế giới trong đó từng đặt chân đến các đất Phật như Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Nepal và được tặng nhiều Xá lợi Phật.

Hoà thượng Thích Giác Quang 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bí quyết mang lại thành công và giàu có theo lời Phật dạy

Phật giáo thường thức 06:19 08/04/2024

Trong kinh “Lời khuyên dạy Vyagghapajja”, Đức Phật giải thích bốn chìa khóa dẫn tới thành công trong cuộc sống cho một thương nhân giàu có tên là Dighajanu. Nhiều người có quan kiến sai lầm cho rằng đạo Phật chỉ chú trọng vào phát triển tâm linh mà xem nhẹ việc gây dựng đời sống vật chất.

Con đã biết cách sống trọn vẹn mỗi ngày

Phật giáo thường thức 14:10 07/04/2024

Thưa Thầy! Con đã lâu không đặt câu hỏi với Thầy nữa và hôm nay cũng vậy Thầy ạ, sau nhiều lần đặt câu hỏi, và nghe pháp thoại thường xuyên con đã thấy tâm hồn con vững vàng hơn nhiều khi mỗi ngày, mỗi giây phút pháp đến để dạy cho con. 

Thường hộ niệm chúng sinh được thọ mạng dài lâu 

Phật giáo thường thức 13:00 07/04/2024

Ông nên biết rằng Phật là pháp thường trụ, là pháp không biến đổi. Ở trong đệ nhất nghĩa này, các ông phải nên siêng năng tinh tấn nhất tâm tu tập. Mình đã tu tập và vì người khác mà giảng nói.

Những lời nguyện viên mãn trọn vẹn công đức bố thí

Phật giáo thường thức 10:47 07/04/2024

Bố thí là việc mang lại lợi ích và hạnh phúc cho mọi người cùng tất cả chúng sinh hữu tình. Chủ đích của việc bố thí không phải chỉ là để cải thiện thế gian hay dẹp sạch nạn nghèo đói mà còn để cho chúng sinh có cơ hội thực hành Bồ tát đạo. 

Xem thêm