Hỏi đáp về cách 'trị' tâm sắc dục của con người
Tâm sắc dục là gì: Đó là lòng thương yêu giữa trai gái, gồm có tình yêu và tình dục.
Phật tử hỏi về tâm sắc dục trong ý nghĩa là khái niệm của Phật giáo và trả lời của Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích trong cuốn "Đường về Xứ Phật" tập 2, Nhà xuất bản Tôn giáo, năm 2011, tr.273-280.
Hỏi: Kính thưa Thầy, tâm sắc dục là gì? Ðối trị tâm sắc dục như thế nào?
Ðáp: Tâm sắc dục là lòng thương yêu giữa trai gái, gồm có tình yêu và tình dục.
Muốn đối trị tâm này, người tu sĩ và người cư sĩ phải tu tập Ðịnh Vô Lậu, quán xét như:
1- Quán xét tâm sắc dục bất tịnh, uế trược, bẩn thỉu, hôi thối, v.v...
2- Quán thân bất tịnh.
3- Quán tử thi sình trương hôi thúi.
4- Quán xương trắng.
5- Quán xét tâm sắc dục, trong nhân quả nối tiếp sanh tử luân hồi nhiều đời, nhiều kiếp khổ đau, không những một người mà nhiều người.
6- Quán xét tâm sắc dục, trong 12 nhân duyên hợp lại tạo thành một thế giới khổ đau triền miên, bất tận.
7- Quán Tứ Diệu Ðế.
8- Quán xét sắc dục, trong đời sống vợ chồng nghèo đói, con cái nheo nhóc thiếu ăn thiếu mặc, không được học hành tới nơi tới chốn.
9- Quán xét sắc dục, trong đời sống đôi vợ chồng gây gổ đánh nhau, chửi mắng la khóc.
10- Quán xét sắc dục, trong đời sống vợ chồng ghen tuông.
11- Quán xét sắc dục, khi người phụ nữ đang sanh.
12- Quán xét sắc dục, khi người phụ nữ ôm con nuôi nấng cho đến lớn khôn.
Sắc dục là con đường đi tái sanh luân hồi của tất cả các loài động vật, không riêng gì loài người, cho nên, trên đời này không có người nào thoát khỏi, chỉ vì sắc dục có mùi vị dục lạc cám dỗ rất mạnh khiến cho ai cũng đắm mê.
Dục lạc của sắc dục chỉ chốc lát mà để lại cho con người biết bao nhiêu là sự khổ đau của cả một đời người.
Con đường tái sanh luân hồi ai cũng biết đó là sắc dục, muốn chấm dứt tái sanh luân hồi mà không dứt tâm sắc dục thì làm sao mà tránh khỏi tái sanh luân hồi được.
Có người bảo rằng: “Nếu mọi người trên thế gian này ai cũng ngăn chặn và tránh sắc dục thì con người trên hành tinh này sẽ không còn nữa, loài người sẽ tuyệt chủng”. Nếu mọi người ai cũng không đi vào con đường sắc dục thì trong môi trường sống này sẽ có một loài động vật sanh ra nơi thanh tịnh và cao quý hơn.
Loài động vật sanh ra có bốn chỗ sanh:
1- Hóa sanh
2- Thấp sanh
3- Noãn sanh
4- Thai sanh
Trong bốn loại sanh này có hai loại sanh không đi vào con đường sắc dục, đó là hóa sanh và thấp sanh, còn noãn sanh và thai sanh thì phải đi vào đường sắc dục. Từ thấp sanh, noãn sanh và thai sanh đi vào con đường bất tịnh ô uế bẩn thỉu để tạo môi trường hợp duyên sản sinh các loài động vật.
Hóa sanh, các con đừng hiểu sự biến hóa ra con người, mà là sự chủ động phối hợp các duyên để sản sanh ra một con người bằng một khả năng tâm lực, mà chỉ có những người tu hành lìa khỏi các duyên hợp bất tịnh và đoạn dứt tâm dục thế gian thì mới có đầy đủ tâm lực hòa hợp các duyên trong môi trường sống tạo nên một con người hoàn thiện, hoàn thiện cả thân và tâm, có nghĩa là thân tâm của người hóa sanh thanh tịnh không còn một chút dục và ác pháp.
Như vậy, trên hành tinh này sẽ có một số lượng con người được sanh ra theo sự chủ động của con người và những con người hóa sanh này sẽ có một tuổi thọ theo ý muốn của loài người.
Như chúng tôi đã nói ở trên, do tâm lực mà người tu hành tạo ra khi họ còn mang thân ngũ uẩn, thân ngũ uẩn là một loại thân bất tịnh được sanh ra nơi con đường sắc dục, con đường ô uế, bẩn thỉu.
Nếu con người toàn bộ đều chấm dứt con đường sắc dục thì thế gian này rất thanh tịnh và con người sẽ xuất hiện bằng con đường hoá sanh. Con đường hóa sanh là con đường chủ động sanh ra chứ không phải như con đường sanh sản bị động như thấp sanh, noãn sanh và thai sanh. Nếu trên thế gian này con người không sợ nạn nhân mãn cứ để tự do theo đường sắc dục mà sanh đẻ thì trái đất này sẽ không còn chỗ ở và cũng không có lấy vật gì để đủ ăn mà sống.
Kế hoạch hóa gia đình là chiến lược hàng đầu của thế giới chống nạn nhân mãn, cho nên sự sanh sản đi qua nẻo sắc dục là một sự lo lắng và đau khổ nhất của loài người, nhưng conngười cứ mãi đắm đuối trên sắc dục mà không thấy sự khổ đau, sự lo lắng, sự ưu tư mà những người trí hiểu biết đang tìm mọi cách thoát ra con đường tái sanh bẩn thỉu nguy hiểm và đau khổ này.
Ðạo Phật đã thấy được điều này, vì vậy Ngài chủ trương tuyệt dục để chấm dứt con đường thai sanh, khiến cho loài người không còn khổ đau nữa.
Nếu như vậy, trên hành tinh này loài người sanh ra bằng con đường hóa sanh thì sẽ có một số lượng con người vừa đủ để sống không thừa, không thiếu. Tại sao vậy? Vì con người chủ động sự sanh sản bằng cách hoá sanh, sanh mà không bị sắc dục lôi cuốn, sanh mà không bị sự đam mê của dục lạc, sanh mà không bị đau khổ, tự tại thật là hạnh phúc biết bao, sanh mà không bị động như ba loại sanh sản kia.
Như vậy chúng ta nên chọn lấy con đường sanh sản nào hơn, nếu chọn con đường sanh sản hóa sanh thì chúng ta phải chấm dứt con đường sanh sản bằng tình dục. Con đường sanh sản bằng tình dục là con đường sanh sản bẩn thỉu, hôi thúi, bất tịnh, uế trược, khổ đau, cho nên loài người sanh ra trên hành tinh này đều vô minh dù là một nhà bác học vẫn là vô minh. Tại sao vậy? Tại vì sanh ra từ con đường bất tịnh, uế trược, hôi thúi, dục lạc hèn hạ, ích kỉ, dơ bẩn giữa đôi trai gái. Cho nên, nhà bác học cũng còn mang bản chất vô minh, còn tự làm khổ mình, khổ người, có nghĩa là nhà bác học vẫn ăn thịt chúng sanh, vẫn còn tham muốn, vẫn còn sân hận, vẫn còn buồn lo, sợ hãi, phiền não, bất toại nguyện, v.v… Những con người còn mang bản chất này là còn vô minh, u tối, dại dột, ngu si dù là họ có những bằng Tiến sĩ.
Người ta cứ nghĩ rằng con người là một con vật thông minh, biết sáng tạo, sang chế ra mọi thứ vật chất để phục vụ con người, nhưng con người đã lầm to, dù phục vụ con người có tiện nghi như thế nào đi nữa, thì con người càng khổ đau nhiều hơn vì sự sanh, già, bệnh, chết con người không giải quyết được, cuối cùng những nhà bác học vẫn đau khổ, phiền não, bất toại nguyện vì lòng tham, sân, si trong cuộc sống của họ; họ vẫn khổ đau vì thân già yếu lụm cụm; vẫn khổ đau vì các chứng bệnh; vẫn khổ đau vì phải chết.
Hiện giờ khoa học đang ráo riết đưa ra những đề án để giải quyết sanh, già, bệnh, chết của loài người, nhưng nếu con người còn sống trong dục thì những đề án này khó thành công.
Cách đây gần 2600 năm, Đức Phật là người đầu tiên đưa ra đề án này để giải quyết sanh, già, bịnh, chết của loài người, đề án đó đã trở thành một chân lý của loài người “Tứ Thánh Ðế”. Nếu con người trên hành tinh này thực hiện Tứ Thánh Ðế là để giải quyết sanh, già, bệnh, chết thì phải đi về ngả hóa sanh, chứ không thể còn có con đường nào khác hơn nữa được.
Trên hành tinh này có nhà bác học nào đã thoát ra khỏi bốn sự đau khổ này chưa? Cho nên vật chất của các ông sáng tạo ra đối với người vô minh thì nó là phục vụ tiện nghi cho đời sống con người, nhưng đối với người có trí hiểu biết thì rất lo lắng nó là tai họa của loài người. Tại sao người ngu cho những phát minh sáng tạo ra vật chất phục vụ tiện nghi cho con người là hạnh phúc, còn người trí thì cho là tai họa?
Tại vì người ta sanh ra nơi con đường tình dục nên phải ngu si thấy vật chất cho là hạnh phúc, chứ kỳ thực nó là một đối tượng để con người chà đạp lên nhau, xâu xé lẫn nhau, giết hại lẫn nhau, làm khổ cho nhau, trừ ra khi nào con người tránh sanh nơi con đường tình dục thì vật chất phát minh sáng tạo ra kia mới là hạnh phúc chân thật.
Ðạo Phật ra đời giúp con người sanh ra bằng con đường hoá sanh, vì thế Ngài dạy chúng ta “Ái dục” là khổ đau, là vô thường cần phải chấm dứt. Nếu loài người ai cũng biết và hiểu được như vậy thì nên cố tránh xa con đường tình dục, vì con đường đó sản sanh ra con người u mê, uế trược, bất tịnh, vô minh, vô thường, khổ đau và luôn luôn chịu chi phối trong luật nhân quả sanh, già, bệnh, chết.
BẠN CÓ THỂ XEM BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Phật giáo thường thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Phật giáo thường thức 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Phật giáo thường thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Phật giáo thường thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Xem thêm