Hỏi đáp về môn phái Mật Tông
Hỏi đáp (vấn đáp) về môn phái Mật Tông: Những kiến thức về Mật Tông, tức Kim Cang thừa dành cho Phật tử đạo hữu tu theo pháp môn Mật Tông "bí ẩn' này.
> Pháp tu Quán Âm - Phương pháp bí truyền Mật Tông Tây Tạng
Thế kỷ 21 là bước vào thời kỳ phát triển tâm linh của nhân loại trên trái đất. Các tôn giáo sẽ phải làm tròn sứ mạng của mình trong việc dẫn dắt con người tiến hóa vào giai đoạn này. Trong vườn hoa muôn màu của các tôn giáo hiện nay, Phật giáo đã đóng góp một phần không nhỏ.
Từ lâu, trong Phật giáo có những pháp môn mật truyền được trao dạy cho các đạo hữu nhưng không được quảng bá nhiều vì chưa đúng thời kỳ của nó.
Gần đây, theo với đà tiến hóa của nhân loại, cũng có nhiều pháp môn được đưa ra để thích ứng với nhu cầu đòi hỏi của tâm linh và có nhiều tôn giáo đã phải tìm cách hiện đại hóa tín ngưỡng của mình.
Phật giáo đã từ lâu hướng dẫn hàng tỉ con người đi vào con đường giải thoát mọi khổ đau trong kiếp sống, để biến trái đất này thành một thiên đàng hạ giới. Và Phật giáo quan niệm rằng, nếu ta không tìm được thiên đàng ngay trong cuộc sống này thì việc đi tìm một thiên đàng khác trên một cõi giới nào đó chỉ là mong chuyện xa vời, không tưởng. Phật giáo chú trọng vào việc xây dựng ngay con người đích thực để tìm nơi mình một sự tự do thực sự. Sự tự do đó có được là vì cởi bỏ được những ràng buộc phức tạp trong cái xã hội đang quay cuồng phát triển về vật chất hiện thời.
Trên chiều hướng đó, Mật môn của Phật giáo là phương tiện thích hợp có thể đáp ứng được nhu cầu thời đại. Sau hai mươi năm tìm học và hành trì về pháp môn này, tôi đã nhận ra được điều đó.
Ngày nay bên thế giới Tây phương đang hướng về Đông phương để đi vào con đường phát triển tâm linh. Việc này đã được xác chứng qua hai thập niên gần đây về sự hoằng dương của Lạt ma giáo Tây Tạng cùng khắp Châu Âu và Châu Mỹ, mà Lạt ma giáo lại là một ngành của Phật giáo chuyên về khai triển các pháp môn mật truyền.
Đối với Việt Nam ta, Mật tông đã thịnh hành từ đời Đinh, Lê, nhưng rồi sau đó chìm sâu vào dòng tiến hóa của Đạo pháp, cho đến ngày nay gần như thất truyền. Giờ đây, mỗi khi nói đến Mật Tông thì đối với phần đông Phật tử gần như xa lạ và chẳng hiểu gì về môn phái này. Thậm chí có những người tự nhận là tu Mật, nhưng đã không hiểu rõ lý Mật và cũng chẳng có chút kiến thức nào, dù là rất nhỏ về Mật Tông nữa. Cũng vì vậy mà một số lớn Phật tử đã coi Mật Tông như một ngành chuyên về bùa phép, cầu phước, giáng họa, sai phái quỷ thần, trừ khử tà ma, dị đoan mê tín. Nếu hiểu một cách phiến hiện như vậy thì thật là oan cho Mật Tông quá!
Thật ra Mật Tông là một hướng đi gồm nhiều pháp môn chuyên tu giải thoát, với những phương tiện thiện xảo, có thể đưa hành giả đạt được những quả vị lớn hay nhỏ, chắc chắn thành tựu ngay trong hiện kiếp này.
Chúng tôi, sau một thời gian nghiên cứu và tu học đã thấy được cái xâu xa và cao vời của pháp môn này, rồi càng vào thì càng thấy được những hoa thơm cỏ lạ trong khu rừng cấm mà xưa nay ít người đặt chân vào đó.
Hôm nay, trên tinh thần thấy miếng bánh ngon muốn chia phần cho các bạn, tôi đã không quản tài sơ, trí thiển mà viết ra đây một số câu vấn đáp nhằm mục đích giới thiệu với các bạn có duyên với Mật môn về một ngành học của Phật giáo mà ít người biết rõ.
Tập sách này tuy mỏng nhưng tương đối đầy đủ và cô đọng, có thể nói lên được “Thế nào là Mật Tông”, người tu mật đứng ở vị trí của mình sẽ phải nhìn đời thế nào, cũng hành xử làm sao.
Đây chỉ là cuốn sách đầu tiên trong tủ sách Mật mà chúng tôi giới thiệu cùng quí vị. Rồi đây chúng tôi sẽ lần lượt trình bày một số vấn đề chuyên biệt, một vài pháp môn trong Mật giáo với nghi thức hành trì để giúp quí vị làm quen với Mật.
Chúng tôi nghĩ rằng sự đóng góp nhỏ bé của mình chắc chắn có nhiều thiếu sót, xin chân thành kính mong các bậc cao minh tha thứ và vui lòng chỉ dạy cho.
Chúng tôi xin hồi hướng công đức này về Nhất Thiết Trí cùng Pháp giới chúng sanh. Nguyện cho chúng hữu tình sớm thành chánh giác.
Nam Mô Tỳ Lô Giá Na Phật.
CỬA MỞ
Cửa MẬT GIÁO ngày hôm nay đã mở,
Không khoa trương, không giới thiệu ồn ào.
Ai có duyên thì xin cứ bước vào,
Vườn hoa lạ chờ đón chào lữ khách.
Đến với mật phải là người trong sạch,
Tâm bao la và chẳng thấy còn TA.
Vũ trụ đây ấy mới thật là nhà,
Và vạn vật ấy mới là bạn hữu.
Con đường mật là con đường Vĩnh Cửu,
“Bản bất sanh” bừng sáng tự nơi Tâm.
Đến và đi đều lặng lẽ âm thầm,
Làm Phật sự không thấy mình trong đó.
Cũng chẳng thấy chúng sinh muôn vật có,
Vì duyên sanh nên vô ngại lâu rồi
Bởi người đời chấp trước đó mà thôi,
Nên mãi mãi luân hồi trong biển khổ,
Cửa Mật Giáo ngày hôm nay đã mở,
Rộng thênh thang đường thất bảo rõ ràng,
Chuyển mục thân thành Phật chẳng mơ màng.
Cứ tiến bước chẳng bàng hoàng sợ sệt.
Đường luân hồi chúng ta đi đã mệt,
Hãy dừng chân và quyết định ngừng thân.
Đừng mê trần và cuộc sống phù vân,
Phải chuyển hóa để chở về thể tánh.
Đừng đem trí thế gian ra so sánh,
Đường Mật thừa rực rỡ ánh hào quang.
Bước ngay đi đừng lúng túng ngỡ ngàng,
Chỉ một bước là qua ngay bến giác.
Cửa giải thoát là KHÔNG VÔ TƯỚNG TÁC,
Là vượt trên cả thiện ác bình thường.
Là trở về ngay cuộc sống miên trường.
Nhập vũ trụ thật bao la bát ngát.
Đến nhân thế với lời ca tiếng hát,
Khi đi rồi mà tiếng hát còn vang.
Thế nhân ơi! Sao chìm đắm mơ màng…
MẬT NGHIÊM
Trích Lời giới thiệu cuốn sách Vấn đáp Mật Tông.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc
Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.
Tu không phải để thành tiên, thành Phật
Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.
Thiền như một Phật tử
Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.
Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo
Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.
Xem thêm