Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 23/01/2024, 12:50 PM

Hồi hướng là một phước lành đúng Pháp

Hồi hướng là đem tâm lực chia sẻ phước lực đến một hay nhiều đối tượng, như một người thân hoặc tất cả chúng sanh. Điều này giống như mình chia vui với một ai đó. Người được chia vui hoan hỷ theo niềm vui của người chia sẻ gọi là tùy hỷ công đức (Anumodana).

Tùy hỷ công đức cũng là một điều phước, do đó người hồi hướng hoan hỷ thì người tùy hỷ cũng hoan hỷ theo, đôi lúc niềm vui của người tùy hỷ còn mạnh hơn cả người hồi hướng nữa, bởi vì điều này dựa vào thái độ tâm của người cho và người nhận.

Vậy đem tâm lành hồi hướng phước báu đến người bệnh thì năng lượng ấy sẽ hỗ trợ tinh thần cho người bệnh và giúp người bệnh chóng bình phục. (Thầy đã chứng kiến rất nhiều trường hợp như vậy). Và điều này rất phù hợp luật nhân quả (ở mức độ hỗ trợ thôi, chứ không phải là yếu tố chính).

Hồi hướng công đức và cách hồi hướng?

415549526_859077596011198_8431645967788239928_n

Nếu chia sẻ phước lành trực tiếp giữa người cho và người nhận thì quá tốt, nhưng hồi hướng cho một người ở xa,vắng mặt hay đã khuất vẫn có hiệu quả, vì tâm có thể cảm nhận được làn sóng tâm của người khác phát ra qua trường sinh học, như kiểu thần giao cách cảm, linh tri, hoặc như trong khí công phát khí chữa bệnh từ xa, và trong vật lý ném một viên sỏi xuống nước thì sóng sẽ lan ra xung quanh hay nhận âm thanh, hình ảnh qua làn sóng điện.

Trong ba trường hợp: phát ý (t/h1), phát khí (t/h2), phát hình (t/h3) thì trường hợp hồi hướng thuộc về phát ý (phát ra một tâm lực) mạnh hơn 2 trường hợp sau rất nhiều vì ý không bị khí hay hình ngăn cản, nên có thể hồi hướng cho người đã khuất đang ở một cõi giới xa xôi nào đó mà không hề bị trở ngại.

Mặt khác, dù hồi hướng không kết quả đến người nhận (nhiều trường hợp vì một lý do nào đó mà người được chia vui không chịu nhận) thì tâm lực và phước lực này vẫn giúp cho người hồi hướng mở rộng tâm mình theo hướng vô ngã vị tha. Do đó việc hồi hướng tự nó là một phước lành đúng pháp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Có tu và không tu

Kiến thức 08:20 28/04/2024

Không phải đợi đến lúc mặc áo, đắp y, lên chánh điện. Mặc áo đắp y lên chánh điện, lễ Phật mà bị cảnh ngoài sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp nó chi phối thì chưa phải là có tu.

Sám hối thế nào cho đúng?

Kiến thức 07:40 28/04/2024

“Sám giả sám kỳ tiền khiên. Hối giả hối kỳ hậu quá”, nghĩa là: Sám là ăn năn lỗi trước. Hối là chừa phạm lỗi sau. Phật quang đại từ điển cũng giải thích thêm rằng: “Sám” nói đủ là Sám ma (Phạm: Ksama), nghĩa là “nhẫn”, tức cầu xin người khác tha tội.

Đi tìm lõi cây

Kiến thức 16:17 27/04/2024

Ngày nay, khi đạo Phật ngày càng phát triển thì việc học Phật được quan tâm và chú trọng đặc biệt.

Nguồn gốc An cư kiết hạ

Kiến thức 16:05 27/04/2024

Ba tháng an cư là để cho Tăng Ni không giẫm đạp các loài trùng kiến phạm tội sát sanh, nói lên lòng từ bi vô lượng của đức Phật. Kế đến, nhân mùa an cư, Tăng Ni tụ hội lại một nơi, thỉnh những vị đạo cao đức trọng nhắc nhở, dạy bảo tu hành.

Xem thêm