Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 24/09/2019, 16:02 PM

Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu đang diễn ra ở LHQ: Nghĩ về lựa chọn của Singapore

Hàng triệu người xuống đường khắp thế giới biểu thị thái độ và kêu gọi bảo vệ nhân loại trước biến đổi khí hậu trong khi tại trụ sở LHQ ở Mỹ, hôm qua - 23/9/2019 - Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu đã diễn ra trong không khí nóng qua những phát biểu của đại diện một số quốc gia.

>>Phật giáo và môi trường 

Biểu tình chống biến đổi khí hậu tại Melbourne, Australia. Ảnh: Getty Images

Biểu tình chống biến đổi khí hậu tại Melbourne, Australia. Ảnh: Getty Images

Môi trường, khí hậu và biến đổi khí hậu là vấn đề đương thời  thu hút quan tâm của mọi tầng lớp, xóa nhòa các khác biệt bởi hậu quả nhãn tiền tác động tiêu cực đến đời sống con người và thượng đỉnh LHQ về biến đổi khí hậu diễn ra trong bối cảnh đó.

Lựa chọn của quốc đảo Singapore

Singapore đã hoạch định và thực thi một đường hướng phát triển tối ưu khiến có thể có ghen tỵ từ các quốc gia phát triển nhất ở châu Âu hay Bắc Mỹ và đến nay những gì chứng kiến tại nới đó khiến người ta thán phục về lựa chọn khôn ngoan kia: 

Bài toán giao thông

Singapore đã thiết kế hệ thống giao thông tối ưu khi "đẩy" phần lớn lưu lượng giao thông xuống lòng đát bởi mạng lưới tàu điện ngầm hiện đại.

Kế đến, thành công trong phát triển dịch vụ cung cáp tiện lợi xe đạp công cộng là ví dụ khác.

Ý thức của công dân và nhân viên công vụ khi tham gia giao thông và bảo đảm giao thông rất cao.

Khi giải được nan đề giao thông, vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu đã được giải quyết về thực chất.

Nước

Hoàn toàn khác xa những gì diễn ra trong lãng phí nguồn nước trong sinh hoạt, sản xuất và đối với khai thác nước ngầm - ở Việt Nam; nước ở Singapore là một tài nguyên rõ rệt được nâng niu và có giá trị cao và điều đó cho thấy nỗ lực chống biến đổi khí hậu từ khai thác và sử dụng nguồn nước. Ngoài nguồn nước nhập khẩu từ Malaysia, Singapore còn sản xuất nước ngọt từ nước biển ở con đập nổi tiếng.

rong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với tình trạng môi trường ô nhiễm do rác và khí thải và nhiều quốc gia tập trung cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà chấp nhận hy sinh môi trường sống, Singapore được xem là một hình mẫu về tăng trưởng bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường, xử lý tốt vấn đề rác thải.

rong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với tình trạng môi trường ô nhiễm do rác và khí thải và nhiều quốc gia tập trung cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà chấp nhận hy sinh môi trường sống, Singapore được xem là một hình mẫu về tăng trưởng bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường, xử lý tốt vấn đề rác thải.

Cây xanh

Đây là một then chốt trong hiện tượng Singapore: nhà nước và dân chúng quyết liệt đi lên chạm trình độ 4.0 không kém cạnh các quốc gia phát triển hàng đầu Châu Âu và Bắc Mỹ hay Đông Á về công nghệ và các chuẩn mực khác trong kinh tế dịch vụ, trong khi quyết giữ và làm tăng thêm vốn rừng tự nhiên cùng cây xanh đô thị khiến hình tượng thành phố trong vườn là sinh động và đúng thực tế để chỉ về Singapore. Đấy cũng là và căn bản chống biến đổi khí hậu.

Nền kinh tế thông minh

Singapore khôn ngoan chọn ưu tiên cho các lĩnh vực công nghiệp sạch thiên về trình độ công nghệ và cung cấp dịch vụ thay cho phát triển thô, nóng...

Luật pháp 

Hết thảy chỉ là "văn nghệ" và nói suông hô hào tuyên truyền nếu không biến thành hiện thực như đã thấy bởi hệ thống quản trị công hữu hiệu và bàn tay sắt của luật pháp ở tầm mức mà có những nhận xét rằng khá khắc nghiệt, song Singapore đã chấp nhận trả giá để có được những gì cho từ ngữ đang dùng để chỉ: Hiện tượng.

Ở cấp độ quốc gia, Singapore là một hình mẫu về tăng trưởng bền vững mà vẫn bảo vệ môi trường, xử lý tốt vấn đề rác thải, trong đó có rác thải điện tử gây nhiều nguy hại cho môi trường.

Ở cấp độ quốc gia, Singapore là một hình mẫu về tăng trưởng bền vững mà vẫn bảo vệ môi trường, xử lý tốt vấn đề rác thải, trong đó có rác thải điện tử gây nhiều nguy hại cho môi trường.

Hiện tượng Singapore: Liên hệ và nỗi buồn 

Trực quan những gì ở đất nước nhỏ bé Singapore "đi" cùng nỗi buồn cho hiện thực so sánh ở đất nước mình, ở nhiều thứ và tất nhiên có lĩnh vực  môi trường, chống biến đối khí hậu. Rừng bị tàn phá vô tội vạ, nguồn nước sử dụng lãng phí như vô hạn và không coi là tài nguyên, nước ngầm vơ vét đến cạn kiệt! Hạ tầng giao thông kém về thiết kế lẫn ý thức tham gia và quản trị giao thông tạo nên lượng khí thải khủng cùng tai nạn. Phát triển nóng về công nghiệp góp thêm nắm đấm vào môi trường và đẩy nhanh tốc độ biến đổi khí hậu.... Có nơi có lúc chúng ta làm ngược lại những gì quốc đảo bên kia đã làm để bảo vệ sự sống chính mình.

Singapore - với những tương đồng về tự nhiên, xã hội, là tấm gương có thể tham khảo và áp dụng để mưu cầu một tiến bộ cho kinh tế xã hội và nói riêng trong nỗ lực cùng thế giới chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sống, chủ đề nóng bỏng đang sôi nổi rầm rộ diễn ra không chỉ bên trong trụ sở LHQ ở New York mà còn trên các đường phố ở nhiều quốc gia.

Chống biến đổi khí hậu, nước đã đến chân...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Thiên nhiên và tuệ giác tương tức

Môi trường 09:09 13/04/2024

Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống lòng đất ẩm, khoảng một tuần sau hạt bắp sẽ nảy mầm và dần dần trở thành một cây bắp con. Ta có thể hỏi cây bắp con: “bắp ơi, em có nhớ lúc em còn là một hạt bắp không?”

'Việc thiếu nước là một vấn đề lớn của vùng Tây Nam Bộ'

Môi trường 20:52 12/04/2024

Phỏng vấn nhanh Đại đức Thích Chiếu Pháp, uỷ viên Ban TT-TT Phật giáo Tiền Giang, người đang cùng các nhà hảo tâm và cộng đồng thực hiện các 'chuyến xe không màu' đưa nước ngọt cung ứng cho đại chúng ở Thị xã Gò Công, Tiền Giang.

Tôi yêu đất mẹ

Môi trường 12:00 11/04/2024

Vào mỗi sáng mùa đông, sau khi thức dậy, tôi thường khoác thêm áo ấm và bước ra ngoài đi dạo một vòng quanh xóm Thượng. Trời vẫn còn nhá nhem tối, tôi nhẹ nhàng đặt từng bước chân cẩn trọng, tôi thấy mình giao cảm với đất trời, với trăng sao và vũ trụ bao la.

Xem thêm