Hội tại nhà, Phật tại tâm
Như thường lệ, ngày 10 tháng giêng là ngày khai hội Xuân Yên Tử. Tuy nhiên năm nay do dịch virus corona nên Ban Tổ chức không tổ chức lễ khai hội với chương trình nghệ thuật tưng bừng. Các sư thầy chỉ tổ chức hành lễ theo đúng nghi thức Phật giáo tại Cung Trúc Lâm - Yên Tử.
>>Trung ương Giáo hội PGVN yêu cầu dừng lễ hội ở các Chùa để phòng chống dịch corona

Sư thầy đang hướng dẫn Phật tử cách phòng tránh đại dịch
Với tinh thần “Hội ở nhà, Phật tại tâm”, du khách hành hương về Yên Tử được trang bị kiến thức phòng tránh đại dịch, được các sư thầy giảng pháp về ý nghĩa của tư tưởng Phật hoàng Trần Nhân Tông, Phật ở trong tâm mỗi người, lòng hướng thiện thì tâm sẽ an, chứ nhất thiết không phải đến Tam bảo, chính điện.
Thay cho các chương trình văn hóa, văn nghệ, trò chơi tập trung đông người, tại Cung Trúc Lâm- Khu Danh thắng Yên Tử, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh tổ chức khóa lễ cầu quốc thái dân an. Khóa lễ tụng kinh Dược sư trong 7 ngày 7 đêm với mong muốn nguyện cầu oai lực của đức Phật từ bi gia hộ để nhân loại có đầy đủ năng lượng và trí tuệ vượt qua dịch viêm phổi cấp do virus corona nhanh chóng chấm dứt.
Tại buổi lễ, Phật tử được nghe các chư tăng giảng pháp về nguy hại của dịch bệnh, quan trọng nhất vẫn là sức khỏe con người.


Các Phật tử được nghe giảng về cách phòng chống dịch.
“Đất nước ta đang cùng nhau đồng lòng để phòng chống dịch corona nên thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh cùng các tín đồ Phật tử cả nước quang lâm về Cung Trúc Lâm chỉ thực hành nghi thức tâm linh theo nghi thức truyền thống, đồng thời Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh cũng chính thức khai đàn Dược sư trong 7 ngày cầu nguyện quốc thái dân an, cầu cho dịch bệnh sớm tiêu tan”, Thượng toạ Thích Đạo Hiển, Phó trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh chia sẻ.
Theo Thượng toạ Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam: "Phật giáo Việt Nam thực ra du nhập từ Ấn Độ về nhưng đã chuyển hoá rất mạnh, đặc biệt là tới đời đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông đó là Phật tại tâm. Tức là con người ta không nhất thiết phải đến chùa lễ Phật mới thành tâm. Quan điểm Phật ở tâm rồi, tâm ta thành, tâm ta thiện thì chúng ta đã có thành tựu khoá lễ của chúng ta".

Lễ tụng kinh Dược sư cầu nguyện quốc thái dân an, nguyện cầu đẩy lùi dịch bệnh.
Trên tinh thần Phật tại tâm, Thượng toạ Thích Thanh Quyết mong muốn các Phật tử các nơi rằng, khai hội có thể năm nay không có nhưng chống dịch thì không thể không. “Chúng tôi mong muốn Phật tử cả nước hãy thực hiện tinh thần của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Hội ở nhà, Phật tại tâm”, Thượng toạ Thích Thanh Quyết chia sẻ.

Theo ông Lưu Quang Trung, Phó Trưởng Ban Quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử, lượng khách về Yên Tử ngày 2/2/2020 (ngày mùng 09 tháng Giêng Âm lịch) là: 8.345 khách. So với cùng kỳ năm 2019 đã giảm đi một nửa nhưng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, dù chỉ một du khách tới vãn cảnh chùa thì Ban quản lý di tích cũng phải làm đủ các thủ tục cần thiết như phát khẩu trang miễn phí, xịt nước sát khuẩn cho du khách, hướng dẫn du khách tự bảo vệ mình và những người xung quanh trước tình hình dịch bệnh dịch corona.

“Hàng vạn khẩu trang y tế và hàng chục thùng cồn sát khuẩn rửa tay cho du khách về tham quan khu di tích Yên Tử đã được phát đi”, ông Lưu Quang Trung chia sẻ.
Tại các điểm: Cung Trúc Lâm, bế xe Hạ Kiệu, Chùa Hoa Yên, Chùa Đồng; cabin cáp treo... du khách được Ban quản lý Danh thắng, nhà chùa hướng dẫn cách phòng tránh dịch bệnh và được phát khẩu trang miễn phí; xit rửa tay... Các băng rôn treo tại các điểm dừng chân bằng 2 thứ tiếng: Tiếng Viêt và tiếng Anh. Đối với du khách Hàn Quốc, Nhật Bản.. được nhân viên của Công ty Tùng Lâm nhắc nhở giữ gìn vệ sinh cho bản thân và cộng đồng.
Với phương châm: “diệt dịch như diệt giặc”, dù chỉ đón 1 du khách tại Yên Tử vẫn phải đảm bảo an toàn. Đức Phật dạy: Tâm tịnh thì quốc độ tịnh, tâm an thì chúng sinh an, tâm bình thì thiên hạ bình. Phật tại Tâm. Tư tưởng đó của Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn có giá trị trong mội hoàn cảnh, mọi thời đại. Ngài luôn đặt lợi ích thái bình thịnh trị của đất nước lên trên hết. Mỗi phật tử, hướng lòng mình, tỏ lòng thành kính với đức Phật bằng những việc làm thiện, sống tốt đời, đẹp đạo có ý thức bảo vệ sức khỏe chính mình và cộng đồng. Đó cũng là hành theo những điều Phật dạy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước
Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.

“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước
Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.

Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước
Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm