Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 22/04/2019, 11:31 AM

Hội thảo khoa học khởi động Dự án dịch thuật các tác phẩm kinh điển phương Đông

Ngày 20/4/2019, tại hội trường Nguyễn Văn Đạo, Đại học Quốc gia Hà Nội – 144, Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội đã trọng thể tổ chức Hội thảo khởi động Dự án Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông.

Tham dự hội thảo còn có gần 400 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan trung ương, các viện nghiên cứu, đại diện Đại sứ quán các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan.

Về phía GHPGVN có sự hiện diện của Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam; Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Từ thiện xã hội TƯ; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Hoằng pháp TƯ; HT. Đào Như, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN cùng chư Tôn đức Tăng Ni các ban viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành.

Dự án Kinh điển phương Đông có tầm vóc và ý nghĩa lịch sử, mang giá trị thời đại, giá trị dân tộc và nhân văn đặc biệt quan trọng. Dự án này góp phần thực hiện những mục tiêu, định hướng lớn về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế trong thời đại cách mạng công nghiệp mới.

Ông Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Dự án Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông hay (Dự án kinh điển phương Đông) là một trong năm chương trình, dự án khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia do Chính phủ chỉ đạo.

Ông Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Dự án Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông hay (Dự án kinh điển phương Đông) là một trong năm chương trình, dự án khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia do Chính phủ chỉ đạo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Dự án Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông hay (Dự án kinh điển phương Đông) là một trong năm chương trình, dự án khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia do Chính phủ chỉ đạo. Trong đó Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì hai dự án lớn là Địa chí Quốc gia Việt Nam và Dự án kinh điển phương Đông.

Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tán thán những nhà lãnh đạo, nhà khoa học đã thiết kế dự án và cho biết thực tế có nhiều cá nhân, tổ chức vẫn đang dịch thuật nhiều các tác phẩm kinh điển. Cần có chính sách thu hút, tập hợp các chuyên gia, những dịch giả từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội.

Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tán thán những nhà lãnh đạo, nhà khoa học đã thiết kế dự án và cho biết thực tế có nhiều cá nhân, tổ chức vẫn đang dịch thuật nhiều các tác phẩm kinh điển. Cần có chính sách thu hút, tập hợp các chuyên gia, những dịch giả từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội.

Phát biểu tại hội thảo, Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tán thán những nhà lãnh đạo, nhà khoa học đã thiết kế dự án và cho biết thực tế có nhiều cá nhân, tổ chức vẫn đang dịch thuật nhiều các tác phẩm kinh điển. Cần có chính sách thu hút, tập hợp các chuyên gia, những dịch giả từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội. Việc dịch các kinh văn Phật giáo, không chỉ đòi hỏi người dịch giỏi ngôn ngữ mà cần có hiểu biết, lòng tin và sâu hơn là hành trì, chứng nghiệm những triết lý trong văn bản dịch.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Hoằng pháp TƯ đã bày tỏ ý nguyện hưởng ứng cố vấn cho dự án và gửi lời cảm ơn chân thành đến ĐHQG đã dự kiến chọn bộ Đạo tạng Phật giáo trong việc triển khai dự án.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Hoằng pháp TƯ đã bày tỏ ý nguyện hưởng ứng cố vấn cho dự án và gửi lời cảm ơn chân thành đến ĐHQG đã dự kiến chọn bộ Đạo tạng Phật giáo trong việc triển khai dự án.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Hoằng pháp TƯ đã bày tỏ ý nguyện hưởng ứng cố vấn cho dự án và gửi lời cảm ơn chân thành đến ĐHQG đã dự kiến chọn bộ Đạo tạng Phật giáo trong việc triển khai dự án.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, coi đây là “quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng” để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, do đó, cần ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, coi đây là “quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng” để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, do đó, cần ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, coi đây là “quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng” để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, do đó, cần ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ.

Bài liên quan

Khi nói về khoa học và công nghệ, mọi người, nhất là giới trẻ thường nghĩ đến máy tính, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo,… Tuy nhiên khoa học xã hội và nhân văn, khoa học chính trị, quản lý… cũng có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng. Dẫn câu nói của người xưa “một người hay lo bằng kho người hay làm”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh rằng, việc làm ra của cải vật chất là rất quan trọng, nhưng xét cho cùng, làm ra của cải vật chất phải hướng tới làm cho cuộc sống của mỗi người hạnh phúc hơn, xã hội tốt đẹp hơn.

Khẳng định, dự án này không chỉ có ý nghĩa về khoa học, văn hóa... mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy các giá trị tốt đẹp Việt Nam, cũng như tăng cường giao lưu văn hóa với các nước, Phó Thủ tướng đề nghị các nhà khoa học, các cá nhân tham gia dự án cần thực hiện tốt việc dịch, chú giải để đưa tri thức đến với công chúng một cách thỏa đáng; không chỉ dịch các tác phẩm từ Việt Nam mà còn dịch các tác phẩm đến từ các quốc gia khác; bảo đảm các tác phẩm được biên soạn và phục vụ cho các đối tượng nghiên cứu, mang tính hàn lâm, vừa đáp ứng nhu cầu phổ quát của đông đảo người đọc.

Các tác phẩm Kinh điển Phương Đông được du nhập vào Việt Nam từ khoảng đầu Công nguyên và không ngừng phát triển qua các thời kỳ lịch sử. Những tác phẩm kinh điển này là kết tinh trí tuệ, triết lý nhân sinh cao sâu của các nhà tư tưởng, văn hóa kiệt suất của nhân loại, phản ánh lịch sử, xã hội và con người Phương Đông, trong đó có Việt Nam.

Đặc biệt, sau khi được du nhập vào nước ta, các tác phẩm kinh điển phương Đông đã được dung thông, chuyển hóa, trở thành nguồn tài nguyên vô giá, góp phần tạo lập nên hồn cốt dân tộc, nền tảng tư tưởng và văn hóa của con người Việt Nam. Trong đó, có những di sản đã được UNESCO tôn vinh là di sản văn hóa của nhân loại.

Bài liên quan

Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo là ba dòng tư tưởng – tôn giáo lớn trong văn hóa Phương Đông. Trải qua hàng ngàn năm, nhiều tác phẩm Phật, Nho, Đạo đã khẳng định được sức sống trường tồn qua thời gian và không gian, thường xuyên được tái thông diễn, được giải thích lại để đem đến những giá trị mới cho từng thời đại, từng quốc gia, từng khu vực, thậm chí là cho cả thế giới.

Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của tam giáo, song cho đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có một bộ Đại tạng Kinh Phật giáo hay một bộ Kinh điển Nho gia và Đạo gia nào được dịch thuật đầy đủ. Các tác phẩm điển tịch của các nhà tu hành Việt Nam viết cũng chưa được tập hợp, dịch và giới thiệu đầy đủ.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Từ thực tiễn đó, ĐHQGHN được Thủ tướng Chính phủ giao thẩm định, phê duyệt, chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ: Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển Phương Đông. Đây là dự án có tầm vóc và ý nghĩa lịch sử đặc biệt to lớn, có giá trị thời đại, giá trị dân tộc và nhân văn đặc biệt quan trọng.

Với tầm vóc lớn lao của nhiệm vụ dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển Phương Đông, ĐHQGHN đã trao cho Viện Trần Nhân Tông, một cơ sở nghiên cứu mang tính học thuật cao và là đơn vị thành viên của ĐHQGHN do Thủ tướng ký quyết định thành lập, để triển khai dự án.

Thời gian qua, Viện Trần Nhân Tông đã phối hợp với Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức nhiều hội thảo khoa học quốc tế uy tín như: Hội thảo “Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại”, Hội thảo “Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm – Đặc sắc tư tưởng, văn hóa”. Hiện nay Viện Trần Nhân Tông đã và đang triển khai lớp Bồi dưỡng năng lực dịch thuật các tác phẩm kinh điển Phương Đông, qua đó chuẩn bị lực lượng hỗ trợ và kế tục triển khai dự án.

Bài liên quan

Dự án Kinh điển Phương Đông dự kiến sẽ được thực hiện trong 10 năm theo hai giai đoạn.

Giai đoạn 1 (từ tháng 3/2019-tháng 2/2024) là giai đoạn chuẩn bị và tiến hành dịch thuật, trrong đó, dự án sẽ thực hiện khảo sát, lên hồ sơ dịch thuật; chọn văn bản nền để tổ chức dịch thuật và tham chiếu; xây dựng bộ quy cách dịch thuật; tập huấn và chọn lọc nhân sự chính tham gia và tuyển chọn cộng tác viên; chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ dịch thuật, xây dựng cơ sở dữ liệu và thư viện tra cứu phục vụ dịch thuật. Sau đó, dự án tiến hành dịch thuật theo hai hướng toàn dịch và toát yếu.

Giai đoạn 2 (từ tháng 3/2024-tháng 2/2029), giai đoạn chỉnh lý, tiếp tục hoàn thiện và dịch thuật các bộ Kinh còn lại trong phần Chính tạng, điển tịch Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo được trước tác, chú giải tại Việt Nam.

Sản phẩm dự kiến của toàn bộ quá trình này là các bộ sách in, sách số về tinh hoa của các tác phẩm kinh điển Phương Đông, bao gồm 150 quyển thuộc Chính tạng, 9 quyển Nho tạng, hai quyển Đạo tạng cùng các tác phẩm trước thuật của các đại sư Việt Nam trong lịch sử; 13 bộ kinh điển của Nho gia, cùng điển tịch Nho học Việt Nam và 3 quyển Đạo đức kinh, Nam hoa kinh, Xung hư chân kinh, cùng một số điển tịch Đạo giáo chọn lọc ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, đầu ra của dự án còn cung cấp các mô hình, giải pháp phát huy các giá trị tinh hoa của các tác phẩm kinh điển Phương Đông tới cộng đồng và đặc biệt là cơ sở dữ liệu số về bộ sản phẩm của Dự án và cổng thông tin điện tử phục vụ tra cứu rộng rãi.

Dự án không sử dụng ngân sách Nhà nước mà sẽ huy động nguồn xã hội hóa từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hằng năm, dự án sẽ lên kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ thành phần, phù hợp với nguồn ngân sách được huy động.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện

Trong nước 07:00 22/11/2024

Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Trong nước 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo

Trong nước 16:00 20/11/2024

Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.

Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị

Trong nước 09:00 20/11/2024

Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Xem thêm