Tham luận tư tưởng Thiền học VN tại Hội thảo Quốc tế lần 2 do Học viện Phật giáo Quốc tế Nāgānanda tổ chức
Học Viện Phật Giáo Quốc Tế Nāgānanda đã tổ chức hội thảo Quốc tế vào ngày 26 tháng 01 năm 2019, qua đó mời các học giả khắp nơi trình bày nghiên cứu cũng như góp phần phát triển kho tàng học thuật Phật giáo Toàn cầu nói chung và tại Sri Lanka nói riêng.
Nền học thuật Phật giáo Sri Lanka xưa nay được biết đến là một nền học thuật tiếng tăm bởi các yếu tố lịch sử, con người cũng như các công trình nghiên cứu phiên dịch của nước này. Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công đó chính là việc thường xuyên tổ chức những hội thảo để đàu sâu nghiên cứu những vấn đề Phật học cũng như lịch sử, tư tưởng triết lý…
Nằm trong chuỗi sự kiện để phát huy tinh thần đóng góp và tìm hiểu chung đó, Học Viện Phật Giáo Quốc Tế Nāgānanda đã tổ chức hội thảo quốc tế vào ngày 26 tháng 01 năm 2019, qua đó mời các học giả khắp nơi trình bày nghiên cứu cũng như góp phần phát triển thêm kho tàng học thuật Phật giáo Toàn cầu nói chung và tại Sri Lanka nói riêng.
Tuy là một Học Viện mới nổi lên trong thời gian gần đây, tuy nhiên với quy mô xây dựng hoành tráng dưới sự bảo trợ cùng sáng lập của HT. Tịnh Không cũng như quy tụ những Giáo sư Tiến sĩ giảng dạy danh tiếng như Giáo sư Tiến sĩ G. D. Sumanapala, Giáo sư Tiến sĩ Ratna Wijetunga, Giáo sư Tiến sĩ Chandima Wijebandara… đã và đang tham gia điều hành và giảng dạy tại Học Viện này.
Hội thảo với chủ đề chính là “Đóng góp của Học thuật Phật giáo và Nhân văn cho Sự Phát triển Bền vững” cùng những chủ đề phụ như Thiền Học Phật Giáo, Tâm Lý Học Phật Giáo và Tâm Lý Trị Liệu, Ngôn Ngữ và Văn Học, So Sánh Tôn Giáo Học...
Tại hội thảo này, ĐĐ. Thích Thanh An hiện là nghiên cứu sinh M.Phil của Viện Cao Học Phật Học và Pāli thuộc ĐH Kelaniya, Sri Lanka đã trình bày tham luận giới thiệu về tư tưởng cốt lõi của Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam với đề tài: “The Essential Thoughts of The Vietnamese Trúc Lâm Dhyāna School”. Với mong muốn giới thiệu những đặc sắc tư tưởng Phật Giáo của Việt Nam ra cộng đồng học thuật thế giới, bài tham luận đã xoáy sâu và 3 điểm chính dựa trên tư tưởng chủ đạo của Phật Hoàng Trần Nhân Tông đó là: “đời sống Thiền – Tính Sáng – Khái Niệm Abhāvacitta” để trình bày và thảo luận.
Sau khi kết thúc phần trình bày, Chủ tọa của phong hội thảo là Giáo Sư Rev. Miriswaththe Wimalagnana – Phó Viện Trưởng thường trực Viện Cao Học Phật Học và Pāli thuộc ĐH Kelaniya, Sri Lanka đã chất vấn một số vấn đề về tư liệu cũng như triết lý tư tưởng nền tảng của Thiền Phái này đồng thời cũng cám ơn sự đóng góp và giới thiệu của bài nghiên cứu về Thiền học Việt Nam cho Hội thảo.
Quảng Vượng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng
Quốc tế 10:39 28/10/2024Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).
Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương
Quốc tế 09:20 20/10/2024Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)
Quốc tế 10:54 19/10/2024Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.
Hàn Quốc: Bộ sưu tập tượng Phật Chùa tháp bằng đá ở Vân Trụ Cổ tự
Quốc tế 08:00 15/10/2024Vân Trụ Cổ Tự hiện có 80 tòa kiến trúc và 80 pho tượng Phật còn sót lại từ 1.000 pho tượng Phật và 1.000 tòa kiến trúc. Mỗi bức tôn tượng Phật lại có hình dáng, kích cỡ khác nhau...
Xem thêm