Đại diện danh dự của đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nga, các nước SNG và Mông Cổ, Hòa thượng Telo Tulku Rinpoche - Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Cộng hòa Kalmykia (thuộc Liên bang Nga), thuyết trình về những thách thức đối với Phật giáo tại Liên bang Nga từ thời xa xưa, cách nó đã được hồi sinh, tái phát triển và được giới thiệu lại ở quốc gia Nga hiện đại.
Hội thảo Khoa học các dịch giả Văn bản “Đối với Kinh điển Phật giáo tiếng Nga” lần đầu tiên được tổ chức tại Moscow từ ngày 06-09/11/2018.
Hội thảo được chủ trì bởi Chủ tịch Ủy ban tổ chức - Đại diện danh dự của đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nga, các nước SNG và Mông Cổ, Hòa thượng Telo Tulku Rinpoche - Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Cộng hòa Kalmykia (thuộc Liên bang Nga); Đồng Chủ tịch của Ban tổ chức - Tiến sĩ Andrey Teretyev, tổng biên tập “Phật giáo Nga” (Buddhism of Russia), các ấn phẩm “Nartang”, Giám đốc Viện nghiên cứu phương Đông của lịch sử khoa học Nga (Institute of Oriental Studies of the Russian Academy of Sciences-RAS); Tiến sĩ Lysenko, người đứng đầu ngành Triết học phương Đông tại Viện nghiên cứu phương Đông của lịch sử khoa học Nga; Tiến sĩ Krapivina, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện RAS; Cư sĩ Yulia Zhironkina, giám đốc của cơ quan Tây Tạng Lưu Vong tại Moscow (Director of Save Tibet Foundation), biên tập các ấn phẩm “Nalanda”.
Hội thảo có sự tham dự của các nhà dịch thuật, nhà nghiên cứu và nhà xuất bản hàng đầu của Nga về các văn bản Phật giáo.
Đại diện danh dự của đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nga, các nước SNG và Mông Cổ, Hòa thượng Telo Tulku Rinpoche - Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Cộng hòa Kalmykia (thuộc Liên bang Nga), Văn phòng Tây Tạng, Moscow cho biết, trong bốn ngày Hội thảo đã mở ra một cơ hội để lập kế hoạch cho tương lai: “Không có rào cản giữa Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Viện nghiên cứu Phương Đông và các trung tâm Phật giáo, giữa các trường và khu vực Phật giáo khác nhau trong các cuộc thảo luận kéo dài bốn ngày.
Trong bầu không khí tuyệt vời của thiện chí và hợp tác, chắc chắn sẽ góp phần vào sự nổi lên của Văn bản “Đối với Kinh điển Phật giáo tiếng Nga”.
Hội thảo lịch sử này được kết hợp tổ chức bởi cơ quan Tây Tạng Lưu Vong tại Moscow, Trung tâm Thông tin và Văn hóa Tây Tạng, Viện nghiên cứu phương Đông của lịch sử khoa học Nga (RAS), Viện Triết học (RAS).
Hội thảo bắt đầu với bài phát biểu khai mạc của các thành viên Ban tổ chức, Cư sĩ Julia Zhironkina, Giám đốc tổ chức Cư sĩ Yulia Zhironkina, giám đốc của cơ quan Tây Tạng Lưu Vong tại Moscow, một trong những nhà tổ chức chính, và điều hành Hội thảo, đã giới thiệu tất cả các thành viên của Ủy ban Tổ chức Hội thảo.
Giáo sư Valery P. Androsov, tiến sĩ khoa học lịch sử, Viện trưởng Viện nghiên cứu phương Đông của lịch sử khoa học Nga (RAS) mở đầu cùng sự trân trọng, chào đón tất cả quý đại biểu tại Hội thảo Khoa học các dịch giả Văn bản “Đối với Kinh điển Phật giáo tiếng Nga” lần đầu tiên được tổ chức tại Moscow.
Đại diện danh dự của đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nga, các nước SNG và Mông Cổ, Hòa thượng Telo Tulku Rinpoche - Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Cộng hòa Kalmykia (thuộc Liên bang Nga), thuyết trình về những thách thức đối với Phật giáo tại Liên bang Nga từ thời xa xưa, cách nó đã được hồi sinh, tái phát triển và được giới thiệu lại ở quốc gia Nga hiện đại.
Ngài đã đưa ra một lịch sử ngắn gọn, và thống kê đầy đủ tất cả các sinh viên đã được gửi đến Ấn Độ từ Nga, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu đến hiện tạị, nghiên cứu một cuộc khảo sát cập nhật của sinh viên hiện đang du học hoặc đã hoàn thành nghiên cứu.
Đa số các sinh viên này học tại các cơ sở tự viện Phật giáo, cũng như các tổ chức được ghi nhận khác ở các vùng khác nhau ở Ấn Độ. Hòa thượng Telo Tulku Rinpoche đã thảo luận về các kế hoạch tổ chức các hội thảo khoa học trong tương lai cho tất cả các sinh viên đang học tập, nghiên cứu sinh tại Ấn Độ.
Ngài đã bày tỏ lòng tri ân sâu sắc của mình đến Đức Đạt Lai Lạt Ma, và Chính phủ Tây Tạng lưu vong, tất cả các vị học giả, dịch giả và tất cả các cá nhân chuyên nghiên cứu văn bản, và triết học Phật giáo, các tác phẩm của các bậc thầy vĩ đại Đại học Phật giáo Nalanda cho công việc đầy gian lao khó nhọc, miệt mài lao động tâm trí, thời gian, sự cống hiến và hầu hết tất cả để hỗ trợ và đoàn kết hòa hợp tăng già.
Tiến sĩ Krapivina, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện RAS nói ngắn gọn về tầm quan trọng của công việc dịch thuật, và bày tỏ lòng tri ân đối với tất cả các nhà tổ chức, đặc biệt là Chủ tịch Ủy ban tổ chức - Đại diện danh dự của đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nga, các nước SNG và Mông Cổ, Hòa thượng Telo Tulku Rinpoche, như Tiến sĩ Krapivina nói: “Cô ấy là một người rất truyền thống” và đã được đại diện danh dự của đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nga, Ngài Telo Tulku Rinpoche đã trao một chiếc khăn truyền thống của Tây Tạng.
Tiến sĩ Krapivina mở đầu với một trích dẫn ngắn gọn từ kinh điển Phật giáo hệ Pali, nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc của người dịch. Ông nói về nhu cầu phát triển một lý thuyết chung về bản dịch, và tạo ra một Hiệp hội dịch giả, hoặc đăng ký của tất cả các dịch giả, và các dự án đang được thực hiện.
Tiến sĩ Lysenko của Viện Triết học RAS đã thuyết trình về sự cần thiết từ những tình huống thực tiễn Phật giáo, Phật giáo ưu tiên về ý nghĩa hơn hình thức và bản chất.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi
lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào
sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp
một lần hoặc hàng tháng.
Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.
Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).
Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.
Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.