Thứ, 24/08/2020, 15:26 PM

Hướng dẫn cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng bảy

Trong dân gian có câu: “Tết cả năm không bằng Rằm tháng bảy”. Do đó vào ngày này, việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng bảy là điều rất quan trọng.

Các gia đình thường mong muốn từ những vật phẩm cúng lễ, cách sắp mâm cỗ cúng cho đến văn khấn cúng Rằm tháng bảy sao cho đầy đủ và đúng Pháp. Vậy mâm cỗ cúng Rằm tháng bảy nên chuẩn bị những gì để được nhiều lợi ích và phúc báu? 

Những món chay ngon cho mùa Vu Lan

Đồ cúng Rằm tháng bảy gồm những gì?

Trong kinh Tế Đàn, Đức Phật dạy: “Những loại tế đàn nào, này Bà la môn, bò bị giết, dê cừu bị giết, gà heo bị giết, các loài sinh vật khác đi đến bị giết hại. Loại tế đàn ấy, này Bà la môn, liên hệ đến sát sinh, Ta không tán thán loại tế đàn ấy. Những loại tế đàn có sát sinh như vậy, này Bà la môn, các A la hán và những ai đi trên con đường hướng đến A la hán, không có đi đến”. Ở đây, Đức Phật khẳng định rất rõ ràng, những đàn lễ có sự sát sinh không được Ngài tán thán và các vị Thánh nhân chứng minh.

Trong văn kinh, Đức Phật cũng dạy cách cúng tế đúng Pháp: “Này Bà la môn, tại những tế đàn nào, trong ấy không có bò bị giết, không có dê cừu bị giết, không có gà heo bị giết, không có các loài sinh vật khác bị giết hại. Này Bà la môn, Ta tán thán loại tế đàn không có sát sinh như vậy, tức là làm bố thí, tế đàn cầu hạnh phúc cho gia đình. Những loại tế đàn không có sát sinh như vậy, này Bà la môn, các A la hán và những người đi trên con đường hướng đến A la hán, có đi đến”.

Y lời Phật dạy trong bài kinh Tế đàn, để đàn lễ cúng Rằm tháng bảy được lợi ích cho kẻ còn, người mất thì chúng ta phải cúng tế chay tịnh, trang nghiêm.

Gia chủ nên thực hành lời Phật dạy trong việc thờ cúng để việc cúng rằm tháng 7 được lợi ích cho kẻ còn, người mất

Gia chủ nên thực hành lời Phật dạy trong việc thờ cúng để việc cúng rằm tháng 7 được lợi ích cho kẻ còn, người mất

Hướng dẫn cách tụng và tải kinh Vu Lan

Do đó, khi sắm lễ cúng Rằm tháng bảy, người sắm lễ nên chuẩn bị:– Vật thực chay tịnh, không sát mạng chúng sinh để cúng.

– Không cúng bằng giấy tiền, vàng mã..

– Đồ lễ gồm:

+ Hương: Các loại hương đốt có hương thơm.

+ Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).

+ Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.

+ Quả: Số lượng tùy ý, không kiêng kỵ 2 quả hay 4 quả,… Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để vong linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị. (Tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ).

+ Thực: mâm cơm chay, nếu có xôi chè thì bày cả xôi chè để cúng.(Nếu cúng cô hồn thì chuẩn bị thực: cháo, gạo muối, bánh kẹo, bim bim, khoai, ngô (số lượng tùy ý)…, chậu nước sạch).

Sắp mâm cỗ cúng Rằm tháng bảy

Mâm cỗ cúng rằm tháng bảy tại nhà

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 đơn giản tại nhà (Ảnh minh họa)

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 đơn giản tại nhà (Ảnh minh họa)

– Địa điểm bày lễ: Tại ban thở.

+ Cúng Phật: Hương, hoa, trà, quả, thực, xôi chè hoặc bát cơm trắng(Nếu gia đình chưa có ban thờ Phật, thì khi bạch cúng lễ, sẽ hướng tâm tới Phật để cúng, mà không sắm lễ).

+ Cúng chư Thiên, Thần linh: Hương, hoa, trà, quả, thực, xôi chè hoặc bát cơm trắng.

+ Cúng vong linh gia tiên: Hương, hoa, trà, quả, thực: mâm cơm chay, nếu có xôi chè thì bày cả xôi chè để cúng.

Mâm cúng chúng sinh (cô hồn)

Đàn lễ cúng chúng sinh (cúng thí thực) Rằm tháng bảy chay tịnh tại nhà

Đàn lễ cúng chúng sinh (cúng thí thực) Rằm tháng bảy chay tịnh tại nhà

– Địa điểm: cửa nhà, hiên nhà, sân, sân thượng…

+ Đồ lễ: hương, hoa, trà, quả, cháo, gạo muối, bánh kẹo, bim bim, khoai, ngô (số lượng tuỳ ý)… mâm cơm chay, chậu nước sạch.

Có nên đốt vàng mã vào ngày rằm tháng bảy

Mâm cỗ cúng rằm tháng bảy tại mộ

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 tại mộ (ảnh minh họa)

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 tại mộ (ảnh minh họa)

Mâm cúng tại mộ được sắm thành hai lễ: Một lễ cúng thần linh; một lễ cúng vong linh của gia đình và thí thực cô hồn cùng một lễ:

– Sắm lễ cúng thần linh: Nến, hoa, quả, xôi, nước (số lượng tùy duyên).

– Sắm lễ cúng vong linh của gia đình và thí thực cô hồn: Nến, hoa, quả, xôi, nước, bánh kẹo, khoai, ngô… (số lượng tùy duyên).

Hy vọng qua bài viết trên, quý Phật tử sẽ hiểu rõ hơn về cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng bảy đơn giản nhưng vẫn trọn vẹn nghĩa tình, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân và gia đình.

Xem thêm video "Tam tự tánh trong đạo Phật":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm