Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 24/11/2023, 09:20 AM

Đọc tụng kinh sao cho đúng?

Chúng ta ngày nay chỉ đọc tụng mà không đúng như lời Phật dạy để tu hành, cho rằng đọc tụng nhiều là tu nhiều. Tu và đọc có giống nhau không? Nếu bảo đọc tụng kinh là tu, tôi cho rằng chưa đúng. Vì sao?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ví dụ một bệnh nhân đến bác sĩ khám bệnh. Bác sĩ cho toa bảo về nhà mua đủ những thứ thuốc ghi trong toa mà uống sẽ lành bệnh. Bệnh nhân đem toa về cứ đọc tới đọc lui hiệu thuốc ghi trong toa, mà không mua thuốc để uống. Như thế bệnh có lành không?

Cũng vậy, ở đây Phật dạy đọc tụng rồi đúng như lời dạy của Phật mà tu hành mới được công đức. Phải hiểu chỗ này cho thật kỹ. Đọc rồi nhớ ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống đó là tu, chớ không phải đọc tụng suông như đọc toa thuốc mà gọi là tu được.

Hiện tại có rất nhiều người tụng kinh Pháp Hoa, tu theo kinh Pháp Hoa, nhưng chúng ta tụng và tu theo kinh Pháp Hoa với tâm niệm gì? Cầu trí tuệ Phật hay cầu phước báo, cầu lợi lộc? Nếu cầu phước cầu lợi là phản bội kinh Pháp Hoa rồi!

Tôi xin nhắc lại kinh Pháp Hoa dạy tu để được Nhứt thiết chủng trí, tức là tu để được trí tuệ Phật. Phật dạy một đàng chúng ta làm một nẻo, mà cho là trì kinh, cho là mình tu cao, chỉ tăng trưởng lòng tham, tăng trưởng ngã mạn. Đó là một cái bệnh mà ít ai biết.

Nói lời thật thì khó nghe và làm mất lòng người. Nhưng biết, thấy người tu sai mà không nói thì vấp phải cái lỗi bỏn xẻn, nên buộc lòng chúng tôi phải nói. Giảng kinh Pháp Hoa là phải làm sáng tỏ lý kinh, chớ để cho người tu theo kinh Pháp Hoa mà tu lầm, tu sai thì không được. 

Trích “Kinh Pháp Hoa – Phẩm Dược Thảo Dụ”. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người tu quý trọng đạo đức

Kiến thức 16:00 04/05/2024

Tất cả Tăng Ni cần ý thức được việc bổn phận của mình, đó là phải cố gắng tu và xả bỏ cái ngã riêng tư cùng những hư danh hão huyền, để đạt được đạo chân thật mới là cứu cánh. Đừng mắc kẹt vào những cái nhỏ mà quên mất việc lớn, uổng một đời tu của mình.

Tinh tấn siêng năng được an lạc hạnh phúc

Kiến thức 13:45 04/05/2024

Khi nói tinh tấn là nói sự nỗ lực siêng năng cần cù cố gắng hướng thiện, hướng thượng chân chánh thành tựu định lực trí tuệ từ bi giác ngộ, rồi tận tâm giáo hóa cứu giúp chúng sanh vượt thoát khổ đau trong sáu nẻo luân hồi.

Còn hiện hữu là còn Khổ

Kiến thức 12:00 04/05/2024

Mục đích của sự tu tập theo đạo Phật là để chấm dứt luân hồi tái sinh, chấm dứt sự hiện hữu dù bất cứ ở đâu dưới mọi hình thức nào, gọi là Vô dư Niết-bàn, có nghĩa là không còn bất kỳ một lộ trình tâm nào nữa.

Đức Thế Tôn và hạnh vô úy

Kiến thức 07:56 04/05/2024

Cuộc sống vốn có những mối quan hệ chằng chịt, đan chéo lẫn nhau. Sự tương tác ấy đã tác động đến mọi lãnh vực của cuộc sống xã hội, từ lối sống cho đến văn hóa…mà kinh, sách lại là những sản phẩm, gia tài văn hóa của các bậc tiền nhân đã lưu lại.

Xem thêm