Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 11/02/2022, 11:11 AM

Hướng dẫn lập bàn thờ Phật tại gia để tăng trưởng tâm cung kính, biết ơn và sinh phước báu

Phật tử nên cố gắng thiết lập bàn thờ Phật ở nhà. Vì tâm mình còn yếu, mình còn phải nương theo tướng để tu.

“Thầy khuyến khích Phật tử nên cố gắng thiết lập bàn thờ Phật ở nhà. Vì tâm mình còn yếu, mình còn phải nương theo tướng để tu. Nên có bàn thờ Phật thì mình được bày tỏ lòng cung kính đầy đủ hơn. Không có hình ảnh Phật, nhiều khi tâm cung kính của mình không phát sinh ra được. Tâm cung kính được phát sinh thì thiện tâm, thiện căn cũng được sinh ra”. - Đại Đức Thích Trúc Thái Minh.

Theo Đại Đức, bản chất của thờ phụng chính là bày tỏ sự kính trọng, tôn kính, biết ơn với đối tượng mà mình muốn thờ. Trong tâm của hàng vạn, hàng triệu con người, Đức Phật là một bậc Toàn giác, có đầy đủ đức hạnh cao quý, xứng đáng được tôn thờ. Ngài là đấng Cha lành, là nơi nương tựa vĩnh chắc của bốn loài chúng sinh, có trí tuệ thấu suốt thế gian và có đầy đủ đức hạnh cao quý dẫn dắt chúng sinh ra khỏi biển khổ của luân hồi sinh tử. Chính vì vậy, bất kỳ ai thành tâm tôn kính Đức Phật đều có thể thờ phụng Ngài. Vậy thờ phụng Đức Phật ở tại gia như thế nào cho đúng và tích lũy được nhiều phước báu?Kính mời quý Phật tử hãy cùng tìm hiểu việc lập bàn thờ Phật qua lời chỉ dạy của Đại Đức Thích Trúc Thái Minh với bài viết sau đây.

Phật tử nên cố gắng thiết lập bàn thờ Phật ở nhà.

Phật tử nên cố gắng thiết lập bàn thờ Phật ở nhà.

Lập bàn thờ Phật tại gia với tâm cung kính, tâm biết ơn sẽ sinh phước báu

Đại Đức chia sẻ: “Thầy khuyến khích Phật tử nên cố gắng thiết lập bàn thờ Phật ở nhà. Vì tâm mình còn yếu, mình còn phải nương theo tướng để tu. Nên có bàn thờ Phật thì mình được bày tỏ lòng cung kính đầy đủ hơn. Không có hình ảnh Phật, nhiều khi tâm cung kính của mình không phát sinh ra được. Tâm cung kính được phát sinh thì thiện tâm, thiện căn cũng được sinh ra”. Lập bàn thờ Phật là nương theo tướng mà tu Phật, hành theo hạnh Phật và thường khởi sinh được lòng tôn kính đối với bậc Toàn giác. Đại Đức Thích Trúc Thái Minh đã chỉ dạy: “Chúng ta thờ Phật, cung kính rồi lễ bái, tụng kinh, sám hối; sau đó chúng ta tác phước, cúng dường thì sẽ sinh ra phước báu; có phước báu thì được may mắn, tốt đẹp”. Như vậy, thờ phụng và cung kính Đức Phật - một trong ba ngôi báu của Tam Bảo, phước báu sẽ khởi sinh, mang lại may mắn, hạnh phúc cho người thờ.

Với lòng từ bi thương yêu chúng sinh vô hạn, từ trong vô lượng kiếp, Đức Phật đã dày công tinh tấn tu hành, quyết tâm đi tìm con đường giải thoát chúng sinh thoát khỏi khổ đau sinh tử, đạt được Niết bàn an vui. Công đức của Ngài vĩ đại không thể nghĩ bàn như vậy, mà chúng ta không biết ơn, không tôn thờ, thì còn tôn thờ ai nữa? Chính tâm biết ơn này sẽ là hạt giống thiện lành nhất khiến cho mỗi người được quả báo tốt đẹp. Và tâm biết ơn đó sẽ luôn luôn giữ cho người Phật tử một điểm tựa, đó là chính Pháp của Phật.Đại Đức cũng chỉ dạy: “Chúng ta phải biết ơn, dù ai giúp mình một ngụm nước khi mình khát, một bóng mát khi mình nắng cũng đều phải biết ơn. Biết ơn thì chúng ta tôn thờ, thờ phụng”.

Có câu: “Gần đèn thì sáng”, chúng ta gần ai thì cũng được ảnh hưởng nhân cách từ người đó. Kính trọng một bậc đáng kính như Đức Phật, chúng ta sẽ được mọi người tôn trọng mình; học hỏi đức tính cao quý của Đức Phật, chúng ta cũng dần dần trở thành người có nhân cách tốt đẹp; đi trên con đường Phật đã đi, chúng ta sẽ là bậc Thánh, bậc Giác ngộ ở kiếp vị lai. Chúng ta tôn kính tôn ảnh, tượng Phật cũng chính là tôn kính Đức Phật thật sự. Một người đệ tử Phật, thực hành đúng lời Phật dạy, không chỉ mang lại hạnh phúc cho chính mình mà còn cho những người xung quanh.

Phật tử trong đạo tràng thỉnh chư Tăng về an vị bát hương (ảnh minh họa)

Phật tử trong đạo tràng thỉnh chư Tăng về an vị bát hương (ảnh minh họa)

Cách lập bàn thờ Phật đơn giản

1. Ai có thể lập bàn thờ Phật?

Đại Đức chỉ dạy: “Việc phụng thờ Phật là quyền của mỗi chúng ta. Chúng ta kính ai, chúng ta thờ người đó. Và chúng ta hoàn toàn có thể tự mình lập ban thờ được. Quyền lập ban thờ không phải dành riêng cho chư Tăng hay một ông thầy nào cả. Chỉ có chúng ta với đầy đủ tâm thành kính và thờ đúng nghi thức là được”. Nếu đủ nhân duyên thỉnh mời được chư Tăng về làm lễ an vị Phật thì là điều rất quý báu, đó quả thực là duyên lành của gia chủ. Tuy nhiên, nếu như chưa đủ duyên thỉnh mời chư Tăng, mỗi gia đình đều có thể tự lập ban thờ Phật. Khi lập ban thờ Phật, gia chủ cần chú ý một số điều để giữ trọn vẹn được tâm thành kính như chọn nơi trang nghiêm, đặt vị trí ban thờ lên cao; tốt nhất là chọn nơi cao nhất, trang trọng nhất, yên tĩnh nhất trong nhà để đặt ban thờ Phật.

2. Lập bát hương thờ Phật sao cho đúng?

Gia chủ thỉnh mua bát hương và cốt bát hương, là tro, cát và thất bảo. Sau đó bao sái, tẩy rửa bát hương sạch sẽ rồi cho cốt vào bát hương. Đại Đức chia sẻ: “Cốt ở đây gọi là thất bảo. Có thất bảo hoặc không có cũng không sao. Gói thất bảo thường có: lá vàng, lá bạc, san hô, ngọc,... Sở dĩ người xưa cho thất bảo hay vàng vào bát hương là với mong muốn bát hương linh thiêng. Thực ra không phải cho vàng vào mà bát hương linh thiêng. Vì cho một chút vàng vào, mọi người thấy quý báu. Vì quý, cho nên ta kính trọng, tôn kính. Vì kính cho nên thành, vì thành cho nên ứng; cho nên gọi là thiêng. Bây giờ ta đủ tâm thành kính rồi thì không cho vàng cũng vẫn linh thiêng như thường”. Như vậy, bốc bát hương thờ Phật quan trọng nhất là tâm thành kính và giữ cho bát hương luôn sạch sẽ. Đại Đức cũng chỉ dạy cách bốc bát hương làm sao cho lòng cung kính không bị thiếu sót. Đó là, mỗi gia đình nên có ba bát hương: Một bát hương thờ Phật, một bát hương thờ chư vị Hộ Pháp, Thiện Thần và cuối cùng là bát hương thờ gia tiên, tiền tổ. Làm được như vậy thì tâm cung kính và lòng biết ơn của mình rất đầy đủ.

Bát hương thờ Phật tại gia

Bát hương thờ Phật tại gia

3. Phật tử nên thờ tượng Phật nào trong nhà?

Thờ một vị Phật tức thờ thập phương ba đời Chư Phật. Niệm danh hiệu một vị Phật tức đồng niệm Phật danh thập phương ba đời Chư Phật. Vì vậy, tùy tâm duyên của gia chủ mà thỉnh tôn tượng, ảnh Phật, Bồ Tát mình kính hướng về tại gia. Đại Đức chỉ dạy: “Thờ Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Phật Thích Ca, Quan Âm Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát đều tốt cả. Đó đều là những bậc tối thượng cho mình cung kính”.

Bàn thờ Phật của Phật tử tại gia

Bàn thờ Phật của Phật tử tại gia

Cách bài trí bàn thờ Phật đẹp đẽ trang nghiêm và an vị bát hương thờ Phật

Sau khi thỉnh tôn ảnh Phật hoặc tôn tượng Phật về nhà, gia chủ phải đặt vào vị trí trung tâm của ban thờ. Treo ảnh Phật hay đặt tượng Phật ở vị trí cao hơn bát hương một chút. Bát hương thờ Phật luôn luôn phải đặt ở vị trí trung tâm. Bên cạnh đó, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh, gia chủ có thể sắm thêm bình hoa, đĩa quả, ly nước, cây đèn,... để thêm phần trang nghiêm, đẹp đẽ. Gia chủ cũng cần chăm sóc, lau dọn bàn thờ Phật mỗi ngày để mình được trọn vẹn tâm cung kính. Bởi bàn thờ, nhang án,... là hiện tướng của sự thành kính và biết ơn trong tâm gia chủ.

Bàn thờ phải thanh tịnh, trang nghiêm

Bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật trong ngày Tết

Bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật trong ngày Tết

Sau khi bài trí bàn thờ Phật trang nghiêm, gia chủ chuẩn bị một mâm cơm chay đơn giản, hoa quả, trà nước, hương đăng để dâng lên cúng dường. Gia chủ bạch thỉnh chư Phật, chư Bồ Tát, Thánh Hiền giáng đàn, chứng lòng thành của mình. Đại Đức căn dặn: “Sau khi làm lễ thỉnh Phật an vị thì chúng ta phải hương khói đều đặn, thường xuyên thắp hương, tụng kinh, chịu khó lễ Phật, sám hối và bao sái ban thờ sạch sẽ, trang nghiêm. Đó là việc nên làm”.

Mâm cúng chay cúng dường lên chư Phật

Mâm cúng chay cúng dường lên chư Phật

Đối với người cư sĩ tu tại gia, ngoài việc lên chùa để lạy Phật, nghe Pháp và tụng Kinh thì việc lập bàn thờ Phật tại gia có ý nghĩa đối với sự tu hành tinh tấn của mình. Thờ Phật là để tỏ lòng tri ân của mỗi người đến đức Toàn giác đã có ân đức lớn với nhân loại. Mong rằng, mỗi người dù đã là Phật tử hay chưa phải Phật tử mà có tâm quý kính Đức Phật đều có thể lập cho gia đình mình một ban thờ Phật. Từ đó tâm biết ơn, tâm cung kính được tăng trưởng, tích lũy được thật nhiều phước báu cho bản thân cũng như gia đình và có duyên lành tưới tẩm hạt giống Bồ Đề mỗi ngày.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm