Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?
Thờ cúng tổ tiên, ông bà là một phong tục đẹp, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Qua việc thờ cúng, con cháu thể hiện lòng hiếu thảo, tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục đối với các bậc tiền nhân. Trong mỗi gia đình, bàn thờ gia tiên chính là nơi trang nghiêm, thiêng liêng nhất nên luôn phải giữ sạch sẽ, gọn gàng, đặc biệt là trong những dịp quan trọng như Tết Nguyên Đán. Nơi hương khói, thờ cúng sạch đẹp vừa thể hiện tấm lòng của con cháu đối với ông bà tổ tiên, vừa để cầu mong gia tiên phù hộ, năm mới đón nhận nhiều may mắn, tài lộc.
Bài cúng ông Công ông Táo năm 2022 chuẩn nhất
Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ để đón Tết. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo mới đúng?
Theo quan niệm dân gian, ông Công, ông Táo là những người trông coi bếp núc, đất đai của gia đình. Hàng năm, cứ vào ngày 23/12 (âm lịch) là ông Công, ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời, bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình suốt cả năm vừa qua. Dân gian cho rằng, các vị thần linh đi vắng nên đây là thời điểm thích hợp để gia chủ tiến hành lau dọn bàn thờ mà không ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
Theo đó, nếu buổi sáng hoàn thành nghi lễ cúng ngày 23 tháng Chạp để tiễn các ông Công, ông Táo lên chầu trời thì có thể tiến hành bao sái bàn thờ ngay trong buổi sáng hoặc buổi chiều. Thời gian thực hiện tốt nhất là từ 8h đến 11h55 hoặc 13h đến 17h55, tránh khoảng thời gian 12-13 giờ. Còn nếu gia chủ cúng ông Công, ông Táo vào chiều 23 tháng Chạp thì nên bao sái, dọn dẹp bàn thờ vào hôm sau hoặc một ngày lành khác, bởi công việc này phải làm vào ban ngày, không nên làm vào buổi tối. Việc lau dọn bàn thờ nên được thực hiện xong xuôi trước ngày 30 tháng Chạp, bởi ngày đó, ông Công, ông Táo sẽ quay trở lại trần gian.
Được biết, trong năm 2022, những ngày lành thích hợp để bao sái bàn thờ là: Ngày 25/1/2022 dương lịch, tức 23/12/2021 âm lịch; ngày 26/1/2022 dương lịch, tức 24/12/2021 âm lịch; ngày 28/1/2022 dương lịch tức 26/12/2021 âm lịch; ngày 31/1/2022 dương lịch, tức 29/12/2021 âm lịch.
Một số ý kiến của các chuyên gia phong thủy cho rằng, trong hoặc sau ngày 23 tháng Chạp trở đi là thời điểm tốt nhất để bao sái ban thờ. Tuy nhiên, càng về cuối năm, mọi thứ càng bận bịu, nên với các gia đình muốn linh hoạt trong việc dọn dẹp để phù hợp với kế hoạch đón Tết thì có thể chọn một ngày lành bất kỳ để lau dọn bàn thờ gia tiên, không nhất thiết phải theo kinh nghiệm dân gian là trong hoặc sau ngày 23 tháng Chạp. Chỉ cần gia chủ có lòng thành kính thì bất cứ thời điểm nào trong năm cũng đều có thể lau dọn bàn thờ được.
Trước khi thực hiện lau dọn ban thờ, gia chủ cần thắp hương, khấn vái xin phép để thần linh, gia tiên biết trong ngày hôm đó, gia chủ sẽ tiến hành bao sái bàn thờ. Người thực hiện lau dọn nên tắm rửa sạch sẽ, kiêng ăn cá chép, thịt chó, thịt mèo, uống rượu rắn trước khi thực hiện nghi lễ này.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm