Hủy báng Như Lai

Hủy báng Như Lai là những sự kiện từng xảy ra trong cuộc đời Đức Phật. Những người có oán thù (hoàng hậu Magandiya vợ vua Udena), ngoại đạo ghét ganh (nàng Ciñcā)… từng xúc phạm, hủy báng, mạ lỵ Ngài.

Tuy vậy, việc người ngoài hủy báng Đức Phật là điều không làm ta ngạc nhiên. Đáng ngạc nhiên là chính trong hàng ngũ đệ tử của Thế Tôn cũng có nguy cơ hủy báng Ngài. Sự hủy báng ở đây không phải là mạ lỵ, nói xấu hay xúc phạm mà chính là nói sai với lời dạy của Đức Phật. “Phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp. Đó là hai hạng người phỉ báng Như Lai”.

Hủy báng Như Lai 1
Nam Mô A Di Đà Phật 

“Một thời Đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: 

- Có hai hạng người này ở trong chúng sẽ phát sinh hủy báng Như Lai. Hai hạng người nào? Hạng phi pháp nói là pháp; pháp nói là phi pháp. Đó là hai hạng người phỉ báng Như Lai. 

- Lại có hai hạng người không phỉ báng Như Lai. Thế nào là hai? Hạng phi pháp nói là phi pháp; thật pháp nói là thật pháp. Đó là hai hạng người không phỉ báng Như Lai.

- Cho nên, này các Tỳ-kheo, phi pháp nên nói là phi pháp; thật pháp nên nói là thật pháp. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”. 

(Kinh Tăng nhất A-hàm, chương Hai pháp, phẩm 18. Tàm quý, kinh số 9)

Những chuyện như pháp thoại đề cập cũng xảy ra vài lần khi Thế Tôn còn tại thế. Có người, trong đó có cả Tỳ-kheo, nghe sai hoặc hiểu không đúng lời dạy của Đức Phật. Sau đó đem sự nghe hiểu sai lạc đó nói với mọi người, còn cam đoan rằng đây là những điều chính tôi được nghe từ miệng của Thế Tôn. Các trường hợp này Đức Phật đều cho gọi họ đến trước đại chúng, sau khi tìm hiểu và đối chất kỹ càng, Ngài nghiêm giọng quở trách nặng nề, đó chính là hủy báng Như Lai.

Pháp thoại này khiến chúng ta, người học Phật đời sau, suy ngẫm thật nhiều. Ngay trong thời Phật, nghe pháp từ kim khẩu của Ngài mà còn nghe sai, hiểu lạc. Vậy thì hai mươi sáu thế kỷ sau, đọc kinh sách (sau hơn ba trăm năm truyền khẩu) chắc gì chúng ta hiểu đúng, diễn giải và truyền đạt đúng như bản ý của Đức Phật. Nếu chẳng may hiểu và thuyết không đúng pháp thì rơi vào tội hủy báng Như Lai.

May mắn thay, kinh pháp hiện vẫn được lưu truyền, Nguyên thủy có kinh tạng Pàli, Đại thừa có kinh tạng A-hàm, được xem là những giáo pháp căn bản. Người học Phật cần dành thời gian để học tập thấu đáo những giáo lý nền tảng từ hai tạng kinh này. Học trước để hiểu giáo pháp và thiết lập đường tu cho chính bản thân mình. Về sau, nếu có nói pháp thì nên nói theo kinh, có luận giảng cũng nên dựa vào chú giải hay luận (của các bậc Thánh tăng).

Pháp học đã khó, pháp hành lại càng khó hơn. Pháp hành là kinh nghiệm cá nhân, không phải ai cũng kinh qua và đồng cảm với mình. Mỗi người có pháp tu và biệt nghiệp riêng nên kinh nghiệm vượt qua các chướng ngại tâm cũng khác nhau. Những ai phước duyên có chút pháp thành cũng hết sức thận trọng. Thế Tôn đã dự ngôn cho việc này qua câu chuyện Người mù sờ voi. Ai cũng sờ được một phần của con voi, nếu cho rằng cái mình chạm đến là con voi, còn những người khác thì đều là những kẻ đi sai và nói lạc thì đại họa; là hủy báng Như lai.

Tu mà không nói pháp thì nợ cơm áo đàn-na tín thí. Nói pháp mà không đúng thì hủy báng Như Lai. Thế nên, người tu cần phải học, học rồi phải tu, tu học vững vàng thì mới có thể thuyết.

Nguồn: Báo Giác Ngộ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Chánh kiến

Phật giáo thường thức 10:00 01/04/2025

Trên đời này có những người có chánh kiến, tin rằng sự bố thí cúng dường sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp; các hành vi thiện ác đều dẫn đến quả báo; đồng thời cũng tin rằng có những người chân chánh hành trì Chánh pháp, tuyên bố những điều do tự mình thể nghiệm và chứng ngộ.

Lau dọn nhà vệ sinh là bài học quan trọng của Sa-di

Phật giáo thường thức 09:55 01/04/2025

“Việc lau dọn nhà vệ sinh, dù là công việc mà nhiều người thế tục e ngại, trong đạo lại là một bài học quan trọng của Sa-di. Khi tập trung chăm chú lau dọn cho sạch sẽ, người tu cũng suy nghiệm để lau sạch cái tâm phàm tục của mình, bao gồm tâm sợ khổ và sợ dơ", Hòa thượng Giác Toàn nói.

Diện bích

Phật giáo thường thức 09:51 01/04/2025

Thưa Thầy, Đạt Ma Tổ Sư đã “diện bích tiệm tu" trong 9 năm” vậy Pháp môn để “diện bích tiệm tu” của Tổ Đạt Ma thực hành đó có phải là Thiền Quán không? Tại sao phải “Diện bích”? Ích lợi của sự “Diện bích” là gì?

Có nhiều tiền thì vui không?

Phật giáo thường thức 18:00 31/03/2025

Quý vị có nhiều tiền thì có thật sự vui sướng không?

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo