Người niệm Phật gặp người phỉ báng Phật thì làm thế nào?
Chướng duyên của những pháp môn khác rất nhiều, còn pháp môn niệm Phật thì ít. Chướng duyên của nó không ở bên ngoài, bên ngoài không có lực để làm trở ngại mà chướng duyên là ở tự mình. Nếu tự mình không làm trở ngại mình thì người khác sẽ không cản trở được.
Ở nhà hay đang làm việc đều có thể niệm Phật. Niệm trong tâm không ra tiếng. Bất kể làm việc gì, Phật hiệu cũng có thể không gián đoạn. Nếu lúc làm việc cần suy nghĩ, thì tạm thời buông xuống câu Phật hiệu. Sau khi làm xong việc, việc làm bỏ xuống, lại khởi lên câu Phật hiệu. Pháp môn này thật thù thắng và tiện lợi, bất luận ở hoàn cảnh nào, thuận cảnh cũng tốt, nghịch cảnh cũng được, đều làm cho công phu không bị gián đoạn. Đây là điều mà những pháp môn khác không thể làm được.
Ngoài công việc cần dùng trí óc để suy nghĩ, chúng ta đều gác lại để niệm Phật. Chuyên tâm làm việc, xong việc lại niệm Phật ngay. Nếu công việc cần sử dụng thể lực, có thể một mặt niệm Phật, một mặt làm việc, không cản trở nhau. Đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể niệm Phật mọi lúc mọi nơi. Thật sự niệm Phật cho quên hết phiền não, đem vô minh niệm bỏ, đây là vật báu. Chúng ta được pháp tạng (kho báu về pháp), được kho báu về công đức (công đức bảo), phải tùy thời cơ chuyển thí lại cho người khác.
Niệm Phật có thể đền đáp 4 trọng ân
Chướng duyên của những pháp môn khác rất nhiều, còn pháp môn niệm Phật thì ít. Chướng duyên của nó không ở bên ngoài, bên ngoài không có lực để làm trở ngại mà chướng duyên là ở tự mình. Nếu tự mình không làm trở ngại mình thì người khác sẽ không cản trở được. Ví dụ niệm Phật, có ai ghét ta niệm Phật, thì ta niệm ở trong lòng, không ra tiếng, công phu vẫn không gián đoạn. Đây chính là người ngoài không thể làm trở ngại được.
Oan gia đến phá ta, hãm hại ta, chướng ngại ta thì chỉ có thể chướng ngại về hình thể, không thể làm chướng ngại nội tâm. Họ đánh ta cũng tốt, chửi rủa ta cũng tốt, trong lòng mình niệm “A DI ĐÀ PHẬT ”, câu Phật hiệu trong tâm ta không gián đoạn, không xen tạp, không hoài nghi, công phu của ta không bị gián đoạn. Do đó “oán tắng hội khổ” (những người, sự việc mà ta không yêu thích, nhưng phải thường gặp nhau, sống chung với nhau nên rất khổ) cũng không chướng ngại được ta.
Người niệm Phật gặp người phỉ báng Phật chỉ nên chắp tay mỉm cười, chứ đừng đi tranh chấp với họ. Họ không hiểu được, còn mình thì biết rõ. Tương lai sau khi họ thọ xong ác báo, vẫn sẽ theo chúng ta niệm Phật để vãng sanh. Đây là tam căn phổ bị, lợi độn toàn thu (ý nói khôn, ngu đều được thu nhận).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm