Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 05/04/2024, 10:05 AM

Im lặng cũng là lời nói

Lời nói có sức mạnh lớn lao. Sức mạnh không hẳn nằm ở cái nghĩa của ngôn từ mà ở cái cách mà nó được sử dụng. Im lặng, suy ra, cũng là một dạng “lời nói” vì nó cũng có có tính biểu đạt.

Người sống trên đời nhờ có ngôn ngữ mà giao tiếp được. Ngôn ngữ là sợi dây kết nối, để người ta bày tỏ suy nghĩ và tâm tư mà từ đó xã hội hình thành. John Locke (1632-1704), triết gia Anh, đã nói rõ “thiên nhiên kiến tạo nên cơ thể người với khả năng phát âm… con người sử dụng những âm thanh này như biểu hiện của ý niệm nội tại, diễn đạt cho ý nghĩ. Nhờ đó mà người với người có thể hiểu nhau” [1].

Nhìn rộng hơn một chút, ngôn ngữ không chỉ là lời nói hay văn tự mà là tất cả những gì nhằm biểu đạt ý. Có thể một từ để khái quát thì đó là “ký hiệu” (sign). Khi đi vệ sinh, thay vì viết “toilet nam” và “toilet nữ”, người ta để hai hình người nam và người nữ là biết ngay. Nghe ông bạn bên cạnh thở dài, thì ta cũng ngầm hiểu được chắc hẳn người ấy đang chán chường mệt mỏi chuyện gì đó.

Theo ngôn ngữ học, một quá trình giao tiếp thường bao gồm các bước. Đầu tiên là người nói có đầy đủ nhận thức và hình thành một ý tưởng truyền đạt (bước 1). Kế đến là “mã hóa” ý tưởng này bằng các hình thức giao tiếp (bước 2) cho đến khi một thông tin được hoàn thiện (bước 3). “Kênh giao tiếp” sẽ đóng vai trò truyền đạt thông tin đó cho người nghe (bước 4). Người nghe là người có khả năng tiếp nhận thông tin (bước 5) sau khi “giải mã” nắm bắt được ý định của người nói (bước 6) sẽ tiến hành phản hồi (bước 7).

Đức Phật nhiều lần giữ im lặng tránh rơi vào hý luận vốn chẳng có ích gì cho thực hành tâm linh. Có khi Phật chẳng biện bác. Kinh Bổn Sanh (Jataka) còn kể câu chuyện nữ du sĩ ngoại đạo Cincà giữa hội chúng vu cáo Đức Phật làm cô mang thai. Đức Phật không thanh minh mà chỉ đơn giản đáp lại: “Những gì mà cô vừa nói chỉ có cô và Ta biết sự thật thôi”. Rồi Ngài giữ sự im lặng của một bậc Thánh.

Đức Phật nhiều lần giữ im lặng tránh rơi vào hý luận vốn chẳng có ích gì cho thực hành tâm linh. Có khi Phật chẳng biện bác. Kinh Bổn Sanh (Jataka) còn kể câu chuyện nữ du sĩ ngoại đạo Cincà giữa hội chúng vu cáo Đức Phật làm cô mang thai. Đức Phật không thanh minh mà chỉ đơn giản đáp lại: “Những gì mà cô vừa nói chỉ có cô và Ta biết sự thật thôi”. Rồi Ngài giữ sự im lặng của một bậc Thánh.

Nếu theo quy trình này, giao tiếp thực sự thành công khi người nghe có đầy đủ tri giác, kiến thức và trải nghiệm để tiếp nhận thông tin của người nói. Vì vậy, bản chất của của quá trình này là sự mặc ước. Cùng một lời nói, mỗi người sẽ có mỗi ý khác nhau. John Locke minh họa bằng một ví dụ: “Một đứa trẻ nhìn thấy miếng kim loại và nghe người ta gọi là vàng, nó chỉ quan tâm đến màu vàng của miếng kim loại. Rồi tự nó sẽ hình thành ý niệm về vàng bởi màu sắc chứ không phải là gì khác”. Một bài thơ từ thời Trung đại sẽ khá khó hiểu với độc giả hiện đại. Ở Ấn Độ, lắc đầu lại có nghĩa là đồng ý. Thời Cận đại, Ferdinand de Saussure (1857-1916), một nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ, đề xuất hai khái niệm Langue (tạm dịch: ngôn ngữ) và Parole (tạm dịch: lời nói) [2]. Theo đó, ngôn ngữ là tập những quy tắc biểu đạt còn lời nói là sự biểu đạt trên thực tế. Nếu chỉ y cứ theo ngôn ngữ thì thật khó lĩnh hội được tâm ý của tác giả mà cần xem xét đến hoàn cảnh nhằm tránh võ đoán.

Kinh Pháp Hoa có câu chuyện nhà lửa. Ông trưởng giả thấy con mình vô tri ham chơi mà không biết đến tai họa lửa cháy kề bên. Ông bèn hứa ban cho xe dê, xe hươu và xe trâu hòng khuyến dụ con mình chạy ra. Các con tin lời cha liền vội chạy ra nhờ đó thoát nạn lửa thiêu. Rồi người cha chỉ cho con mình đồng một cỗ xe chứ chẳng hề có xe hươu, xe trâu gì cả. Kể đến đây, Phật hỏi ngài Xá Lợi Phất có phải trưởng giả đã nói dối chăng. Ngài Xá Lợi Phất đáp không có dối gạt vì ông trưởng giả chủ ý muốn đưa các con đến nơi an toàn. Lời nói chơn chánh là lời nói có khả năng chuyển hóa, đưa đến an lạc giải thoát. Kinh Tiểu Bộ kể câu chuyện ông Nanda thương nhớ vợ mình nên không thể tập trung thiền định. Phật đưa ông lên cõi trời để chiêm ngưỡng dung sắc của Apsara (tiên nữ) kiều diễm vạn phần so với vợ ông. Phật hứa hẹn ban thưởng Apsara cho Nanda nếu ông kiên tâm thực hành giáo pháp. Do say mê nhan sắc ấy, Nanda tinh tấn tu hành để được thưởng công nhưng khi nhận ra mục đích tầm thường so với quả vị giải thoát, ông đã sớm từ bỏ để tu tập đúng pháp. Nếu Phật chỉ chăm chăm nói theo ý mình, giảng giải pháp nọ pháp kia, chắc Nanda cũng nản chí mà trốn về.

Lời nói dù thật nhưng dụng tâm tư lợi không trong sáng thì cũng chưa hẳn là chân chánh. Triết gia Pháp Roland Barthes (1915-1980) đi xa hơn Ferdinand de Saussure khi đề xuất một phương thức nhìn sâu hơn vào ngôn ngữ. Ông đưa ra khái niệm Myth (tạm dịch: huyền thoại), lời nói được hiểu bởi nghĩa định hướng hơn là nghĩa thật [3]. Lời nói này tự nhiên hóa một niềm tin thành một điều hiển nhiên nhằm phục vụ cho mục đích nhất định. Phóng sanh người ta hay nghĩ là thả chim, thả cá nhưng nghĩa của phóng sanh là bảo vệ sự sống. Trồng cây, giảm tiêu thụ năng lượng, tiết kiệm nước, bớt xả thải… là các hành động thiết thực bảo vệ sự sống ai cũng làm được chứ không phải chỉ có thả cá, thả chim. Cái huyền thoại về phóng sanh vô tình khiến cho chợ cá thêm nhộn nhịp ngày Rằm. Barthes, Saussure và trước đó là Locke đã cung cấp một cách tiếp cận với ngôn ngữ nhằm đi sâu hơn vào thế giới ý nghĩa đằng sau các câu chữ, ký hiệu. Bất giác ta tự hoài nghi về những gì ta thấy ta tin. Liệu có đúng như vậy chăng? Hoài nghi để cẩn trọng trong sự đánh giá và tiếp nhận chứ không phải phủ nhận hiện thực.

Ngôn ngữ dù dùng lời nói hay không đều có giá trị tương đương. Đôi khi một hình ảnh, một cử chỉ hay ký hiệu có sức lan tỏa hơn vạn câu chữ. Người Tây phương sang Ấn Độ thấy biểu tượng chữ Vạn (Swastika) liền hoảng hốt vì nghĩ đó là chữ thập ngoặc của Quốc Xã. Ở Ấn Độ và một số nước Á châu, chữ Vạn đã có mấy ngàn năm thành biểu tượng linh thiêng cho nhiều tôn giáo. Còn Đức Quốc Xã mới xuất hiện ở thế kỷ trước. Cho dù đã được giải thích, ám ảm kinh hoàng của chủ nghĩa Phát xít vẫn khiến họ hoảng sợ khi thấy chữ Vạn. Hay ngón tay chữ V của Winston Churchill là viết tắt của Victory (chiến thắng) ra đời trong cảnh nguy nan của nước Anh thời Đệ nhị Thế chiến. Ngày nay, nó đơn thuần chỉ là một cử chỉ làm duyên khi chụp ảnh và hầu như chẳng ai thắc mắc về nguồn gốc của nó.

Lời nói có sức mạnh lớn lao. Sức mạnh không hẳn nằm ở cái nghĩa của ngôn từ mà ở cái cách mà nó được sử dụng. Im lặng, suy ra, cũng là một dạng “lời nói” vì nó cũng có có tính biểu đạt. Im lặng trước cái xấu thì làm cho cái xấu tăng trưởng. Sợ trách nhiệm mà im lặng thì có khác gì hèn nhát. Nhưng im lặng trước thị phi là để tránh rơi vào tranh chấp ngã mạn. Đôi khi im lặng là để tự soi rọi tâm mình. Thiền tông chủ trương bất lập văn tựnhằm tránh bị cuốn vào cái bẫy hý luận, chính là “phản quang tự kỷ bổn phận sự” (soi xét lại chính mình là bổn phận). Nhưng Tổ sư đối cơ dùng cái im lặng để trừ hý luận. Chứ pháp đàm luận đạo thì chẳng khiến chúng sanh thấy tỏ ngộ hay sao? Thật thú vị khi im lặng đó lại là cảm hứng cho cả một nền văn học Thiền, nghệ thuật Thiền làm say sưa biết bao trí thức, văn nghệ sĩ. Đức Phật nhiều lần giữ im lặng tránh rơi vào hý luận vốn chẳng có ích gì cho thực hành tâm linh. Có khi Phật chẳng biện bác. Kinh Bổn Sanh (Jataka) còn kể câu chuyện nữ du sĩ ngoại đạo Cincà giữa hội chúng vu cáo Đức Phật làm cô mang thai. Đức Phật không thanh minh mà chỉ đơn giản đáp lại: “Những gì mà cô vừa nói chỉ có cô và Ta biết sự thật thôi”. Rồi ngài giữ sự im lặng của một bậc Thánh. Im lặng là một bản lĩnh chứng minh sự thật. Phải có một đạo lực dũng mãnh mới làm được. Lão Tử từng nói: “Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri” (biết thì không nói, nói là không biết) để phá bỏ cái lạm dụng ngôn từ. Nói theo Roland Barthes, một huyền thoại về ẩn sĩ Đông phương là những người im lặng được hình thành. Nhưng thực ra chính Lão Tử để lại Đạo Đức Kinh, Đức Phật cũng thuyết giảng suốt 45 năm. Rốt cuộc hữu ngôn hay vô ngôn đều là hai mặt của một vấn đề đó là sự biểu đạt. Biểu đạt làm sao có ích lợi và đem lại an lạc.

Luận Ngữ có câu: “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã” (biết nói là biết, không biết thì không biết, mới là biết). Lời nói chơn chánh chỉ là vậy. Học đạo để thấy đúng, thấy thật, để đừng bị bản ngã đánh lừa chứ không phải rơi vào mộng huyễn hư vô. Rồi kẹt vào mê cung của ngôn từ. Nói những gì mình làm, làm những gì mình nói. Ngôn hành hiệp nhất. Lời nói như vậy là khả tín nhất và có giá trị nhất. Nếu không thì im lặng là thanh âm vi diệu.

Chú thích:

[1] Locke, John. An Essay Concerning Human Understanding (Book III).

[2] De Saussure, Ferdinand. Course in General Linguistics.

[3] Barthes, Roland. Mythologies.

Nguồn: Tạp chí Văn hoá Phật giáo 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm