Im lặng hùng tráng vẫn là nền tảng của thiền môn
Vua Ajàtasattu bỗng sợ hãi, kinh hoàng, râu tóc dựng ngược, nói với Jìvaka: Này Jìvaka, ngươi có phản ta chăng? Ngươi nạp ta cho kẻ thù chăng? Tại sao trong một đại chúng lớn như thế, 1.250 vị mà không có một tiếng đằng hắng, một tiếng ho hay tiếng ồn?
Một thời, Thế Tôn ở tại Ràjagaha, nơi vườn xoài của Jìvaka. Lúc bấy giờ là đêm rằm sáng trăng, Ajàtasattu vua nước Magadha muốn đi đến vườn xoài Jìvaka để chiêm bái Thế Tôn. Ngồi trên voi chúa, vua Ajàtasattu cùng với các cung phi và tùy tùng xuất hành ra khỏi Ràjagaha, dưới ánh sáng các ngọn đuốc, với oai nghi của bậc đại vương thẳng tiến đến vườn xoài Jìvaka.
Khi đến không xa vườn xoài, Ajàtasattu bỗng sợ hãi, kinh hoàng, râu tóc dựng ngược, nói với Jìvaka:
Này Jìvaka, ngươi có phản ta chăng? Ngươi nạp ta cho kẻ thù chăng?
Tại sao trong một đại chúng lớn như thế, 1.250 vị mà không có một tiếng đằng hắng, một tiếng ho hay tiếng ồn?
Tâu đại vương, thần không phản bội hay lường gạt ngài đâu. Nơi căn nhà tròn kia, chỗ có những ngọn đèn, Thế Tôn đang ngồi ở chính giữa, trước mặt chúng Tỷ kheo.
Ajàtasattu đến gần, nhìn các Tỷ kheo đang yên lặng an tịnh như một hồ nước trong, cảm hứng nói rằng: “Mong cho hoàng tử Udàyibadha cũng được sự trầm lặng của các vị Tỷ kheo này”.
(ĐTKVN, Trường Bộ I, kinh Sa Môn Quả [trích], VNCPHVN ấn hành, 1991, tr.98)
Lời bàn:
Trong suy nghĩ của mọi người, nơi nào có sự tập trung đông đảo thì thường ồn ào, náo nhiệt. Vì thế, vua Ajàtasattu (A-xà-thế) đã một phen hoảng vía đến độ râu tóc dựng ngược, tưởng như rơi vào ổ phục kích bởi khi đến gần hội chúng 1.250 người của Thế Tôn mà bốn bề hoàn toàn lặng lẽ, tĩnh mịch.
Sau này, vua Ajàtasattu mới biết im lặng như Chánh pháp là một trong những đặc điểm của các hội chúng Tỷ kheo. Thời Thế Tôn, hầu hết các Tỷ kheo đều có đời sống nội tâm sung mãn, giác tỉnh cao độ, do vậy những hội chúng Tỷ kheo thời ấy đa phần thanh tịnh và hòa hợp.
Ngày nay, chốn thiền môn vẫn còn duy trì được được sự im lặng cao quý ấy. Đặc biệt là những thiền viện, tu viện lớn với đông đảo người tu quy tụ nhưng vẫn giữ được sự im lặng, trang nghiêm nhờ tuân thủ nghiêm mật quy củ thiền môn.
Có điều, trong những lễ lạt, hội họp…hiện nay, đa phần các Tỷ kheo chưa thiết lập được sự nói năng như Chánh pháp trong hội chúng. Do đó sự ồn ào, náo nhiệt kiểu hội chúng Bà la môn mà Thế Tôn thường quở trách, điều không nên có ấy vẫn thường xảy ra.
Tất nhiên, không ai chỉ trích, trách cứ hay phiền hà gì khi tập trung đông đúc mà ồn ào. Tuy vậy, sự an tịnh, im lặng hùng tráng vẫn là nền tảng của thiền môn, là phẩm chất của hội chúng xuất gia.
Vì thế, luôn chánh niệm, không giao động trước mọi hoàn cảnh, thiết lập một hội chúng trang nghiêm và thanh tịnh như hội chúng của Thế Tôn nơi vườn xoài Jìvaka năm xưa, để cho tứ chúng nương tựa là điều những người con Phật tu học trong bối cảnh hiện nay cần lưu tâm, thực hiện.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hãy xem mình là khách viễn du
Kiến thức 14:40 25/11/2024Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.
Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?
Kiến thức 11:44 25/11/2024Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.
Thế nào gọi là pháp sư?
Kiến thức 09:37 25/11/2024Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Xem thêm