Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/12/2013, 08:49 AM

Internet và hố đen tâm linh (P.3)

Internet như con dao hai lưỡi, nó hữu ích hay lợi bất cập hại đều phụ thuộc vào con người. Quá trình khai thác dữ liệu trên xa lộ Internet được ví như tiến trình tâm linh. Nhưng đồng xu nào cũng có hai mặt, và tâm linh cũng thế

Tâm linh và kết nối không gian

Trong cuộc sống, cá nhân nào không rộng mở tâm hồn thì người đó có quỹ đạo cuộc sống nhàm chán, tư duy hạn hẹp, tâm hồn vị kỷ. Nếu ví bộ não của mỗi người là một computer không kết nối, thì ngân hàng dữ liệu phụ thuộc vào điều kiện thực tế của ổ C, D, E.v.v... nghĩa là tài nguyên hạn hẹp, khả năng chia sẻ dữ liệu  ít thuận tiện vì ghi ra đĩa, USB rất cơ học. 

Nếu một cá nhân kết nối với nhiều người khác, thì người đó sẽ có nhiều cơ hội hơn, thông tin dữ liệu trong tâm hồn người đó sẽ đa dạng hơn, nhiều kinh nghiệm hơn. Ví như một computer kết nối mạng nội bộ, thì nó cũng có khả năng chia sẽ dữ liệu nhanh và thuận tiện hơn. 

Ở phạm vi lớn, computer kết nối Internet, là cánh cửa mở rộng trên siêu xa lộ.  Ngân hàng dữ liệu khổng lồ được mở rộng bộ nhớ trên hệ thống server, mọi lúc, mọi nơi, dễ dàng chia sẻ dữ liệu.  

Internet như con dao hai lưỡi, nó hữu ích hay lợi bất cập hại đều phụ thuộc vào con người. Quá trình khai thác dữ liệu trên xa lộ Internet được ví như tiến trình tâm linh. Nhưng đồng xu nào cũng có hai mặt, và tâm linh cũng thế. 

Người thích khai thác, chia sẻ dữ liệu bẩn, thái độ tiêu cực, giải trí bất thiện, dữ liệu không mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng… thì máy tính của người đó rất dễ bị nhiễm virus. Tức là não bộ bị "tẩu hỏa", trí tuệ tụt lùi, sức khỏe giảm sút,  tâm lý tính cách bị ô nhiễm, nhân cách bị thoái hoá...  Cho nên, tâm linh của người đó đi về vùng tối - Hố đen. 

Ngược lại, người khai thác dữ liệu với thái độ thiện, nghiêm túc, nhằm mục đích tích cực, chia sẻ, giải trí trong sáng lành mạnh, học hành, công việc... thì  tâm linh sẽ đi về vùng sáng.  Một cộng đồng, một xã hội, ai cũng nhiệt tình chia sẻ tấm lòng, chia sẻ dữ liệu "sạch" thì xa lộ thông tin ẩn chứa đầy ắp các cơ hội và tri thức. 

Nếu thiếu sự chia sẻ, quan tâm thì siêu xa lộ nghèo nàn, không có nhiều giá trị nữa, bản thân xa lộ chỉ là phương tiện. Như vậy, vẫn hệ thống server ấy, vẫn xa lộ thông tin ấy, nhưng  sử dụng sạch hay bẩn? thiện hay ác? hay thiện ác xen kẽ thì kết quả tâm linh sẽ tương ứng theo, trong đó chịu ảnh hưởng cả yếu tố khách quan và chủ quan.

Lời kết 

Theo dự báo của các nhà khoa học phương Tây, thế kỷ XXI là thế kỷ tâm linh. Con người ngày càng phải đối mặt với nhiều khủng hoảng, stress hơn bao giờ hết. Một thực tế  khác, chúng ta đang chứng kiến sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tất cả sự thật đã, đang và sẽ diễn ra. Đó là dấu hiệu của một thế kỷ tâm linh.  

Thế giới bùng nổ thông tin. Thế giới có bao nhiêu người sử dụng Internet là có bấy nhiêu người đang đi sâu vào vùng vô thức của chính mình, đi sâu vào không gian tâm linh. Đó là dấu hiệu của một thế kỷ tâm linh.

Nhà bác học Einstein đã từng viết như thế này: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được với mọi nhu cầu của khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để theo khoa học, vì Phật giáo bao gồm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học. Tôi là một người không tôn giáo. Nhưng nếu có tôn giáo thì tôi phải là một phật tử. Vì những gì tôi hiểu biết bây giờ, thì mấy ngàn năm qua kinh Phật đã nói hết rồi.''

Ngày nay, Liên Hiệp Quốc đã công nhận ngày Đại lễ Vesak của Phật giáo, đó là thông điệp giống như Einstein đã nói. Loại trừ những yếu tố nghi lễ tôn giáo, mê tín, tín ngưỡng dân gian, bạn sẽ học hỏi được chân lý từ đức Phật Thích Ca.

Cuộc sống tâm linh đòi hỏi chúng ta phải đặt trí tuệ suy xét song song với niềm tin. Giáo sư Einstein đã dạy sinh viên rằng "hãy nghi vấn, suy xét, ngẫm nghĩ, tư duy, chừng nào thấy điều đó đúng thì hãy tin". Niềm tin và Trí tuệ. Chúng ta phải là “người tiêu dùng tâm linh thông thái".

Trong mênh mông kiến thức của nhân loại, của Phương Đông, Phương Tây, chúng tôi quyết định lựa chọn giáo lý của đạo Phật làm kim chỉ nam cho cuộc sống.  Những trải nghiệm  thực tế giúp chúng tôi may mắn, đi về vùng sáng. Đạo Phật là đạo của sự thật và trí tuệ, sáng rõ và logic, khi đã hiểu thì con người sẽ không rơi vào mê tín, cuồng tín, hồ nghi.


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm