Khai mạc triển lãm sách và thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Chiều ngày 26-3, lễ khai mạc triển lãm sách và thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh lần đầu tiên ở Việt Nam đã được tổ chức tại TP.HCM.
Triển lãm mang chủ đề Hương thơm quê mẹ với hơn 145 đầu sách tiếng Việt đã được xuất bản trong nước suốt hơn 15 năm qua và 100 tác phẩm thư pháp với nhiều ngôn ngữ khác nhau do chính Thiền sư Thích Nhất Hạnh trước tác.
Buổi khai mạc triển lãm được mở đầu với tiếng niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm trầm hùng do quý Thầy, quý Sư cô thuộc Tăng thân Làng Mai cử xướng. Tiếp đó là phần trình chiếu những thước phim ngắn cùng những chia sẻ của quý Thầy Làng mai về các tác phẩm thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Theo thầy Thích Chân Pháp Ứng, các tác phẩm thư pháp của Sư ông Làng Mai không hẳn là nghệ thuật viết chữ thuần túy mà thông qua con chữ, ngài đã truyền tải năng lượng chánh niệm, những câu nói tuy đơn giản nhưng có sức mạnh lớn lao trong việc nhắc nhở mỗi người quay về với sự thực tập chánh niệm nhằm khơi dậy ý thức sự sống, hạnh phúc và tình thương bên trong mỗi con người.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh và quan điểm về Phật giáo dấn thân
Sư cô Chân Không, đại diện cho Ban tổ chức buổi triển lãm đã có lời cảm ơn chư Hòa thượng, Thượng tọa, chư tôn đức Tăng Ni đã dành thời gian quang lâm, quý quan khách thân hữu của Làng Mai cũng như tất cả những thiền sinh và người mến mộ Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã tham dự buổi khai mạc triển lãm.
Nhân dịp này, cuốn sách Hương thơm quê mẹ với hơn 200 trang song ngữ Việt - Anh, là tuyển tập các bức thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, trong đó có các bức thư pháp cuối cùng được thầy viết tại Phương Bối (Pháp) cũng được giới thiệu đến công chúng.
Cuốn sách được Thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên đọc
Nghệ thuật thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng được giới nghiên cứu mỹ thuật và thiền học thế giới dành sự quan tâm đặc biệt. Tiến sĩ Eva Yuen, nhà phê bình nghệ thuật Hồng Kông gọi những tác phẩm thư pháp của Thiền sư là “choreographic calligraphy” (nghệ thuật kết hợp giữa thư pháp và vũ đạo).
Cái đầu biết nói và cái tay biết đi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Riêng với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, viết thư pháp cũng là chính là thiền: “Trong thư pháp của tôi, có mực, trà, hít thở, chánh niệm và sự tập trung… Khi viết thư pháp, tôi luôn tìm cách viết như thế nào để có thể chế tác và duy trì được năng lượng niệm, định, tuệ và từ bi trong suốt thời gian viết”.
Hương thơm quê mẹ gửi gắm những tâm tình hướng về đất mẹ - quê hương Việt Nam của thiền sư, đồng thời cũng là những yêu thương gửi đến cho đất mẹ - hành tinh xanh của chúng ta.
Triển lãm còn có nhiều không gian, hoạt động để khách thưởng lãm có dịp thưởng thức Thiền trà, lắng nghe Thiền ca và tham gia vào những bài thực hành thiền định dưới sự hướng dẫn của các học trò của sư ông Làng Mai (thiền sư Thích Nhất Hạnh).
Buổi triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 27-3 đến hết ngày 5-4-2021 tại tầng 4, nhà sách Hải An (2B Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1). Theo dự kiến, ngay sau khi buổi triển lãm tại TP.HCM kết thúc, một buổi triển lãm tương tự sẽ được tổ chức tại thủ đô Hà Nội.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng chia sẻ: "Trong thư pháp của tôi có mực, trà, hít thở, chánh niệm và tập trung. Viết thư pháp là một môn thiền định. Tôi viết các từ hoặc câu mà có thể nhắc nhở mọi người về sự thực tập chánh niệm."
Có lẽ chính sức mạnh từ sự thiền tập và chánh niệm đó đã khiến các tác phẩm thư pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu mỹ thuật và thiền học trên thế giới.
Các triển lãm thư pháp của thiền sư đã từng gây tiếng vang lớn khi được trưng bày ở nhiều quốc gia, được đông đảo công chúng trân trọng và tâm đắc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước 05:45 03/12/2024Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước 14:00 02/12/2024Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.
“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước 12:15 02/12/2024Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.
Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước 13:15 01/12/2024Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm