Cái đầu biết nói và cái tay biết đi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Trong những ngày bên cạnh Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Đà Nẵng và Huế vào năm 2018, tôi học được rất nhiều. Những bài pháp của Thầy làm cho tôi tỉnh ngộ. Thầy không hề dùng âm thanh từ miệng của mình để giảng bất cứ bài pháp nào nhưng những cử chỉ mới đích thực là những bài pháp quý.
Sự im lặng của Thầy là những bài pháp tuyệt vời nhất. Nhiều bạn tò mò, Thầy không nói được thì giao tiếp với Thầy bằng cách nào. Xin thưa, rất khó nhưng cũng rất dễ. Dễ là khi có cách. Bởi ngôn ngứ âm thanh chẳng qua cũng chỉ để thể hiện những gì trong não, trong tâm mình thôi mà. Đâu có nhất thiết chỉ dùng ngôn ngữ lời nói. Khi các học trò hiểu thầy, thật sự hiểu thầy thì mọi chuyện trở nên có thể.
Bạn biết không, khi Thầy Nhất Hạnh muốn gì đó thì Thầy dùng tay ra tín hiệu. Điều này chắc ai cũng hiểu, đúng không ạ. Một nửa thân của Thầy vẫn hoạt động bình thường. Điều này có nghĩa là 1 cánh tay của Thầy vẫn ngon lành như tay bạn và tay tôi. Thầy chỉ cần vẫy tay là học trò hoặc thị giả có mặt. Chỉ cần dùng một cánh tay là ai cũng có thể diễn tả các mong muốn đơn giản của mình như muốn ăn, uống, ngủ, muốn đi dạo, muốn đọc sách,.. Cánh tay của Thầy tối quan trọng trong cuộc sống hiện tại.
Tôi giật mình. Mình có cả 2 tay nguyên vẹn mà không biết trân trọng. Tôi còn nguyên dọng nói của mình mà không biết trân quý. Tôi đã ngay lập tức ngồi thư giãn ít phút để cám ơn cơ thể của mình, cám ơn dọng nói, cám ơn đôi tay của mình.
Chúng ta luôn mong có phép màu. Không ít người muốn tu luyện để có thần thông. Để đi trên mặt nước. Để bay vào không trung, Để biết kiếp trước, kiếp sau. Để hóa thân vào chỗ này chỗ nọ. Hồi nhỏ, chính tôi cũng đã từng như thế. Kỳ lạ thật. Nhưng bây giờ tôi mới hiểu rằng dọng nói của tôi đang có, 2 cánh tay mà tôi đang sử dụng mỗi ngày mới thực sự là phép màu, mới hơn cả thần thông.
Chọn người tri kỷ theo lời dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Một cách nói chuyện với Thầy Nhất Hạnh là ghi ra giấy. Thầy đọc và có thể chỉnh sửa theo đúng ý thầy. Đúng hay sai. Như thế hay không phải thế.
Các học trò cũng có thể nói cho thầy nghe. Và chỉ cần dùng chiếc đầu để gật và lắc là tất cả được thông hiểu. Tôi luôn cho rằng Thầy Nhất Hạnh có cái đầu biết nói.
Mặc dù không nói bằng ngôn từ từ miệng được nhưng chiếc đầu biết nói của Thầy Nhất Hạnh có thể giao tiếp khá tốt với các học trò của mình. Mọi thông điệp, bao câu chuyện vẫn diễn ra nhiều tháng nay, mấy năm nay mà. Thật tuyệt vời. Đối với tôi, đây thật sự là một phép màu.
Thật là vi diệu khi chỉ cần gật và lắc, các thông điệp của Thầy đã đến với các học trò. Cứ như vậy thầy trò hiểu nhau. Và dần dần, chỉ cần một ánh mắt thôi cũng đã hiểu Thầy muốn gì rồi.
Khi ánh mắt của thầy thể hiện điều gì đó, thị giả của Thầy đã hiểu ý. Nếu không có thể hỏi có phải cái này không, có phải chuyện kia không. Và chỉ cần 2 động tác gật và lắc là câu chuyện được tiếp tục. Tự nhiên tôi thấy đây cũng là một trò chơi thú vị, một cách sống đầy hấp dẫn, những trải nghiệm thấm đẫm tình người, tình thầy trò.
Cánh tay Thầy thật sự vi diệu. Nếu bạn chứng kiến cách Thầy dùng cánh tay và ngón tay thì bạn sẽ rất ngạc nhiên. Đối với tôi thì Pháp ở ngay ngón tay Thầy. Thật sự là thế đấy.
Một ví dụ rằng khi thầy muốn đi Việt Nam. Thầy lấy ngón tay chỉ. Lúc đó các học trò hiểu là Thầy muốn đi. Vẫn với ngón tay nhiệm màu và vi diệu ấy, các học trò hiểu nay là thầy muốn đi xa hay đi gần. Khi thầy muốn đi xa thì các địa danh sẽ có thể là Mỹ, là Pháp, là Việt Nam,… Khi phương án là Việt Nam đúng rồi thì tiếp theo là địa danh cụ thể.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Nụ cười của mỗi người trong cuộc sống là rất quan trọng
Năm 2018 Thầy nhất quyết muốn về Huế, muốn về chùa tổ Từ Hiếu. Tất cả đã rõ. Tất cả các trò của Thầy đã hiểu. Vậy là cùng chuẩn bị cho chuyến về Việt Nam, về với chùa tổ. Chúng con thành tâm biết ơn ngón tay biết nói, ngón tay pháp của Thầy.
Chỉ bằng cái đầu gật và lắc mà Thầy có thể nói được bao câu chuyện. Chỉ với cánh tay, thậm chí 1 ngón tay của mình mà Thầy có thể đi nhiều nơi, đi muôn nơi, trong và ngoài tu viện, trong và ngoài Thái Lan. Ít nhất là thầy đã đến Đà Nẵng, đã về với chùa tổ Từ Hiếu từ ngầy 28/10/2018 đến lúc này.
Thầy Nhất Hạnh thuyết pháp bằng sự tĩnh lặng. Hoàn toàn tĩnh lặng. Chúng tôi cũng học theo và luôn tĩnh lặng cạnh Thầy, bên Thầy.
Tôi vẫn nhớ sáng 27 tháng 10 vừa quan khi chúng tôi đang ngồi tĩnh lắng bên nhau trong cùng 1 ngôi nhà với Thầy ở Đà Nẵng thì Thầy ra. Thầy nhìn từng học trò. Thầy dùng bàn tay của mình chào chúng tôi. Bàn tay của Thầy rất ân cần và chan chứa sự quan tâm. Thầy nhìn tôi khá lâu. Chưa bao giờ tôi cảm nhận được đôi mắt của Thầy lại sáng đến vậy, lại tinh anh đến vậy, lại có những thông điệp rõ đến thế. Gặp thầy rất nhiều lần từ 2005 đến nay nhưng hôm nay tôi thấy mắt Thầy nói được nhiều nhất. Tôi đã hiểu những gì thầy nói (có lẽ tôi sẽ viết một bài khác chuyên biệt). Ánh mắt Thầy giao tiếp với tôi chỉ trong vài phút thôi mà tôi ngộ ra rất nhiều điều. Đây là một trong những lần mà tôi giao tiếp bằng mắt thành công nhất.
Thầy ngồi yên trên xe. Chúng tôi ngồi yên bên Thầy. Thường thì các học trò thân cận, hay gần Thầy lại rất ít chụp ảnh Thầy hoặc chụp ảnh với Thầy. Tôi cũng vậy. Hầu như có rất ít ảnh chụp với Thầy. Chúng tôi thường chỉ đơn giản ngồi yên bên Thầy. Đó cũng là một phép màu rồi. Ngồi cho hẳn hoi. Ngồi cho tử tế. Ngồi cho có chất liệu sống. Ngồi cho thật bình yên. Hình như thế cũng là quá đủ.
Tôi vẫn nhớ như nguyên khi xe thầy tiến gần cồng Tam quan chùa tổ Từ Hiếu chiều 28 tháng 10. Thầy ra tín hiệu cho xe dừng lại. Thầy ngồi yên trước cổng tam quan khá lâu. Quan sát mắt Thầy, khuôn mặt Thầy, cử chỉ của Thầy lúc đó, tôi cảm nhận Thầy đang rất xúc động. Xúc động khi về với chùa tổ. Xúc động khi sau bao nhiêu năm xa cách nay lại về với tổ tiên tâm linh. Thầy ngồi yên đó một lúc, đủ để cho tâm Thầy hòa vào thiên nhiên nơi đây, hòa vào dòng chảy tâm linh nơi Tổ Đình.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Vị ngon ngọt ở đời
Thầy vào trong cổng tam quan. Rồi Thầy lại ra tín hiệu cho Thầy ngồi yên bên hồ bán nguyệt. Hồ nước rất nhiều cá này nằm ngay chính giữa cổng chùa, thẳng chánh điện ra. Hình như cá cũng chào đón Thầy. Hình như Thầy muốn ngồi yên, thật lâu, bên các trò và bà con Phật tử.
Thế là Thầy đã quyết định trở về Việt Nam để được sống nơi đất Tổ, để có mặt cùng chư huynh đệ và con cháu của Tổ Đình thật đây rồi. Thầy đã về với gốc rễ đây thật mà. Thầy đã hướng dẫn và cùng chúng con đang ở chốn quay về nương tựa thật đây rồi.
Tôi rất thích một bức ảnh chụp lúc đó. Thầy ngồi giữa. Các học trò ngồi xung quanh. Có 2 chiếc lọng vàng làm cho khung cảnh thêm uy nghi, ấm cúng mà lại rất sang trọng. Có đầy đủ tứ chúng. Trong tâm tôi nổi lên suy nghĩ: giống thời Đức Phật quá. Giống như thời xưa khi Đức Phật và tăng đoàn dừng chân nơi hồ nước nào đó bên đất Ấn Độ quá.
Thầy và cả đoàn chậm rãi tiến về phía chánh điện. Thầy dùng tay tháo mũ ra khi lễ Phật.
Cả đoàn cùng thầy về phía sau. Thầy dùng một bàn tay dâng hương lên bàn thờ Tổ.
Rời chánh điện để về nơi nghỉ ngơi, Thầy lại dùng tín hiệu để các trò cho Thầy đi chậm lại. Hình như thầy muốn gần Phật, gần Tổ lâu hơn.
Thầy vào nơi nghỉ dưỡng mà mắt vấn hướng về chúng tôi, lũ học trò thơ dại, ngây ngô, vô minh đang đứng xung quanh.
Chúng tôi hát. Hát bằng cả trái tim mình. Hát từ lúc Thầy xuống xe. Hát đến khi Thầy vào thất “Lắng nghe” để nghỉ ngơi. Thầy rất hạnh phúc. Thầy cảm nhận được tình yêu thương của các học trò dành cho mình.
Chúng tôi cũng vậy. Tôi giật mình: Thầy về với cái gốc thật rồi, về với cội nguồn thật rồi, về với 93 triệu đồng hương dân tộc Việt thật đây rồi.
Pháp ở ngón tay thầy. Pháp ở các lắc, cái gật đầu của Thầy. Pháp ở ánh mắt Thầy. Tôi cảm nhận rõ lắm.
Thầy Nhất Hạnh đang không dùng khẩu giáo mà là thân giáo. Tôi nhận thấy rõ vô cùng.
Mấy hôm nay, ngày nào Thầy cũng ra ngoài. Có ngày đến vài lần. Thầy ra với thiên nhiên, với cây cỏ đất đá, với hồ nước và con đường thân quen. Hiện nay trong chùa chỉ còn lại chủ yếu là các học trò thân thiết nhất, lâu năm. Thầy ra với các học trò. Hình như để lại giảng pháp. Giảng pháp bằng thân giáo. Bằng cái đầu biết nói và cái tay biết đi.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Phép màu của hơi thở đem lại sự an lành
Tôi giật mình nhớ đến bài “Thầy đi tìm con”. Ô hay, từ trước đến nay tôi vẫn nghĩ rằng tôi đi tìm Thầy. Nhưng bây giờ, ngồi yên và thấy rằng Thầy đang đi tìm tôi. Thầy đi tìm bạn, đi tìm tất cả chúng ta. Thầy đi tìm những học trò thật sự muốn tu. Thầy đi tìm những cánh tay nối dài của Thầy.
Sau Ngày tiếp nối (tức sinh nhật) vừa qua, có lẽ Thầy quyết định về Việt Nam để tìm các học trò muốn tiếp nối sự nghiệp tu tập của Thầy, tìm những ai muốn tiếp nối con đường chánh niệm của Thầy. Các học trò tiếp nối Thầy phải là ở đây, ở Việt Nam, là người Việt chứ không phải hàng ngàn, hàng triệu học trò người tây phương đâu nhé.
Tôi tin và có linh cảm rằng Thầy sẽ ở Việt Nam dài lâu. Lần này Thầy sẽ ở bên chúng ta thật lâu, ở với dân tộc Việt và với nước Nam quê hương Thầy.
Ngồi yên tại Tổ Đình Từ Hiếu, tôi có linh cảm, nhất định Thầy sẽ đi Hà Nội, đi Bắc Ninh. Nhất định thầy sẽ về thăm tổ Khương Tăng Hội ở chùa Dâu, của thành Luy Lâu ngày xưa.
Còn bây giờ, tôi sẽ ngồi yên. Bạn cũng thế nhé. Thật yên. Để nghe pháp của Thầy. Nếu tâm bạn không yên, sẽ không nghe thấy gì đâu. Chỉ khi ngồi thật yên, thật đàn hoàng, tâm thật tĩnh mới nghe được pháp của Thầy. Thật mà. Bạn có thấy cái đầu biết nói, cái tay biết đi của thầy chưa. Bạn đã thấy lạc hỷ xuất hiện chưa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
'Ôn Trúc Lâm' Thích Mật Hiển
Chân dung từ bi 11:53 09/11/2024Lúc mới lui tới cửa Phật (cuối những năm 50 thế kỷ trước), tôi đã nghe nói trong lịch sử Phật Giáo ở Thuận Hóa Phú Xuân có câu: “Quảng Trị Trung Kiên - Thừa Thiên Dã Lê”.
Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y
Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.
Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”
Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.
Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết
Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.
Xem thêm