Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 16/07/2024, 10:35 AM

Khám phá ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, có thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi

Chùa Dâu còn có tên là chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên Ứng tự, Pháp Vân tự. Tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2013. Chùa được biết đến như một danh lam bậc nhất xứ Kinh Bắc.

01

Theo thư tịch cổ, chùa được khởi dựng ở vùng Dâu (Luy Lâu) vào thế kỷ II đầu công nguyên, thời kỳ Sĩ Nhiếp (nhà Hán) làm Thái thú quận Giao Châu. Đây được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta, là dấu tích quan trọng gắn với quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam. Nơi đây cũng là cái nôi của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp, tức 4 vị thần tương ứng với hiện tượng mây, gió, sấm, chớp, hình thành từ sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt. Trong ảnh: Chùa Dâu nhìn từ trên cao. 

02

Chùa Dâu đã nhiều lần được tôn tạo, trùng tu nhưng vẫn giữ được công trình kiến trúc, tượng, bia đá, bảo vật cổ quý giá, là nơi có giá trị lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật độc đáo của nước ta. Trong ảnh: Tháp Hòa Phong là công trình kiến trúc cổ độc đáo còn giữ gìn được đến ngày nay. Tháp là điểm nhấn của chùa Dâu, cao khoảng 17 m, nằm giữa sân.

Tháp xây bằng gạch mộc nung thủ công, bốn mặt có cửa vòm, cửa trước và sau lớn hơn cửa hai bên, kích thước 2,96 và 1,84 m, tường tầng chân tháp dày 1,6m.

Tháp xây bằng gạch mộc nung thủ công, bốn mặt có cửa vòm, cửa trước và sau lớn hơn cửa hai bên, kích thước 2,96 và 1,84 m, tường tầng chân tháp dày 1,6m.

04

Tại các góc ở trong chân tháp có tượng thờ “Tứ vị Thiên Vương” với quan niệm đây là các vị thần cai quản bốn phương trời. Tượng làm từ gỗ phủ sơn, cao 1,6 m và có niên đại từ thế kỷ 18.

Bên trong tháp có bộ chuông, khánh bằng đồng đúc vào các năm 1793 và 1817.

Bên trong tháp có bộ chuông, khánh bằng đồng đúc vào các năm 1793 và 1817.

06

Bên trái tòa tháp là tấm bia đá dựng năm 1738, bên phải là tượng cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m có từ 1.800 năm trước. Đây dấu ấn văn hóa phương Bắc, phản ánh sự hiện diện của Thái thú Sĩ Nhiếp khi đóng trị sở ở thành Luy Lâu.

Điện thờ chính của chùa còn lưu giữ được nét chạm khắc hoa văn cổ kính.

Điện thờ chính của chùa còn lưu giữ được nét chạm khắc hoa văn cổ kính.

08

Hiện chùa còn lưu giữ được gần 100 pho tượng, 22 bia đá, chuông đồng, khánh đồng thời Lê, Tây Sơn, Nguyễn. Tượng Bát bộ Kim cương được bố trí ở hai đầu hồi nhà tiền đường, mỗi bên có 4 vị, đều mặc võ phục và 2 tượng hộ pháp. 2 tượng hộ pháp có tên“Khuyến Thiện, Trừng Ác” được tạc vào thế kỷ 18, cao 2,80 m, bệ cao 0,4 m, tượng bằng chất liệu đất phủ sơn. Trong ảnh: 4 tượng Bát bộ Kim cương và tượng hộ pháp (bên phải). 

09

Pho tượng bà Dâu hay còn gọi là nữ thần Pháp Vân có vẻ mặt uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2m. Tượng nằm trong Tứ Pháp gồm các nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện, pho tượng được xếp hạng bảo vật quốc gia.

Pho tượng Pháp Vũ nằm trong Tứ Pháp, được xếp hạng bảo vật quốc gia.

Pho tượng Pháp Vũ nằm trong Tứ Pháp, được xếp hạng bảo vật quốc gia.

Pho tượng Quan âm chuẩn đề được xếp hạng bảo vật quốc gia.

Pho tượng Quan âm chuẩn đề được xếp hạng bảo vật quốc gia.

12

Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, quê ở làng Lũng Động, Chí Linh, nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, Nam Sách (Hải Dương) được thờ tại đây. Vào thời Trần, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cho trùng tu chùa Dâu, xây tháp cao 9 tầng, nhưng kiến trúc của tòa tháp hiện còn là của thời Lê trung hưng.

18 pho tượng La Hán tọa lạc hai bên, tạo nên không khí linh thiêng, oai nghiêm

18 pho tượng La Hán tọa lạc hai bên, tạo nên không khí linh thiêng, oai nghiêm

14

Bộ mộc bản quý hiếm “Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh” gồm 107 ván khắc, chữ trên mộc bản đều là chữ Hán cổ và chữ Nôm được khắc âm bản, đường nét mềm mại, có tính thẩm mĩ cao nên khi in ra giấy dó rất sắc nét. Tháng 1/2024, bộ mộc bản được Thủ tướng ký quyết định công nhận là bảo vật quốc gia.

15

Vườn Tháp hiện còn 8 tháp gạch của các sư từng tu tại chùa, có niên đại từ thời Lê đến thời Nguyễn.

Chùa Dâu được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt năm 2013.

Chùa Dâu được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt năm 2013.

17

Ngôi chùa thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tìm đến hành hương, chiêm bái. Lễ hội chùa Dâu diễn ra vào mùng 8 - 9/4 âm lịch với quy mô lớn, có các hoạt động như cướp nước, kiệu đua, mẹ đuổi con và các nghi lễ tôn giáo độc đáo...

Theo Báo Hải Dương. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngôi chùa nằm giữa lưng chừng trời

Chùa Việt 20:34 03/11/2024

 Ngôi chùa Khmer mang tên Phnom Ta Pa nổi danh bởi vẻ đẹp độc đáo và tọa lạc trên ngọn núi Tà Pạ (xã Núi Tô, H.Tri Tôn, An Giang), với độ cao 45 m so với mặt đất.

Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá

Chùa Việt 09:15 03/11/2024

Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi

Chùa Việt 10:58 31/10/2024

Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi. 

Xem thêm