Khi phạm giới, người Phật tử cần làm gì để hoá giải?
Người Phật tử khi đã quy y Tam bảo phải phát nguyện thọ trì năm giới. Tuy nhiên theo chia sẻ của nhiều vị trong cuộc sống đã có lúc họ mất kiểm soát nên phạm giới, vậy làm cách nào để hóa giải?
Giới là gì?
Giới nghĩa là phạm vi, giới hạn, là tính quy định của sự vật. Nếu phá vỡ giới hạn, tính quy định đó thì sự vật ấy không còn là chính nó nữa.
5 giới và lợi ích khi giữ giới là gì?
Năm giới là tính quy định của người Phật tử tại gia. Muốn trở thành Phật tử tại gia thì người đó phải tu tập 5 giới sau:
1. Giới thứ nhất: Không sát sinh
Mỗi chúng ta phải biết tôn trọng mạng sống của những chúng sinh hữu tình (chúng sinh có tâm thức). Đối với đạo Phật, kể cả sự sống của cỏ cây, mình cũng không vô ý phá hại, tức là quý trọng môi trường, bình đẳng, quý trọng mạng sống của con người và các loài.
Giữ được giới này, chúng ta sẽ được thanh thản, có tình thương yêu mọi người và muôn loài. Một người như vậy sẽ giúp lan tỏa tới mọi người xung quanh một năng lượng an lành, giúp cho sức khỏe của chúng ta cũng được tốt đẹp.
2. Giới thứ 2: Giới không trộm cướp
Đây là sự bình đẳng về tôn trọng quyền sở hữu tài sản của mọi người. Tài sản là mồ hôi, nước mắt mà mọi người làm ra, cho nên chúng ta phải tôn trọng, có trách nhiệm bảo vệ giúp mọi người.
Nếu đã là một người đệ tử Phật thì không trộm cắp, vì việc này sẽ làm mất đi đạo nghĩa của con người. Người không trộm cắp mà biết bố thí, cúng dường thì sẽ có phước báu, lợi ích về tài sản.
3. Giới thứ 3: Không tà dâm
Người Phật tử không được ngoại tình, phải sống chung thủy. Vì đạo Phật tôn trọng hạnh phúc gia đình. Nếu gia đình hạnh phúc thì con cái trong gia đình sẽ được tốt đẹp; như vậy xã hội cũng sẽ được tốt đẹp. Nếu còn đi ngoại tình là vi phạm điều đạo đức rất căn bản của một người đệ tử Phật.
4. Giới thứ 4: Không nói dối
Hiện nay, xã hội chúng ta càng phát triển, quan hệ giữa người với người càng phức tạp và nhiều việc gây mất lòng tin với nhau. Cho nên, chúng ta phải sống chân thật, không gian dối, lừa gạt người khác.
Nếu giữ được giới này, chúng ta sẽ đem lại niềm tin, niềm an lạc cho mọi người.
5. Giới thứ 5: Không say sưa, nghiện ngập
Hiện nay có nhiều thứ gây nghiện. Những thứ làm ảnh hưởng đến thể chất, nhân cách, trí tuệ của con người thì người Phật tử đều không được sử dụng. Đạo Phật nghiêm cấm người Phật tử không được nghiện những thứ gây bệnh cho mình và làm ảnh hưởng đến trí tuệ.

Phạm giới - hóa giải thế nào?
Phật tử phát tâm vâng giữ năm giới quý báu (không sát sinh, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối, không say nghiện) nhằm trau dồi nhân cách đạo đức, thiết lập bình an cho bản thân, góp phần xây dựng hạnh phúc cho toàn xã hội.
Người Phật tử phát nguyện thọ giới để răn mình, nương vào giới nhằm rèn luyện đạo đức, kiểm soát bản thân, tránh xa các điều xấu ác. Vì tâm vô thường, đời sống luôn biến động, không phải lúc nào chúng ta cũng kiểm soát được bản thân nên việc phạm giới hay khuyết giới luôn có khả năng xảy ra.
Vấn đề là người Phật tử cần hiểu rõ về giới luật, khi nào thì phạm giới, khi nào thì chỉ bị khuyết giới. Như giới không sát sinh, giết người là phạm giới, còn vì hoàn cảnh hay vô tình làm tổn hại các loài nhỏ thì bị khuyết giới. Trộm cướp tài sản lớn, gây ra sự tổn hại đến mức bị pháp luật truy tố là phạm giới, còn vì hoàn cảnh bức ngặt hay thói quen cắp vặt thì bị khuyết giới. Các giới còn lại cũng như vậy.
Nếu phạm giới thì chịu quả báo nặng nề, đọa vào ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh); mọi sự ăn năn sám hối về sau vẫn có giá trị nhưng vì tạo ác nghiệp quá nặng nên khó thoát quả báo xấu. Còn phạm khuyết giới mà thành tâm sám hối, nguyện chừa bỏ và khắc phục lỗi lầm thì sẽ giảm hoặc hết tội. Đơn cử, phạm giới giết người bị đọa vào địa ngục, đến khi trả hết nghiệp địa ngục, sinh làm người tiếp tục chịu quả báo bị người khác đoạt mạng, đột tử, bất đắc kỳ tử. Còn khuyết giới làm tổn hại chúng sinh, nếu không sám hối thì bị quả báo sức khỏe không tốt, ốm đau liên tục v.v... Ngược lại, nếu biết sám hối và phóng sinh thì khuyết giới tổn hại chúng sinh được chuyển hóa.
Trong thực tiễn đời sống của người Phật tử, nếu biết tu học thì rất ít người phạm giới mà đa phần bị khuyết giới; có vi phạm mà nhẹ, không nghiêm trọng. Để hóa giải sự khuyết giới, phải thành tâm sám hối lỗi lầm, ăn năn chừa bỏ và nguyện không tái phạm. Song hành với sám hối là tích cực làm các việc lành để vun bồi thêm cội phước. Thực hành chánh niệm để luôn tự chủ bản thân trước các cám dỗ tội lỗi, luôn biết tàm quý, sám hối và làm việc thiện, là hành trang tu học của những người Phật tử nhằm hoàn thiện và thăng hoa cuộc sống.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Niệm Quán Thế Âm Bồ tát với sáu căn
Phật giáo thường thức
Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát chẳng phải chỉ riêng miệng niệm cho rõ ràng, mà trong tâm cũng phải ghi nhận cho thật rõ ràng. Cả mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đủ sáu căn, tất cả đều cùng niệm.

Niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, giảm nghiệp chướng và tăng phước huệ
Phật giáo thường thức
Quý vị có tin chỉ cần dùng một câu nói là có thể độ hết chúng sanh không?

Phổ Môn giải thoát
Phật giáo thường thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật
Phật giáo thường thức
Hỏi: Cách nhìn giữa chúng sanh, Bồ Tát, và Thiền sư ví dụ: cùng cây gậy phàm phu cho cậy gậy là thật nên khởi tâm phân biệt tốt xấu. Nhị thừa cho cây gậy là không, vô thường sẽ mục nát hư hoại. Duyên giác gọi đó là huyễn hóa do nhân duyên sanh.
Xem thêm