Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 25/05/2022, 10:17 AM

Khổ do không phòng hộ

Khi lực tu còn yếu, không đủ khả năng tự phòng hộ, chánh niệm chưa vững chắc thì tham sanh khởi chạy theo ngũ dục và chuốc lấy đau khổ là điều không tránh khỏi. Như con mèo tham lam kia vì nuốt chửng mồi ngon nên gánh chịu tai họa bị chuột nhắt cắn nát phủ tạng.

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Lúc bấy giờ, có Tỷ kheo dùng quá nhiều thì giờ giao tế với các gia đình. Các Tỷ kheo khác thấy vậy nhắc nhở, Tỷ kheo ấy nghe vậy, tâm không hoan hỷ. Rồi chuyện được bạch lên Thế Tôn, Ngài dạy:

Này các Tỷ kheo, thuở xưa, có con mèo rình chuột cạnh một đống rác và nghĩ rằng: Nếu có con chuột nhắt nào chạy ra, ta sẽ bắt lấy và ăn thịt nó.

Rồi, này các Tỷ kheo, có một con chuột nhắt chạy ra, mèo vồ bắt lấy rồi nuốt chửng. Và con chuột nhắt ấy cắn xé phủ tạng mèo. Do nhân duyên ấy, mèo bị đau đớn hành hạ đến chết hay gần chết.

Cũng vậy, này các Tỷ kheo, ở đây, một số Tỷ kheo vào buổi sáng đắp y, cầm bát, đi vào làng khất thực, thân không phòng hộ, lời nói không phòng hộ, tâm không phòng hộ, niệm không an trú, các căn không chế ngự. Các vị Tỷ kheo ấy bị tham dục não hại đến chết hay gần chết.

Do vậy, này các Tỷ kheo, phòng hộ thân, phòng hộ lời nói, phòng hộ tâm, an trú chánh niệm, chế ngự các căn là điều cần phải học tập.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ II, chương 9, phần Con mèo [lược], VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.472)

Theo tuệ giác Thế Tôn, để an trú trong chánh niệm, điều cần yếu trong tu tập là phòng hộ, chế ngự sáu căn.

Theo tuệ giác Thế Tôn, để an trú trong chánh niệm, điều cần yếu trong tu tập là phòng hộ, chế ngự sáu căn.

Tu tập chính là tẩy xóa và gột rửa thân tâm

Lời bàn: 

Với những người sơ tâm học đạo, tuy không xa lánh cuộc đời nhưng phải thiết lập những khoảng cách an toàn cần thiết. Bởi nghiệp lực còn sâu dày, tập khí thế tục chưa gột sạch nên khả năng dính mắc với những hấp dẫn ở đời là rất cao. Nên ngoài những Phật sự, cần tránh duyên, hạn chế tiếp xúc, dành thời gian tu niệm để trau dồi và chuyển hóa thân tâm.

Vẫn biết, mối quan hệ vững chắc giữa hàng xuất gia và tại gia là cần thiết, song hàng sơ tâm không nên lãng phí thời gian tu học cho những giao tế đời thường, vô bổ để rồi vướng mắc vào cám dỗ của danh lợi, ngũ dục. Khi lực tu còn yếu, không đủ khả năng tự phòng hộ, chánh niệm chưa vững chắc thì tham sanh khởi chạy theo ngũ dục và chuốc lấy đau khổ là điều không tránh khỏi. Như con mèo tham lam kia vì nuốt chửng mồi ngon nên gánh chịu tai họa bị chuột nhắt cắn nát phủ tạng.

Theo tuệ giác Thế Tôn, để an trú trong chánh niệm, điều cần yếu trong tu tập là phòng hộ, chế ngự sáu căn. Có thể nói, ngay nơi sáu giác quan luôn tiếp xúc với trần cảnh là “đạo tràng” tu tập quan trọng nhất. Thăng hoa, chứng Thánh hay suy đồi, đọa lạc đều dựa vào sự trang nghiêm, thanh tịnh hay tán loạn, ô nhiễm của đạo tràng này.

Mặt khác, tránh duyên cũng là vấn đề quan trọng bởi duyên sanh vạn pháp sanh. Tham từ duyên sanh khởi, trừ các bậc A la hán, mấy ai trong cõi đời này đã diệt tận tham? Do đó, cần tránh duyên để tự chế ngự, phòng hộ và an trú. Ảnh dụ con mèo nuốt chửng chuột nhắt nên bị chuột cắn nát phủ tạng làm cho đau đớn, quằn quại đến chết hay gần chết thật ấn tượng, là bài học tỉnh thức cho những ai chưa đoạn tận tham dục.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hiểu như thế nào về thiên đàng, địa ngục và giải thoát?

Kiến thức 06:33 29/06/2024

Có người hỏi cảnh giới thiên đàng, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, v.v có thật không? Thì câu trả lời nó có thật nhưng nó là cõi tâm thức chứ không phải một cõi nào đó như mọi người đang cho rằng.

Dừng lại tất cả vọng tưởng đảo điên, thân tâm an vui, tự tại

Kiến thức 20:34 28/06/2024

Tất cả chúng ta tu ai cũng sợ vọng tưởng dấy khởi, cho nên vọng khởi là liền bỏ, liền dẹp. Khi bỏ dẹp rồi, lúc đó nói mình không còn vọng tưởng. Nhưng chú thứ hai thứ ba trồi lên rồi bỏ dẹp… cứ làm như vậy suốt buổi có mệt không?

Ý nghĩa dâng y Kathina trong Phật giáo Nam truyền

Kiến thức 20:18 28/06/2024

Sau ba tháng an cư mùa mưa, vào tháng cuối cùng (từ 16 tháng 9 âm lịch cho đến 15 tháng 10 âm lịch) là mùa lễ hội dâng y Kathina tại các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda).

Chiếc bát - từ nguyên thủy đến ōryōki

Kiến thức 20:00 28/06/2024

Theo sự tích Đức Phật, Thái tử Tất Đạt Đa rời bỏ hoàng gia và cung điện để tìm con đường giải thoát cho chúng sinh, ban đầu Ngài cùng tu với năm anh em Kiều Trần Như với pháp tu khổ hạnh.

Xem thêm