Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 18/04/2019, 10:32 AM

Không đầu hàng số phận

Sau khi bị tai nạn, người đàn ông này đã có một khoảng thời gian chìm trong đau khổ. Ông không thiết sống, lúc nào cũng chỉ suy nghĩ tiêu cực. Từ một người bình thường, lành lặn, ông mang mặc cảm, tự thấy bản thân mình vô dụng.

“Tôi đã nỗ lực rất nhiều để sống độc lập, không chỉ vì bản thân mà tôi muốn cả cộng đồng người khuyết tật đều có thể sống độc lập. Tôi luôn hi vọng mình có thể mang đến việc làm, tạo ra môi trường làm việc tốt nhất cho những người có hoàn cảnh như mình…”, ông Nguyễn Kim Khôi (56 tuổi ở phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ.

Gặp tai nạn nhưng quyết vượt qua buồn khổ

Bình thường, ai mới gặp ông Khôi thì khó mà biết tình trạng sức khỏe của ông, bởi ông vẫn đi lại, sinh hoạt vẫn như thường. Thậm chí, ông còn đi xe máy nhanh là đằng khác.

Người tinh ý lắm mới thấy bước chân của ông không nhanh nhẹn được như người bình thường. Thế nhưng, không ai có thể ngờ rằng, bên trong ống quần dài bên chân trái là một đoạn ống và bàn chân giả, chân phải cũng đã mất luôn cả bàn.

Phần lớn những người bị khuyết tật như ông Khôi, cuộc sống sẽ rất khó khăn, thậm chí có người cần phải người chăm nom thường nhật. Chính sự nỗ lực đã khiến người đàn ông này vượt lên để sống, để cống hiến cho đời.

Một trong những điều có ý nghĩa nhất mà ông Khôi làm được chính là tổ chức dạy nghề miễn phí, tạo việc làm cho người khuyết tật. Suốt 10 năm nay, ông vẫn cần mẫn, kiên trì, gắn bó và coi những người khuyết tật như chính người thân của mình.

Tạo việc làm, và cả suy nghĩ tích cực cho người khuyết tật

Bài liên quan

Dần dà, ông lập nên cơ sở may thêu mang tên Học nghề – Việc làm 3/12. Hiện cơ sở có khoảng 20 máy khâu và thường xuyên có khoảng 15 lao động khuyết tật đến làm việc và học nghề.

Không kể một số cháu khuyết tật khác, sau khi đã được đào tạo thành thục xin về làm tại nhà, gia công cho cơ sở của ông.

Sản phẩm của cơ sở chuyên về các loại cờ: cờ tổ quốc, cờ họ, cờ lễ hội, cờ phật, cờ đuôi nheo… Lương các học viên tùy theo sản phẩm, và sản phẩm nhiều ít cũng còn tùy ở sức khỏe và tình trạng khuyết tật. Trung bình khoảng 4-5 triệu/ tháng.

Ông Khôi chia sẻ: “Các cháu đến với tôi thuộc các đối tượng khuyết tật khác nhau, đa phần là khuyết tật nặng. Tôi thường phải tự tạo các loại giáo án khác nhau, tự học ngôn ngữ cơ thể… để truyền đạt kiến thức cho các cháu.

Ví dụ, có cháu chỉ sử dụng được một bên tay, tôi rèn cho cháu dần dần tay và cánh tay còn lại cũng thành hữu ích. Có cháu khuyết tật chân quá ngắn, không với tới bàn đạp máy, tôi điều chỉnh trục máy thấp xuống và chế tạo thiết bị nối dài chân như dùng một đôi guốc cao siêu khổ, tạo thiết bị để làm bàn chân các em xoay khi sử dụng bàn đạp máy…”.

Sau khi bị tai nạn, người đàn ông này đã có một khoảng thời gian chìm trong đau khổ. Ông không thiết sống, lúc nào cũng chỉ suy nghĩ tiêu cực. Từ một người bình thường, lành lặn, ông mang mặc cảm, tự thấy bản thân mình vô dụng. Nhưng rồi ông đã vượt qua.

Sau khi bị tai nạn, người đàn ông này đã có một khoảng thời gian chìm trong đau khổ. Ông không thiết sống, lúc nào cũng chỉ suy nghĩ tiêu cực. Từ một người bình thường, lành lặn, ông mang mặc cảm, tự thấy bản thân mình vô dụng. Nhưng rồi ông đã vượt qua.

Những năm qua, ông Khôi luôn trăn trở, tìm cách tạo thật nhiều việc làm giúp đỡ những người khuyết tật. Ông luôn mong muốn họ có được những suy nghĩ tích cực về cuộc sống và có kế sinh nhai, giảm bớt phụ thuộc vào người thân, gia đình.

Ông ấp ủ hi vọng rằng mô hình vừa dạy nghề vừa cung cấp việc làm được nhiều người chung tay, giúp đỡ nhân rộng ra trên mọi miền Tổ quốc, để ở người khuyết tật có thể tự làm việc, hòa nhập cộng đồng.

Càng tiêu cực càng dễ chết

Kể về câu chuyện cuộc đời mình, ông Khôi hướng ánh nhìn xa xăm: “Trước đây, tôi vốn là trưởng phòng cho một công ty liên doanh với nước ngoài chuyên về hướng dẫn điều chỉnh, sử dụng máy may công nghiệp.

Bài liên quan

Năm 2004, trên đường đi công tác tôi gặp tai nạn giao thông. Vận đen đã khiến tôi phải cưa cả ống chân trái và nửa bàn chân phải. Trong cách phân loại mức độ khuyết tật ở Việt Nam thì tôi thuộc loại khuyết tật nặng”.

Sau khi bị tai nạn, người đàn ông này đã có một khoảng thời gian chìm trong đau khổ. Ông không thiết sống, lúc nào cũng chỉ suy nghĩ tiêu cực. Từ một người bình thường, lành lặn, ông mang mặc cảm, tự thấy bản thân mình vô dụng.

Ông Khôi cho biết: “Sau một thời gian chìm trong thất vọng, tôi tự hỏi bản thân, cứ than thân trách phận thì được gì? Tôi quyết định phải vượt lên số phận”.

Ông tham gia sinh hoạt trong tổ chức Người khuyết tật ở xã, và các cấp cao hơn. Năm 2008, ông bắt đầu tham gia vào việc dạy nghề may cho người khuyết tật. Hiện nay, số học viên của ông đã lên tới hơn 50 em, đến từ nhiều tỉnh, thành.

Ý chí nghị lực vươn lên của ông Khôi đã kéo thêm biết bao người khuyết tật có thêm niềm tin hy vọng vào cuộc sống, để họ vượt qua mặc cảm là người thừa của xã hội. Chính hành động thiện lương đó của ông Khôi đã cứu giúp thêm bao số phận con người. 

Xin tri ân công đức của ông.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chuyện về chàng trai “cuồng mèo”

Gieo mầm thiện 15:58 27/03/2024

Với tình yêu mãnh liệt dành cho loài mèo, chàng trai Nguyễn Hồng Nhân (Tp.HCM) đã vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để cưu mang và “tái sinh” cho những hàng trăm chú mèo bị bỏ rơi…

Phật giáo chung tay cho “Ký túc xá vùng biên”

Gieo mầm thiện 13:35 27/03/2024

Ngày 26/3, Phân ban Dân tộc (Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Nghệ An) phối hợp với đồn biên phòng Tam Quang và các nhóm từ thiện, các mạnh thường quân, Quỹ Nhân ái Nhân Minh tổ chức khởi công khoan giếng, sửa chữa, xây dựng mô hình “Ký túc xá vùng biên”

“Ngôi chùa khuyến học”, chắp cánh ước mơ của hàng nghìn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Gieo mầm thiện 13:30 27/03/2024

Ngôi chùa Pitu Khôsa Răngsây - chùa Viễn Quang (An Cư, Ninh Kiều, Cần Thơ) không chỉ nổi tiếng với kiến trúc tôn giáo độc đáo của bà con Khmer, mà còn bởi hoạt động cưu mang cả nghìn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Ngôi chùa cũng được biết đến với cái tên 'ngôi chùa cử nhân' hay 'ngôi chùa khuyến học'.

Hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh kịp thời cho bệnh nhi 4 tháng tuổi

Gieo mầm thiện 15:33 25/03/2024

Cháu bé Trịnh Quốc Bảo (4 tháng tuổi) trú tại tỉnh Thái Bình mắc tim bẩm sinh đã được chữa lành và xuất viện vào ngày 21/3.

Xem thêm