Tỷ phú từ thiện 8 tỷ USD: Cho đi khi còn đang sống
Cho đi khi còn đang sống là tâm niệm của tỷ phú Chuck Feeney. Ông là người đầu tiên ở Mỹ bỏ ra số tiền lớn của mình để làm từ thiện. Giàu có không lộ diện, nhiều tiền không tiêu xài sang, làm từ thiện không cần ghi danh nhưng những việc làm của tỷ phú Chuck Feeney được cả thế giới biết đến.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Tỷ phú Chuck Feeney làm từ thiện ở khắp 5 châu
Tỷ phú Charles F. Feeney (1931) là một người Mỹ gốc Ireland. Ông thường được gọi với cái tên thân mật Chuck Feeney, thời gian gần đây ông được giới truyền thông Mỹ đặt cho biệt danh “James Bond của giới từ thiện”.
Charles F. Feeney bắt đầu sự nghiệp kinh doanh cùng với bạn học cùng đại học từ đầu thập niên 1950: bán rượu không thuế cho thủy thủ Mỹ. Sau đó, ông bán xe hơi cho cho lính Mỹ và lập nên chuỗi cửa hàng miễn thuế (DFS) ở các cửa khẩu, với doanh thu đạt 3 tỷ USD/năm.
Mặc dù kiếm được rất nhiều tiền từ rất sớm, với tổng tài sản theo New York Times lên tới 8 tỷ USD, nhưng Chuck Feeney có cuộc sống riêng tư rất bình lặng và đơn giản, không xa hoa, không bao giờ thắt cà-vạt Hermes hay mang giày Gucci.
New York Times tiết lộ, trong nhiều năm ở New York, bữa trưa của ông không phải ở các nhà hàng sang trọng mà là ở khu nhà Irish Pavillion Tommy Makem trên phố East 57th – nơi ông ăn bánh mì đơn giản.
Ông còn khiến chúng ta kinh ngạc hơn về cuộc sống giản dị và tiết kiệm tới mức tối đa. Ông keo kiệt với bản thân, gia đình nhưng hào phóng với người dưng. Sự hà khắc của Feeney không làm cho con cái khó chịu, thậm chí con gái đầu của Feeney còn cho rằng, cách làm của người cha đã giúp họ sống như những người bình thường khác, làm được việc đáng làm và vẫn có đủ tiền để chi tiêu cho cuộc sống.
Theo quan điểm của vị tỷ phú Charles F. Feeney, “bạn chỉ có thể mặc một chiếc quần vào cùng một thời điểm”. Ông thích kiếm tiền nhưng không muốn sở hữu chúng, tiền quá nhiều cũng không thể đem ra tiêu xài hết.
Điều đáng nói ở đây là suốt hơn 30 năm qua, Chuck Feeney đã đi khắp thế giới để làm từ thiện từ tài sản 8 tỷ USD của mình, tập trung và giáo dục, khoa học, chăm sóc y tế,… tại Mỹ, Úc, Việt Nam, Nam Phi và Ireland.
Quỹ từ thiện Atlantic Philanthropies do ông sáng lập đã rót khoản tiền cuối cùng trị giá 7 triệu USD vào cuối 2016 cho Đại học Cornell nhằm hỗ trợ sinh viên làm công tác dịch vụ cộng đồng. Chuck Feeney đã hoàn thành khát vọng “cho đi khi còn đang sống” và chính thức rỗng túi.
Trả lời trên tờ New York Times, ông Feeney cho biết: “Bạn luôn lo lắng khi phải quản lý quá nhiều tiền như thế, nhưng chúng tôi dường như đã làm việc đó khá tốt”.
Tới đầu 2017, tổng giá trị tài sản còn lại của Feeney là hơn 2 triệu USD. Hiện ông và vợ (Helga) đang sống trong một căn hộ thuê ở San Francisco.
Tại Việt Nam, quỹ Atlantic bắt đầu rót tiền vào chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, tài trợ bắt đầu từ miền Trung như xây dựng trường Đại học Đà Nẵng.
Cho đến nay, 2 người con gái của ông là: Diane Feeney và Juliette Feeney cũng tiếp tục theo gót cha làm từ thiện. Họ làm chủ tịch của một số tổ chức từ thiện của gia đình và cộng đồng.
Quỹ Atlantic Philanthropies của Feeney bắt đầu sứ mệnh “làm rỗng túi” từ năm 1982 với ước mơ muốn tạo ra sự thay đổi lớn cho cuộc sống của những người gặp khó khăn. Ông ước mơ mang lại hòa bình cho Bắc Ireland, hiện đại hóa hệ thống chăm sóc y tế của Việt Nam hay biến Roosevelt Island của New York trở thành một trung tâm công nghệ.
Cho đến nay, Feeney đã xây cả ngàn tòa nhà khắp châu lục, nhưng tên của ông không hề xuất hiện trong bất cứ công trình nào, từ trên các viên đá ốp tòa nhà hay trong các văn bản. Trong nhiều năm, quỹ Atlantic Philanthropies của Feeney yêu cầu những người được hưởng lợi không được công khai sự tham gia giúp đỡ của họ.
“James Bond” của giới từ thiện cho biết, ông làm từ thiện và quyên tặng hết tài sản rất đơn giản là bởi vì, “vải liệm không có túi”, người chết ra đi không mang được gì. Con người “sinh ra tay trắng thì khi trở về cũng phải trắng tay”.
Khối tài sản lớn cuối cùng được Chuck Feeney quyên tặng vào cuối năm ngoái. Ông Feeney giờ 86 tuổi và quỹ Atlantic Philanthropies theo kế hoạch sẽ đóng cửa vào năm 2020.
Tỷ phú Chuck Feeney: Ai sinh ra cũng đều tay trắng, cuối cùng lại trắng tay ra đi…
Khi các hoạt động từ thiện của ông được tiết lộ, rất nhiều người mới biết đến và muốn tiếp xúc với ông. Họ tò mò điều gì đã khiến ông quyên hết tài sản của mình, để rồi sống một cuộc đời có phần nghèo khổ trong một căn hộ nhỏ như thế.
Trước sự tò mò của mọi người, Feeney mỉm cười kể một câu chuyện: "Một con cáo nhìn thấy bồ đào trong vườn kết đầy quả mọng, nó muốn đánh một bữa no nê, nhưng do mập quá, nó không chui qua hàng rào được. Thế là nó nhịn ăn nhịn uống 3 ngày 3 đêm để gầy đi, cuối cùng nó đã vào được bên trong! Đánh chén xong, nó vô cùng mãn nguyện, nhưng khi vừa ghé mình chui qua hàng rào thì nó lại không chui ra được. Hết cách, nó đành phải thực hiện theo cách cũ, nhịn ăn nhịn uống 3 ngày 3 đêm. Kết quả là, khi nó chui ra được bên ngoài, bụng lại trở về như trước khi chui vào".
Có lẽ, điều khiến ông thanh thản khi sống cuộc đời không tài sản trong một căn hộ nhỏ là bởi ông hiểu được rằng, dù tài sản có lớn đến đâu thì khi qua đời, ông cũng chẳng thể mang gì theo được. Cũng như con cáo trong câu chuyện trên, dù nó có cố gắng nhét đầy bồ đào vào bụng của mình, nhưng rồi, nó cũng chẳng thể mang cái bụng đầy bồ đào ấy ra ngoài, để chui ra được bên ngoài, nó buộc phải đợi cho đến khi cái bụng trở lại lép kẹp như trước khi chui vào.
Bên cạnh đó, Feeney luôn có quan niệm rằng: "Ai sinh ra cũng đều tay trắng, cuối cùng lại trắng tay, người đến rồi đi, chẳng ai có thể mang tài sản và danh tiếng mà mình cực khổ gây dựng đi cả".
Vì vậy, ông đã dùng toàn bộ tài sản của mình để quyên tặng với hi vọng cải thiện đời sống của con người và giúp xã hội phát triển tốt đẹp hơn. Ông thực sự đã hoàn thành được tâm nguyện "cho đi khi còn đang sống", "không nợ nần không vướng bận gì để đi gặp Thượng đế".
Giàu có không lộ diện, nhiều tiền không tiêu xài sang, làm từ thiện không cần ghi danh nhưng những việc làm của ông được cả thế giới biết đến. Với những hành động cao thượng đó, Chuck Feeney là động lực cho nhiều người, là nguồn cảm hứng cho nhiều tỷ phú khác trên thế giới cam kết cho đi phần lớn tài sản để làm từ thiện như Bill Gates và Warren Buffett.
Giáo sư Riccio đã đưa ra khung RISE để giúp các nhà từ thiện cho đi một cách khôn ngoan hơn. Để biết việc từ thiện của mình có thực sự hiệu quả, hãy đi tìm câu trả lời cho bốn tiêu chuẩn dưới đây.
Relevance (Chính xác): Tổ chức từ thiện hiểu rõ nhu cầu của nhóm người đang cần giúp đỡ tới đâu, họ biết giải pháp nào là hiệu quả để giải quyết vấn đề, họ kết nối với cộng đồng, cá nhân cần giúp đỡ sâu sắc tới mức nào, và việc họ làm có ý nghĩa với những nhà từ thiện như bạn hay không.
Impact (Tác động): tổ chức từ thiện ấy trình bày hiệu quả tốt đến đâu, duy trì trách nhiệm ở mức độ nào, việc bạn hỗ trợ tổ chức này bằng tiền bạc, thời gian sẽ làm thay đổi được điều gì?
Sustainability (Bền vững): tổ chức từ thiện đó có mô hình hoạt động tốt đến đâu, chứng minh được nguồn lợi nhuận hiện tại và tương lai đáng tin cậy hay không, quản lý tiền bạc hiệu quả và phù hợp với kế hoạch quyên tặng của bạn ra sao. Một trong những lời khuyên của tác giả thước đo này là đo lường tính bền vững.
Excellence (Xuất sắc): trong quản lý và vận hành: ban điều hành và hội đồng quản trị tài giỏi đến đâu, tài liệu thị trường của tổ cức chuyên nghiệp và đủ thông tin tới đâu, bạn có thực hiện trách nhiệm cao nhất của mình.
Một khi xem xét một khoản quyên góp phi lợi nhuận dưới góc nhìn của RISE, bạn sẽ thấy rõ khoản từ thiện của mình có hiệu quả hay không.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiền Giang: Chùa Đồng Linh tổ chức khám bệnh, tặng quà cho người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn
Gieo mầm thiện 15:30 24/11/2024Sáng ngày 23/11/2024 (23/10 năm Giáp Thìn) chùa Đồng Linh (xã An Thạnh Thủy) kết hợp công ty cổ phần dược phẩm Phúc Thiện (TP.Hồ Chí Minh) và trung tâm Y tế huyện Chợ Gạo, Hội chữ Thập đỏ huyện tổ chức khám bệnh, phát thuốc và quà cho cho người cao tuổi, bà con nghèo, các hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
Người Thầy dị nhân: Thành tựu kép từ năng lượng yêu thương và kỷ cương
Gieo mầm thiện 21:52 18/11/2024Phật giáo có câu: "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", "Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa". Câu chuyện về Tiến sĩ Phan Quốc Việt – người thầy được mệnh danh là "dị nhân" – chính là minh chứng sống động cho triết lý này.
Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo
Gieo mầm thiện 14:11 14/11/2024Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.
Người đàn ông 60 tuổi chạy bộ 10km mỗi ngày, ăn chay trường, hiến máu 348 lần
Gieo mầm thiện 10:18 08/11/2024Người đàn ông 60 tuổi đã duy trì thói quen chạy bộ 10km vào mỗi sáng hơn 20 năm. Ông được nhiều người ngưỡng mộ vì sự chăm chỉ và nỗ lực hiến máu cứu người.
Xem thêm