Tiệm may của người phụ nữ khuyết tật không cam chịu số phận
“Tiệm may chị Thủy” - cái tên trìu mến mà những người dân phường Hương Chữ đặt cho tiệm may chị Thủy. Điều đặc biệt ở đây, chị Thủy là một minh chứng cho thấy một khi có niềm tin và nghị lực thì người khuyết tật có thể vượt qua những trở ngại, khó khăn, hòa nhập với cộng đồng.
Trong xã hội hôm nay có không ít những tấm gương người khuyết tật vượt qua nghịch cảnh vươn lên lập thân và giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ.
Câu chuyện sau đây về nghị lực của người phụ nữ khuyết tật Mai Thị Thủy - (SN 1977, trú tại 10 Lý Thần Tông, P. Hương Chữ - TX Hương Trà - TT Huế) là một ví dụ cho thấy một khi có niềm tin và nghị lực thì người khuyết tật có thể vượt qua những trở ngại, khó khăn, hòa nhập với cộng đồng.
Chị Mai Thị Thủy tâm sự: “Bản thân tôi bị bại liệt từ nhỏ, mới sinh ra 1 tuổi rưỡi tôi đã bị rồi. Từ nhỏ không biết buồn là gì. Đến tuổi trưởng thành, 16 -17 tuổi, tôi bắt đầu nhận thức rằng mình không giống như mọi người. Khi chuẩn bị lên cấp 3, tôi không thể đi học xa được cho nên tôi quyết định xin phép bố mẹ tôi cho tôi đi học nghề may. Từ khi bắt đầu bước vào nghề may mới thấy được rằng chân tôi rất yếu. Sự cố gắng để cho được ngày hôm nay thực sự là rất khó khăn đối với tôi”.
Lâu nay, tiệm may số 10 đường Lý Thần Tông - P. Hương Chữ, là nơi thường lui tới của khách hàng thu nhập thấp và những em nhỏ muốn học nghề may miễn phí. Áo quần do chị Mai Thị Thủy may nổi tiếng vì đường chỉ cẩn thận, tinh tế mà giá cả cũng phải chăng.
Chị Mai Thị Thủy tâm sự thêm: “Tôi làm nghề như thế này được 20 năm rồi. Từ khi tôi mở tiệm, tôi bắt đầu đi tìm kiếm những em khó khăn, khuyết tật để đem về dạy nghề cho các em”.
Những học trò khuyết tật hoặc có gia cảnh khó khăn quanh vùng được cô Thủy tận tình chỉ dạy miễn phí. Hơn 30 bạn trẻ nhờ cô Thủy mà lành nghề, đủ khả năng đi làm ở các xí nghiệp may và mở tiệm may nhỏ tại nhà.
Em Nguyễn Ngọc Triều Ngân (P. Hương Chữ), người đang học nghề tại chị Thủy: “Chị dạy cho em rất là dễ hiểu nên dần dần em cũng quen được và có tay nghề bắt đầu vững hơn. Em cám ơn chị Thủy vì đã dạy cho em một nghề để sau này có thể nuôi sống bản thân mình”.
Vượt qua khó khăn của một người khuyết tật, chị Mai Thị Thủy đã tạo nên một tiệm may không chỉ đem lại cho bản thân khoản thu nhập 7 triệu đồng một tháng, thoát khỏi hộ nghèo mà còn lan tỏa tình yêu thương đối với những người đồng cảnh ngộ.
Ông Trần Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật tỉnh TT Huế chia sẻ: “Chị Thủy là một cô gái giàu nghị lực, cầu tiến và có lòng nhân ái. Là gương người khuyết tật biết vươn lên trong cuộc sống”.
“Tiệm may chị Thủy” - cái tên trìu mến những người dân phường Hương Chữ đặt cho tiệm may của một người phụ nữ ngoài 40 tuổi không cam chịu khuyết tật cơ thể để vươn lên trở thành người lan tỏa yêu thương. Bây giờ, tiệm may số 10 đường Lý Thần Tông, phường Hương Chữ do Mai Thị Thủy làm chủ, là nơi thường lui tới của khách hàng thu nhập thấp và những em nhỏ muốn học nghề may miễn phí. Những học trò khuyết tật hoặc có gia cảnh khó khăn quanh vùng được cô Thủy tận tình chỉ dạy miễn phí. “Tiệm may chị Thủy” đang là một địa chỉ lan tỏa yêu thương.
Phật pháp chính là chiếc thuyền cứu vớt những người đang còn đắm chìm trong những dòng sông tội lỗi. Cái hay của Phật pháp là giúp chúng ta tạo nên niềm tin nơi chính mình. Từ đó, chúng ta có thể tự mình đứng lên một cách vững chắc mỗi khi vấp ngã. Người trí thì không cần nương tựa vào ai, mà tự mình phán xét tìm ra lẽ thật cuộc đời. Còn người mê lầm, chưa đủ sáng suốt, chưa có niềm tin thì phải nương vào thầy lành, bạn tốt, tránh xa kẻ xấu ác thì mới có thể làm lại cuộc đời, làm mới lại chính mình.
Trong cuộc sống muốn vượt qua và vươn lên số phận tối tăm, ta phải có ý chí và quyết tâm cao độ. Chúng ta không thể đem bụi gai cho người, vì tay mình cũng sẽ đổ máu. Nếu chúng ta đem hoa hồng cho người thì mình cũng hưởng chút hương thơm. Ai trong lòng luôn có một bông hồng thì cuộc đời của người ấy sẽ tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.
Trong cuộc sống này, ít có người được hoàn hảo về mọi mặt, tốt xấu, hơn thua, được mất, thường lẫn lộn với nhau, rồi tùy theo nhận thức của mỗi người mà tạo ra lời nói, hành động để dẫn đến kết quả trong hiện tại. “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”, bởi trí tuệ Bồ Tát thấy được sự tai hại của việc hưởng thụ ngũ dục quá đáng dẫn đến cố chấp, dính mắc, tạo ra oan gia trái chủ, hiềm hận, thù địch, triệt tiêu, hủy diệt lẫn nhau, làm khổ mình, khổ người.
Câu chuyện về chị Thủy là minh chứng cho những người biết vượt lên số phận, có ý chí vượt khó và cống hiến những điều tốt đẹp cho đời.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người Thầy dị nhân: Thành tựu kép từ năng lượng yêu thương và kỷ cương
Gieo mầm thiện 21:52 18/11/2024Phật giáo có câu: "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", "Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa". Câu chuyện về Tiến sĩ Phan Quốc Việt – người thầy được mệnh danh là "dị nhân" – chính là minh chứng sống động cho triết lý này.
Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo
Gieo mầm thiện 14:11 14/11/2024Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.
Người đàn ông 60 tuổi chạy bộ 10km mỗi ngày, ăn chay trường, hiến máu 348 lần
Gieo mầm thiện 10:18 08/11/2024Người đàn ông 60 tuổi đã duy trì thói quen chạy bộ 10km vào mỗi sáng hơn 20 năm. Ông được nhiều người ngưỡng mộ vì sự chăm chỉ và nỗ lực hiến máu cứu người.
Diễn viên Việt Trinh mong muốn được hiến xác cho y học
Gieo mầm thiện 11:00 05/11/2024Trước đó, Việt Trinh hoàn thành thủ tục đăng ký hiến tạng vào tháng 4/2019 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Xem thêm