Thứ sáu, 22/03/2019, 14:40 PM

Lớp học tình thương tại chùa Hương Lan cho trẻ em nghèo, khuyết tật

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km, theo quốc lộ 6 đi Hòa Bình, hơn mười năm nay ở thôn Đông Cựu, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội có một lớp học được xây dựng từ tấm lòng của thầy trụ trì chùa Hương Lan và các Phật tử.

 >>Gieo mầm thiện

Lớp học tình thương được duy trì hơn 10 năm

Bài liên quan

Lớp học tình thương được xây dựng từ hơn 10 năm nay, có tổng diện tích khoảng gần 100m2. Hiện nay, lớp học được trang bị khá đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho lớp học như: bàn học, bảng từ, máy chiếu, tivi, tủ sách… nhằm đảm bảo được tốt nhất các điều kiện truyền đạt kiến thức cho các học sinh.

Cô giáo Lê Thị Hòa, giáo viên Trường Tiểu học Đông Sơn, Chương Mỹ - người có ý tưởng mở lớp học tình thương chia sẻ: “Năm 2007, trong một lần lên chùa làm lễ thấy cảnh chùa đẹp và rộng rãi thoáng mát, yên tĩnh tôi mạnh dạn xin sư thầy Thích Đàm Tiền, trụ trì chùa Hương Lan, cho mượn địa điểm để mở lớp tình thương dạy cho trẻ khuyết tật và con em hộ nghèo giúp cho những đứa trẻ thiệt thòi nuôi ước mơ đi học.

Thời gian đầu nhà chùa cho mượn phòng khách học chỉ rộng 15m2, sau một thời gian, học sinh đến học đông thêm, nên nhà chùa cho xây dựng phòng học mới rộng 100m2 khá khang trang, sạch đẹp với đầy đủ bàn ghế, bảng viết, tủ để sách vở”.

Lớp học tình thương được xây dựng từ hơn 10 năm nay, có tổng diện tích khoảng gần 100m2, ở trong khuôn viên của chùa Hương Lan rất đẹp và yên tĩnh. (Ảnh: Công Tiến).

Lớp học tình thương được xây dựng từ hơn 10 năm nay, có tổng diện tích khoảng gần 100m2, ở trong khuôn viên của chùa Hương Lan rất đẹp và yên tĩnh. (Ảnh: Công Tiến).

Chia sẻ về việc xây dựng lớp học tình thương để giúp các cháu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, sư Bà ở chùa Hương Lan nói: “Từ ý tưởng của cô giáo Hòa và các cô giáo, nhà chùa thấy việc dạy học cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt rất có ý nghĩa, tạo nhiều phước lành và có thể giúp người, giúp đời… về phía nhà chùa sẵn sàng tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp các con, chỉ mong các con được học và làm người có ích cho gia đình và xã hội”.

Bài liên quan

Được sự đồng thuận ủng hộ rất lớn từ phía Ủy ban nhân dân xã Đông Sơn, Phòng giáo dục huyện Chương Mỹ và các Phật tử khắp mọi miền đất nước chung tay ủng hộ mà lớp học có đầy đủ tiện nghi như ngày hôm nay.

Lớp học ban đầu chỉ có các gia đình ở các xã Đông Sơn dần dần tiếng lành đồn xa các xã xung quanh như Trường Yên, Ðông Sơn, Ðông Phương Yên... biết đến lớp học tình thương miễn phí trong chùa Hương Lan cũng đưa con em mình tới học.

Cứ như vậy, hơn 10 năm nay vào những ngày cuối tuần, tại chùa Hương Lan ở thôn Ðông Cựu, xã Ðông Sơn, huyện Chương Mỹ lại có gần chục thầy, cô giáo thay nhau dành ngày nghỉ quý báu của mình để lên lớp, dạy miễn phí cho các học sinh.

Tham gia trợ giảng cho các em học sinh còn có những sinh viên tình nguyện thuộc các câu lạc bộ, nhóm từ thiện như Câu lạc bộ Nhân ái, nhóm thiện nguyện của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội.

Cuối tuần lớp học lại được các cô giáo dù đã gần 70 tuổi vẫn đạp xe đạp đến dạy học miễn phí (Ảnh: Công Tiến).

Cuối tuần lớp học lại được các cô giáo dù đã gần 70 tuổi vẫn đạp xe đạp đến dạy học miễn phí (Ảnh: Công Tiến).

Chắp cánh ước mơ cho học sinh nghèo, học sinh khuyết tật

Lớp học hoàn toàn miễn phí. Tiếng lành đồn xa, những gia đình có con khuyết tật không thể đến trường lần lượt mang con đến xin học.

Cô giáo Lê Thị Hòa luôn dành nhiều sự quan tâm của mình cho những đứa trẻ thiệt thòi. Những ngày đầu, cô giáo đến tận nhà đón từng em đi học, đến cuối buổi lại đạp xe đưa các em về. Trước khi dạy lớp học tình thương ở chùa, cô Lê Thị Hòa đã mở lớp học nhỏ tại gia đình để dạy miễn phí cho những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Bài liên quan

Nhưng số học sinh đến ngày càng nhiều, căn phòng nhỏ tại gia đình không có đủ chỗ ngồi, từ khi được sư thầy trụ trì chùa Hương Lan - Thích Ðàm Tiền giúp đỡ, để mở lớp học đến nay, cô Hòa luôn dành nhiều sự quan tâm cho lớp học và những đứa trẻ thiệt thòi.

“Dạy học cho các em học sinh khuyết tật, thiểu năng trí tuệ đòi hỏi giáo viên phải rất kiên trì, nhẫn nại, dạy kèm từng em một, nhiều lúc phải dỗ dành các em. Cũng may sau một thời gian thành lập, lớp học được sự chung tay giúp sức của nhiều cô giáo khác ở địa phương”- cô Hòa tâm sự.

Hiện nay, ngoài cô Lê Thị Hòa, còn có gần chục cô giáo, sinh viên tình nguyện của các trường học ở thủ đô cứ mỗi cuối tuần lại cùng tham gia giảng dạy ở lớp.

Các cô giáo của lớp học tình thương có những cô năm nay đã gần 70 tuổi, hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn nhưng tới cuối tuần các cô vẫn cần mẫn đạp xe tới lớp cầm tay dạy viết, hướng dẫn cách đọc cho các em học sinh mà không có một đòi hỏi hay yêu cầu gì về chi phí.

Em học sinh này dù đã lớn nhưng không hề có ý thức, sau một thời gian học tập ở lớp thì em đã biết đọc và biết viết. Ảnh: Công Tiến

Em học sinh này dù đã lớn nhưng không hề có ý thức, sau một thời gian học tập ở lớp thì em đã biết đọc và biết viết. Ảnh: Công Tiến

Bên cạnh các môn văn hóa theo sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các em học sinh ở lớp học tình thương đặc biệt này được học thêm một chương trình giáo lý của nhà Phật.

Theo chia sẻ của các cô giáo Hòa và nhà sư chùa Hương Lan: Việc học thêm những lời dạy của Phật giúp các em giảm bớt nghiệp kiếp trước, để kiếp này sớm bình phục và trở thành người bình thường. Các em được học theo một chương trình sáng tạo “giúp các em giải bớt nghiệp kiếp trước” cô giáo Lê Thị Hòa viết và đọc cho cả lớp đọc theo:

“Kính lạy đấng Giác ngộ

Người là vầng ánh sáng

Giữa biển trời khổ đau…

Lòng chúng con kính ngưỡng

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”.

Cứ như vậy, mỗi cuối tuần các cô giáo nơi đây lại cần mẫn dạy chữ, dạy đọc, dạy văn hóa, dạy làm người cho những em học sinh đặc biệt này.

Việc làm ý nghĩa sẽ nhận được sự ủng hộ của xã hội

Bài liên quan

Cô giáo Lê Thị Hòa, người gắn bó với lớp học từ ngày đầu thành lập có những chia sẻ đầy cảm động với phóng viên:

“Ðể duy trì được lớp học tình thương tới ngày hôm nay là nhờ sự hy sinh, vất vả và tình yêu thương rất lớn của các sư thầy chùa Hương Lan. Nhà chùa đã dành riêng một khoảng đất để xây dựng làm lớp học, sau khi lớp học được dựng lên thì đã có rất nhiều tấm lòng hảo tâm của du khách thập phương và một số cán bộ Trung ương, cơ quan địa phương cung tiến, ủng hộ đồ dùng, công cụ dạy học cho các em như ngày hôm nay".

Bác Trần Quang Điềm, người xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ hiện có hai con đang theo học ở lớp học tình thương có chia sẻ: “Bản thân tôi bị bệnh tim, gia đình thuộc diện kinh tế đặc biệt khó khăn vì vậy không có điều kiện cho các con ăn học như các gia đình khác, thế nên cứ thứ bảy, chủ nhật hàng tuần tôi lại đưa hai con của mình tới lớp học tình thương để học. Sau thời gian học tập ở lớp các con tôi về nhà ngoan hơn, đã biết phụ giúp gia đình những công việc nhẹ, sống tình cảm hơn và biết hỏi thăm tôi mỗi khi đau ốm”.

Lớp học tình thương ở chùa Hương Lan luôn dành được sự quan tâm dạy bảo của nhiều cô giáo dù đã nghỉ hưu và các bạn sinh viên tình nguyện trợ giảng. Ảnh: Công Tiến.

Lớp học tình thương ở chùa Hương Lan luôn dành được sự quan tâm dạy bảo của nhiều cô giáo dù đã nghỉ hưu và các bạn sinh viên tình nguyện trợ giảng. Ảnh: Công Tiến.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người

Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024

Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.

Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang

Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024

Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.

Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật

Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024

Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.

Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa

Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024

Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia. 

Xem thêm