Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 12/10/2024, 08:30 AM

Không phải là sống bao lâu, mà sống như thế nào?

Có Phật tử thành đạt bước đầu trong cuộc sống. Anh ấy nói với Thầy: Bạch thầy, con là Phật tử, nhưng cuộc sống rất thực tế, phải sống vì bản thân mình, vì tương lai của mình, phải có điều kiện vật chất tốt và vị trí trong xã hội thì người ta mới không xem thường mình ạ!

Đúng là cuộc đời con người quá ngắn ngủi, lại thường gặp rất nhiều việc trái ý nghịch lòng, dễ sinh chán nản, mất hết phương hướng sống, cũng dễ buông thả mình, cứ ra sao thì ra. Vì đa phần ý chí và sự quyết tâm của chúng ta chưa đủ mạnh mẽ. Thật ra, không phải là sống bao lâu, mà sống như thế nào, sống lạc quan, có ích, có ý nghĩa hay không?

Sống an vui giữa đời phiền luỵ

72471167_1162036164184503_4307406144059473920_n

- Sống vì bản thân, theo ý nghĩa tiêu cực của nó là sống ích kỷ, chỉ biết lo cho bản thân mình, lo cho lợi ích riêng của mình, lo hưởng thụ, thỏa mãn lòng ham muốn cá nhân, kể cả làm việc ác tổn thương người khác mà có lợi cho mình vẫn làm.

Trên không lo hiếu thảo với cha mẹ ông bà, chẳng chăm đến vợ con, không nghĩ đến anh em họ hàng, không màng hàng xóm bạn bè khi hoạn nạn. Sống như vậy, chẳng có ý nghĩa và giá trị gì cho cuộc sống, mà chính bản thân mình chắc chắn cũng sẽ cô đơn lạc lẽo.

Điều này, nếu không sống thật sâu sắc thì sẽ khó nhận ra. Sống như vậy, hiện tại không có ý nghĩa gì, mà tương lai đi vào đường ác, chịu khổ vô cùng. Mới nhìn qua tưởng là sống cho bản thân mình, kỳ thực là tự làm hại chính mình.

- Sống vì bản thân mình, chỉ xét một cách tương đối, theo ý nghĩa thực tế và tích cực, chính là sống có lý tưởng, có mục đích hướng thiện, có giá trị, có ý nghĩa thật sự và lâu bền cho bản thân mình, luôn nâng cao trí tuệ và đạo đức của tự thân. Tức là quan sát một cách sâu sắc, rõ ràng và xác thực là niềm vui và hạnh phúc của bản thân mình và của những người xung quanh mình có mối quan hệ chặt chẽ và nằm trong nhau.

Sống tốt cho bản thân mình đồng thời cũng có ích cho những người xung quanh mà gần nhất là cha mẹ, ông bà, anh em, họ hàng, bè bạn cho đền những người nghèo khổ.

Một trong những niềm vui và hạnh phúc của bản thân mình có được trong cả cuộc đời chúng ta có được chính là do chúng ta đem lại niềm vui và hạnh phúc cho những người xung quanh mình. Người nào không hiểu quy luật này, thì cả đời họ, ôm lòng, chạy đi tìm niềm vui và hạnh phúc, thì niềm vui và hạnh phúc mãi còn cách họ rất xa. 

Anh ấy nói rằng, hiện nay còn có nhiều người có quan niệm sống vì bản thân kiểu như anh! 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Không phải là sống bao lâu, mà sống như thế nào?

Phật giáo và người trẻ 08:30 12/10/2024

Có Phật tử thành đạt bước đầu trong cuộc sống. Anh ấy nói với Thầy: Bạch thầy, con là Phật tử, nhưng cuộc sống rất thực tế, phải sống vì bản thân mình, vì tương lai của mình, phải có điều kiện vật chất tốt và vị trí trong xã hội thì người ta mới không xem thường mình ạ!

Niệm Phật bình phục đột quỵ

Phật giáo và người trẻ 09:35 10/10/2024

Tạ ơn chư Phật gia hộ mà bố tôi đã dần hồi phục, lần đầu tiên từ lúc đưa bố vào bệnh viện, đến khi bố tỉnh hẳn, mẹ tôi mới khóc. Mẹ khóc vì bố hôn mê nhưng vẫn nghe được danh hiệu A Đi Đà Phật mà trở về với chúng tôi.

Hai vợ chồng bị hiếm muộn, nhờ đọc Kinh Lăng Nghiêm mà sanh được con trai

Phật giáo và người trẻ 15:00 08/10/2024

Kinh Lăng Nghiêm vốn rất dài nhưng càng đọc kinh thì anh Hưng càng thấy hay và những triết lý, lời dạy của đức Thế Tôn đúng là đáng ngưỡng mộ, trầm trồ. Bản kinh rất quý báu mà ai đọc xong cũng phải xuýt xoa...Cuối cùng thì anh cũng đã đọc xong kinh Lăng Nghiêm và đọc qua tới "Kinh Pháp Diệt Tận” luôn.

Tháp Rùa, chùa Một Cột, chùa Thầy... trong triển lãm của Chu Nhật Quang

Phật giáo và người trẻ 10:05 07/10/2024

Những biểu tượng văn hóa và di sản của dân tộc như Hoàng thành Thăng Long, Tháp Rùa, chùa Một Cột, chùa Thầy, hình tượng mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết... ẩn hiện trong các tác phẩm sơn mài của hoạ sĩ Chu Nhật Quang.

Xem thêm