Hiểu về cái chết để sống ý nghĩa và an lạc hơn
Với người có trí tuệ, suy nghĩ hướng thượng, thì họ không bao giờ dùng thời gian và sức lực quý báu vào những chuyện hơn thua, ích kỷ, ganh ghét vô ích, mà nỗ lực tu thiện, tích phước, tăng trí, tiêu nghiệp để khi chết đi họ có chút tư lương.
Hôm nọ có Phật tử đến thăm, kể về một người bạn thân còn rất trẻ, giỏi giang, hiền lành, là chỗ dựa chính cho cả nhà, nhưng mắc phải bịnh nan y, khó qua khỏi, gia đình ai cũng buồn rầu thương xót khóc than... người thì thương còn trẻ, người thì lo gia đình cha mẹ sau này không biết sẽ sống ra sao, người thì vì tình cảm, người thì mến tiếc... mọi người không biết phải làm sao? Hỏi nên phải làm sao bây giờ ?
Đã là con người, ai mà chẳng bịnh, chẳng khổ, vấn đề là sớm muộn mà thôi. Quy luật sinh, già, bịnh và chết của cuộc đời con người, là con đường sớm muộn ai cũng sẽ phải đi qua, dù không ai muốn. Có sinh ắt có già, có bịnh và có chết.
Quan trọng là ta hiểu rõ bản chất, quy luật cuộc đời và đối diện với tâm thế như thế nào ?
Hình như ít ai hiểu rõ và đúng về thực tính bản chất sự chết nhưng đa phần ai cũng sợ chết.
Nhiều người mơ màng tưởng tượng rồi đồn đại thổi phồng, thậm chí hù dọa người về sự khủng khiếp của cái chết. Như các bộ phim hay truyện liên quan cái chết đa phần là sản phẩm của trí tượng, mà tác giả không thật sự biết về nó.
Có lẽ, chỉ có đức Phật và các bậc Thánh mới biết rõ về tiến trình cái chết và tái sinh. Chúng ta có thể đọc kinh Địa tạng, kinh Lương hoàng sám, kinh Nhân quả báo ứng, Tạng thư sống chết.. mới biết được vài phần về vấn đề này.
Cũng chỉ có đức Phật và những bậc tu chứng thánh quả, có tuệ nhãn mới nói đúng như thật về sự chết.
Có người nghĩ chết là hết nên không tin nhân quả báo ứng, mặc sức tung hoành làm ác, hoặc gặp chướng ngại,nghịch cảnh trái ngang thì lại muốn tự tử chết cho xong để chối bỏ cuộc sống và những sai lầm do ta gây ra, ta không dám đối đối diện mà tìm cách trốn chạy hiện thực. Nhưng thật ra đâu có xong dễ dàng như vậy, đâu có trốn chạy dễ dàng như vậy được.
Những người cố ý muốn tự tử, xét ở góc độ tính cách là quá hèn nhát; xét ở góc độ đạo đức thì quá bất hiếu; xét ở góc độ nhận thức thì quá u mê; xét ở góc độ nhân quả thì họ phạm tội sát nhân (tự giết hại mạng sống của mình) sẽ sa đọa vào địa ngục, mãi gánh chịu quả báo khổ đau ở địa ngục không dễ gì mong ra khỏi được, lúc ấy hối hận thì không còn cứu vãn được nữa.
Có người tin theo truyền thuyết dân gian, chết rồi xuống sống dưới âm phủ, xuống dưới cửu tuyền, vì thấy người ta hay chôn xuống lòng đất.
Có người tin chết là đoàn tụ với ông bà đã chết.
Có người cho rằng mình sống gần 100 năm nên cái chết còn xa vời.
Có người sợ nhắc đến cái chết vì cho là điềm gỡ.
Nhà Thiền cho sống chết là việc rất trọng đại của đời người. Tu hành là thấu rõ và giải quyết được sinh tử, quyết định làm chủ con đường tái sinh theo ý mình, không bị nghiệp chướng dẫn dắt.
Còn các Phật tử tu theo tông Tịnh Độ thì cái chết chỉ là:
Còn duyên thì ở Ta Bà
Hết duyên nhẹ gót ta về Tây Phương.
Ai rồi cũng phải chết, không có ai lột da sống đời. Ni sư Diệu Nhân khẳng định:
Sinh già bịnh chết là lẽ thường từ xưa đến nay, ai có ảo tưởng muốn không có sịnh già bịnh chết thì càng bị vướng mắc trói buộc thêm.
Thật ra người nào hiểu rõ bản chất và sự thật về chết thì sẽ sống tốt hơn, giá trị hơn, ý nghĩa hơn.
Ai tham sống mà sợ chết thì sẽ khổ nhiều hơn.
Chết là ngưng thở hoàn toàn và vĩnh viễn.
Quan sát kỹ, ta thấy thời gian mạng sống con người chỉ trong một hơi thở. Hít vào không thở ra là chết, thở ra không hít vào là xong, vô cùng mau chóng.
Mọi thứ trên đời không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi, mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, huống chi là con người.
Chết không phải là mất hẵn mà chỉ là thay đổi hình thức sống, thay đổi kiểu sống, thay đổi môi trường sống. Tốt hay xấu, tùy theo phước trí nghiệp duyên của chính mình.
Thiền sư Tuệ Trung từng nói:
Sinh như mặc áo, chết như cởi khố.
Ai hiểu rõ được như thế sẽ không tham sống sợ chết, sẽ sống tích cực lạc quan, phát huy sức mạnh tinh thần, đối diện với bịnh tật hiểm nghèo, không bi quan buông xuôi. Bịnh tật sẽ được đẩy lùi và chữa khỏi nếu ta có sức mạnh thần, phát huy diệu dụng của tâm lực cộng với chữa bịnh thuốc men, ăn uống thích hợp.
Tâm được tập trung chuyên nhất mạnh mẽ thì không bịnh nào không bị đẩy lùi, không chữa được.
Một câu niệm Phật nhất tâm cũng có công năng chữa lành bịnh tật
Một câu thần chú, chuyên trì nhất tâm, cũng giúp ta thoát khỏi khổ đau của bịnh tật.
Một bài kinh, một phẩm kinh, một bộ kinh, chuyên cần nhất tâm tụng niệm cũng sẽ giúp ta tiêu trừ nghiệp chướng tật bịnh.
Nói như vậy là cả phương diện phát huy sức mạnh tích cực của bản thân và hiểu rõ chết chẳng qua là tiếp nối một sự sống khác, như thay một chiếc áo mới thì không còn lo lắng sợ hãi nữa.
Hãy trân quý thời gian, nỗ lực sống tích cực hướng thiện như là ngày mai ta có thể sẽ chết. Với người có trí tuệ, suy nghĩ hướng thượng, thì họ không bao giờ dùng thời gian và sức lực quý báu vào những chuyện hơn thua, ích kỷ, ganh ghét vô ích, mà nỗ lực tu thiện, tích phước, tăng trí, tiêu nghiệp để khi chết đi họ có chút tư lương.
Khi ta hay người thân bịnh, cách an ủi giúp đỡ người bịnh hiệu quả là hướng họ phát huy sức mạnh của tâm lực ý chí, niềm tin, nhất là khai thị cho họ thông suốt sự vô thường của thân và thực tính vô ngã của mọi thứ. Có định lực , ý chí mạnh, nghĩ thông suốt, tâm bớt chấp, họ sẽ bớt khổ thanh thản nhẹ người hơn.
Già bịnh chết
Phải nếm trải
Định lực mạnh mẽ
Tâm thông nghĩ thoáng
Bớt sầu bi
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm