Thứ sáu, 05/05/2023, 12:58 PM

Khuyên bảo (Tịnh Độ cảnh ngữ)

Trong các hạnh thì phóng sinh là điều lành cao nhất. Nên xét kỹ: chúng vốn đồng tánh biết với ta, dù thuộc loài khác mà còn phải cứu tế, huống là người đồng loại với ta!

Thuở xưa, Hòa thượng Chơn Hiết nói rằng: 

Phật Phật trao tay,

Tổ Tổ truyền nhau,

Chỉ một việc nầy,

Không còn việc khác. 

Đức Phật Thích-ca ở đời bảy mươi chín năm, thuyết pháp hơn ba trăm hội, riêng đối với giáo lý Tịnh độ ân cần khen ngợi không ngừng. Đâu không phải cho đây là con đường thẳng tắt, siêu phàm nhập Thánh sao?

Song, pháp môn này thật dễ mà cũng thật khó. Phàm chấp trì danh hiệu, tu mọi phước lành, chí tâm hồi hướng, liền được vãng sinh. Nếu được vãng sinh thì dứt ngang sáu nẻo [1], mau chóng ra khỏi ba cõi [2], tiến thẳng đến địa vị không thối chuyển, chẳng trải qua nhiều kiếp, há chẳng phải là giản dị hay sao?

Nếu như sự nghiệp ở cõi Ta-bà nơi nơi ràng buộc trong lòng; còn đối với việc niệm Phật, tâm không chuyên nhất một nóng mười lạnh. Khi gặp ngũ dục thì dính chặt như keo sơn, lúc gặp nghịch cảnh thì kết oán ôm hận. Như thế mà muốn lâm chung được Phật Di-đà tiếp dẫn, đương nhiên là không thể được. Vì thế, nên nói rằng khó.

Do đây mà xét:

Pháp môn Tịnh độ là thuốc.

Lòng tham ái nơi Ta-bà là điều cấm kỵ.

Chúng sinh mắc bệnh nghiệp, dạy bảo nên tin theo bậc Y Vương. Nhưng vừa mới uống thuốc lại dùng những thứ cấm kỵ, như thế làm sao được hiệu nghiệm? Đến khi sắp mạng chung, nghiệp nào nặng thì theo đó đọa lạc. Tịnh nhân yếu kém, khó thoát nỗi khổ luân hồi. Trở lại bảo rằng bậc Y Vương lừa dối người, Phật pháp không hiệu nghiệm. Thật đáng buồn thay! Những người như thế rất là sai lầm điên đảo!

Sao chẳng nhớ mười tám bậc Cao hiền ở Liên Xã Lô Sơn, cho đến một trăm hai mươi ba người đều lưu lại điềm lành vãng sinh còn được ghi lại đầy đủ trong sử sách? Nhật nguyệt xưa nay vẫn thế, non sông xưa nay vẫn thế. Kia đã là bậc trượng phu, ta lẽ nào chẳng phải! Nên biết, sở dĩ chúng ta không được như người xưa, chỉ vì không buông bỏ nổi chỗ quý trọng mà thôi.

Phàm là người đồng hội với tôi, tăng tục, già trẻ đều nên xét  nghĩ sâu sắc về sự hiểm ác của Ta-bà mà sớm mong cầu ra khỏi. Quanh quẩn trong sáu đường, tiêu dao nơi chín phẩm[3]; việc lợi và hại cách xa nhau như trời với vực. Nên tỉnh giác mạnh mẽ!

Phải phát sinh lòng rất chán nản Ta-bà, ưa thích miền Cực Lạc. Bỏ uế lấy tịnh. Tin sự lấy bỏ này cùng không lấy bỏ vốn chẳng khác nhau.

Đừng đuổi tìm hư danh, đừng chấp lấy cái thấy không, đừng ham cao siêu huyền diệu, mà bị chánh định trên đầu môi của thiền giả làm mê lầm rối loạn!

Chớ mong cầu hiệu nghiệm nhanh chóng trong một sớm một chiều, vọng tưởng trông mong ngoài tâm có Phật đến đón rước, như vậy dễ dẫn đến các việc ma!

Không luận lúc ở nhà hay khi vào LiênXã, luôn luôn lấy việc niệm Phật làm chánh hạnh, dùng sự cố gắng tu các điều lành làm trợ hạnh. Lại đối với tập khí tham dục, sân hận tận lực lau chùi mài dũa, khiến cho chỗ nặng nề được trở nên nhẹ nhàng, chỗ chưa thuần thục dần dần thuần thục. Tịnh niệm tiếp nối, nguyện hạnh trợ nhau, tự nhiên hoàn toàn ổn thỏa.

Trong các hạnh thì phóng sinh là điều lành cao nhất!

Trong các hạnh thì phóng sinh là điều lành cao nhất!

Trong các hạnh thì phóng sinh là điều lành cao nhất. Nên xét kỹ: chúng vốn đồng tánh biết với ta, dù thuộc loài khác mà còn phải cứu tế, huống là người đồng loại với ta! Họ vì chướng sâu nghiệp nặng, nên có người không bao lâu thì bị rơi vào đường ác, có người hiện tại chịu khổ nơi địa ngục. Nỗi khổ nơi địa ngục kia hơn cả sự đau đớn chém giết, đốt thiêu nơi thế gian rất nhiều, gấp cả trăm ngàn lần. Sao lại có thể ở đây, bỏ mặc ngoài tai không lo cứu vớt?

Song, phương pháp cứu vớt cũng chỉ ở ngày nay, nhất tâm niệm Phật để mau chóng về An Dưỡng. Sau đó nương bản nguyện, vận dụng đại thần lực, hưng khởi lòng từ bình đẳng, mở rộng tâm bi đồng thể, phân thân chia hình ở các đường ác khắp cõi nước mười phương. Tầm thinh cứu khổ như Bồ-tát Quán Thế Âm, thề nguyện làm trống không địa ngục như Bồ-tát Địa Tạng Vương. Nhổ sạch nhân khổ, quả khổ của tất cả chúng sinh. Cho tất cả họ niềm vui thế gian và xuất thế, thâu nhận tất cả muôn loài đồng hầu cận từ phụ Di-đà, đến nơi hoàn toàn an ổn. Đầy đủ chí nguyện như thế mới là bậc trượng phu. Nếu không đầy đủ chí nguyện như thế thì đến kỳ hội tụ ở đây dài đăng đẳng, dù có niệm Phật phóng sinh cũng chỉ là việc tụ hội tầm thường, lẽ nào lại nói không phước thì chẳng thu nhận.

Đó là điều mà tôi mong mỏi đối với chư Thượng thiện hữu. Mong các vị xét nét thật kỹ càng!

[1] Sáu nẻo: chỉ cho sáu đường thọ sinh tùy theo nghiệp lực của chúng sinh: 1. Địa ngục; 2. Ngạ quỷ; 3. Súc sinh; 4. Tu-la; 5. Người; 6. Trời. Trong đó, ba đường trước gọi là ba ác đạo, ba đường sau gọi là ba thiện đạo.

[2] Ba cõi: chỉ ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.

[3] Xem phần “Trình bày sơ lược về chín phẩm” trang 65.

Theo Tịnh Độ cảnh ngữ, tác giả Thích Minh Thành.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc

Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024

Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.

Tu không phải để thành tiên, thành Phật

Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024

Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.

Thiền như một Phật tử

Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024

Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.

Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo

Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024

Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.

Xem thêm