Thứ năm, 31/10/2024, 16:45 PM

“Hãy có lòng tốt”: Bộ sách của Đức Dalai Lama

Cuộc sống là một hành trình dài và chúng ta phải trải qua vô vàn thử thách của cảm xúc: từ yêu, ghét, tức giận, hờn dỗi… Nhưng con người lại được kết nối bởi những thứ vô hình đó. Chúng ta đến với nhau vì yêu nhau hay rời xa nhau vì sự chán ghét.

Để không bị những cảm xúc đó kiểm soát, chúng ta phải sống thật với mình và luôn tràn đầy tình yêu thương.

Bộ sách gồm 3 cuốn của Đức Dalai Lama

Bộ sách gồm 3 cuốn của Đức Dalai Lama

Bộ sách “Hãy có lòng tốt” của Đức Dalai Lama, sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều bài học về sự tu dưỡng tình yêu và lòng từ ái ở nhiều góc độ khác nhau.

1. Hãy có lòng tốt

Lòng tốt có thể chỉ là một nụ cười, một cử chỉ thân thiện, một hành động hào phóng, một việc làm từ thiện, một khoảnh khắc quan tâm đến nhu cầu của người khác hơn là của chính mình.

Cho dù chúng ta có thể gọi chúng là sự thiện chí, tình cảm, sự quan tâm hay dịu dàng, thì những việc làm tử tế như trên có nguồn gốc và phát triển từ tình yêu thương.

Empty

Trong tập sách này, Đức Dalai Lama chia sẻ với chúng ta về tình yêu thương. Ngài trình bày một con đường cho và nhận, đồng thời chỉ bày cho chúng ta một phương cách thực hành hướng về tình yêu thương và lòng tốt.

Trong cuốn sách nhỏ này, Đức Dalai Lama khuyên chúng ta, rằng:

“Hãy có lòng tốt!”

Hãy thể hiện lòng tốt bất cứ khi nào có thể.

Và chúng ta luôn có thể làm một người tốt.

2. Hãy cứ giận đi

Sân giận nếu không được nhận diện mà bị dồn nén thì nó sẽ phá hủy chúng ta từ bên trong. Tuy nhiên, trong ta cũng tồn tại một thứ gọi là lòng trắc ẩn phẫn nộ, một sự giận dữ mà được sử dụng không phải vì cái tôi kiêu ngạo của ai đó mà để tìm cách bảo vệ mọi người khỏi bị tổn hại. Trong thế giới ngày nay, có rất nhiều điều khiến chúng ta phẫn nộ: bất công, bất bình đẳng về xã hội và kinh tế, phân biệt chủng tộc cũng như sự thiếu hiểu biết.

Cuốn sách nhỏ này có mặt ở đây để chia sẻ với bạn rằng: “Hãy cứ giận dữ đi!”.

Empty

Khi chúng ta nhận diện được cơn giận - cách chúng ta nắm giữ nó, cách chúng ta biểu lộ nó, cách chúng ta chạy theo nó - thì chúng ta có thể chuyển hóa cơn giận thành hành động từ bi. Có như vậy chúng ta mới có thể đem đến tình yêu thương, sự yên bình và hàn gắn thế giới.

3. Sống với thực tại

Trong cuốn sách thảo luận mở này, Đức Dalai Lama nói về bản chất của Tánh Không, tình yêu thương, và sự bám chấp - tất cả đều hướng đến mục tiêu cho chúng ta biết: Hãy sống với thực tại - có mặt ở đây và bây giờ.

Khi chúng ta sống với thực tại - có mặt ở đây và bây giờ, chúng ta có thể thực hành lòng từ bi ở trong thời khắc hiện tại và tập trung vào công bằng xã hội ngay bây giờ. Khi chúng ta có mặt ở đây và bây giờ, chúng ta không còn bị ràng buộc vào quá khứ của chúng ta, không còn căng thẳng về tương lai, nên sẽ không bị trói buộc với đau khổ.

Sống với thực tại - có mặt ở đây và bây giờ - có nghĩa là bạn đang sống hạnh phúc, bình an và sự trọn vẹn của cuộc sống.

Empty

Được biết, bộ sách do Nxb Lao Động và Thái Hà Books ấn hành.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ra mắt sách: Duy Thức Tam Thập Tụng Thực Giải (Tâm lý học Phật giáo)

Sách Phật giáo 14:42 05/01/2025

Con người chúng ta, ai biết học hỏi, chiêm nghiệm, thông hiểu Duy thức (Tâm lý học Phật giáo), nhận diện và kiểm soát các loại cảm xúc dù chưa chuyển bát thức thành tứ trí, chưa đoạn trừ tận gốc hai chướng phát sinh khổ đau, nhưng đã có được hướng đi vững chãi, tự tại thong dong, sống tích cực, có ý nghĩa trong cuộc đời.

“Hành trình giác ngộ - bài học từ Đức Phật”

Sách Phật giáo 16:31 04/01/2025

Đây là tác phẩm của Đại đức giảng sư Thích Khải Thành, trụ trì chùa Pháp Bảo (Biên Hòa, Đồng Nai), do Nxb Đồng Nai ấn hành.

Tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký (2)

Sách Phật giáo 10:05 04/01/2025

Tiếp tục các phần trước, ở phần này chúng ta cùng đề cập tới tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký ở hồi 3: “Bốn bể nghìn non đều sợ nép/Chín u, mười loại xóa tên rồi”.

“Thấu lẽ bồ đề, vào chính quả, dứt căn ma quỷ, rõ nguyên nhân”

Sách Phật giáo 08:23 03/01/2025

Hồi thứ hai là Hồi học đạo và hành đạo của Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không đã học, bàn luận, và hành “Tam thừa giáo” và “Nhất thừa giáo” suốt bảy năm liền, như Ngô Thừa Ân giới thiệu:

Xem thêm