Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 06/10/2023, 18:00 PM

Khuyên người từ bỏ sự giết hại

Con người chúng ta chỉ một ngón tay bị ngập vào nước sôi, ắt đau đớn như toàn thân đều bị dao cắt, huống chi lại ra tay giết hại vật mạng bằng cách đâm chém, cắt xẻ, nấu nướng đủ cách. Quả báo của việc giết hại như thế thật khó lòng tránh khỏi, dù trải qua muôn kiếp vẫn phải đền trả đủ.

Audio

Một ý niệm giết hại vừa manh nha sinh khởi, phải lập tức mạnh mẽ hồi tâm ngăn chặn. Nỗ lực làm việc thiện phải như người đói khát cần ăn uống, dần dần mới có thể trở nên hợp với đức nhân từ.

Người có đức hiếu sinh, muốn dứt trừ hẳn nghiệp giết hại, trước hết nên tĩnh tâm suy nghĩ về việc tất cả các loài vật khi mẹ con được ở bên nhau, đều quyến luyến thương yêu một phút không rời, so với tình mẫu tử bịn rịn khó dứt trong loài người cũng không có gì khác biệt. Suy nghĩ như vậy rồi, ắt tâm từ sẽ sinh khởi, không thể nào xuống tay giết hại vật mạng.

Loài vật cũng thương yêu con mình đến đứt ruột

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nên tĩnh tâm quán sát hết thảy các loài vật, miếng ăn thức uống thường không đủ, vất vả bôn tẩu khắp nơi chỉ cầu được no lòng, thật đủ điều khốn khổ. Lại nghĩ ví như chúng ta gặp phải những năm mất mùa đói thiếu, thật cũng khổ sở không khác gì chúng. Suy nghĩ như vậy rồi, ắt tâm từ sẽ sinh khởi, biết thương xót loài vật.

Lại tĩnh tâm quán sát loài vật, vào những lúc bị người đuổi bắt, hoặc kinh hãi trốn chạy, hoặc kêu thét đớn đau, thậm chí cố sức leo tường vượt rào, chui vào hang sâu, trốn ra đồng rộng, tìm đủ cách thoát thân. Nếu so với loài người chúng ta khi bị vua quan đuổi bắt, hốt hoảng kinh sợ, thật cũng không khác gì chúng. Suy nghĩ như vậy rồi, ắt tâm từ sẽ sinh khởi, biết thương xót loài vật.

Lại tĩnh tâm quán sát loài vật, vào những lúc bị người mang ra giết mổ, hoặc ruột gan đã bị mổ tung mà đôi mắt còn mở trừng trừng căm hận không muốn nhắm, hoặc cổ họng đã cắt lìa mà tứ chi còn co giật đau đớn. Nếu so với con người chúng ta khi bệnh nặng sắp chết, những biểu hiện gắng gượng cuối cùng trước khi tắt hơi thật cũng không khác gì chúng. Suy nghĩ như vậy rồi, ắt tâm từ sẽ sinh khởi, biết thương xót loài vật.

Lại tĩnh tâm quan sát loài vật sau khi bị người giết mổ. Giết một con dê, ắt cả bầy dê đều khiếp sợ. Bắn một con chim, ắt cả đàn chim đều sợ hãi bay tán loạn. Nếu so với con người chúng ta, lúc bị nạn giặc cướp tràn đến thảm sát cả một vùng, nhìn thấy cha mẹ máu thịt vung vãi, hoặc thấy vợ con lần lượt bị bắt dẫn đi, nỗi đau đớn kinh sợ trong lòng thật cũng không khác gì chúng. Suy nghĩ như vậy rồi, ắt tâm từ sẽ sinh khởi, biết thương xót loài vật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm bình thế giới bình

Kiến thức 20:34 02/05/2024

Hòa bình nghĩa là không chiến tranh, không chết chóc, không đau thương. Quan niệm hòa bình của Phật giáo là không có chiến tranh từ tâm thức đến ngoại cảnh, từ nhân cho đến qủa. Nói rõ hơn, chiến tranh có là do tâm hỗn loạn, tham lam, sân hận và si mê.

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Xem thêm