Khuyên những người đánh bắt chim
Một trong những nguyên tắc đạo đức căn bản của người Phật tử là không làm tổn hại, không sát hại chúng sinh. Chẳng những không giết hại, người Phật tử còn nuôi dưỡng tâm từ, luôn thực hành phóng sinh cứu vật.
Chim chóc tuy là loài vật nhỏ nhoi, nhưng khi chim trống đi xa, chim mái cũng kêu lên những tiếng buồn thương, khi chim mẹ không về, chim con cũng biết chiêm chiếp kêu ran đợi mớm mồi. Những tình cảm ấy so với con người thật không khác biệt. Ví như rơi vào cảnh đôi bạn chia lìa, mẹ con ly tán, ắt phải kêu tiếng bi thương, bỏ ăn mất ngủ, sầu thảm không nơi nương tựa.
Cho nên có câu rằng: “Chia rẽ trống mái trong loài vật, phải chịu quả báo vợ chồng ly tán; giết hại con cái của loài vật, phải chịu quả báo con cháu mình chết yểu.” Nhân quả rõ ràng không hề sai dối.
Nhờ đổi nghề mà lành bệnh khó trị
Câu chuyện: Ba con chim én nhớ ơn
Vào đời nhà Tống, ở Nghiêm Châu có người phụ nữ tên Vương Á Tam, một hôm nhìn thấy con mèo vồ chết chim én mẹ, liền mang cơm đến nuôi ba con chim én con trong tổ. Đến khi chim lớn bay đi mất.
Mùa đông năm ấy, Vương Á Tam qua đời. Tiếp đến mùa xuân năm sau, có ba con chim én bay về lượn mãi quanh nhà. Người mẹ của Vương Á Tam liền nói: “Có phải chim én tìm Á Tam chăng? Á Tam đã chết, chôn ở sau vườn.” Ba con chim én liền bay vào vườn, kêu tiếng đau thương rồi nằm chết cả trên mộ Vương Á Tam.
Lời bàn: Con người liệu có ai biết nhớ ơn xưa, tình sâu nghĩa nặng được như ba con chim én này chăng? Xem qua chuyện này rồi thật buồn đau mà hổ thẹn.
Loài vật cũng thương yêu con mình đến đứt ruột
Trích từ: An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại
Nguyên tác: Vạn Thiện Tiên Tư Tập.
Tác giả: Chu An Sỹ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm