Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Kiêu mạn

Khi có cái gì đó hơn người một chút, mình rất dễ sinh tâm kiêu mạn. Tâm kiêu mạn rất vi tế và thường ẩn núp rất tài tình trong cái tôi và cái của tôi.

Audio

Tôi có tiền, tôi có quyền, tôi có học, tôi có đạo đức, tôi có tên tuổi, tôi có tài... là những điều kiện có thể làm tâm kiêu mạn sinh khởi và tăng trưởng rất nhanh. Có bao nhiêu cái tôi và cái của tôi thì sẽ có bao nhiêu tâm kiêu mạn có mặt.

Kiêu mạn làm tăng trưởng cái tôi và cái tôi làm tăng trưởng lại tâm kiêu mạn. Nếu mình không chánh niệm đủ, không nhìn lại đủ, mình để lời nói, hành vi và suy nghĩ của mình tràn ngập kiêu mạn, chờ đợi mình chắc chắn sẽ là đoạ xứ, khổ đau.

Khiêm hạ

Khiêm hạ

Đức Phật Gotama nói: “Này các Tỳ-kheo, kiêu mạn là một pháp mà các thầy phải từ bỏ. Với tâm kiêu mạn, kiêu căng, chúng sanh sẽ đi đến ác thú, đoạ xứ. Bậc có trí, có thiền quán, hãy từ bỏ các kiêu mạn ấy”.[1]

Danh hoạ Leonardo Da Vinci nhận định: “Kiến thức ít ỏi khiến người ta kiêu ngạo. Kiến thức phong phú khiến người ta khiêm tốn. Do đó những bông lúa lép thường kiêu ngạo chĩa thẳng đầu lên trời, còn những bông lúa chắc hạt thường cúi đầu xuống đất”.

Lịch sử đế vương Trung Hoa ghi lại: Hạng Vũ là một nhân tài thời Hán-Sở tranh hùng. Ông xuất thân quyền thế, bách chiến bách thắng và đã từng xưng bá một phương. Tài năng cộng với gia thế và thành công sớm làm cho Hạng Vũ vô cùng kiêu mạn. Hạng Vũ coi thường Lưu Bang và xem các chư hầu khác như là dê là chó. Nhiều lúc, Hạng Vũ nói chỉ cần một búng tay là sẽ làm nát vụn Lưu Bang và các chư hầu. Nhưng cuối cùng, do kiêu mạn ngày càng lớn, Hạng Vũ ỷ lại sức mạnh của mình, bỏ ngoài tai lời khuyên chính trực, làm cho Lưu Bang có cơ hội phản kích và Hàn Tín có đất dùng mưu. Hạng Vũ từ chỗ chiếm thế thượng phong đến chỗ buộc phải không ngừng lùi bước, lùi cho đến lúc bị mấy chục vạn quân Lưu Bang vây khốn ở thành Cai Hạ. Trong giờ phút tử biệt sinh ly, cái kiêu mạn cũng chẳng còn, Hạng Vũ chỉ còn uống rượu, tự hận trước khi đau khổ quyên sinh.[2]

Một người kiêu mạn, phía trước của người ấy sẽ là rất tối. Kiêu mạn sẽ làm đôi mắt người ta không thể nhìn xa và trí tuệ người ta không thể trong rộng. Trong bất cứ không gian hay thời gian nào, khi kiêu mạn có mặt thì hiểm nguy có mặt. Ngay cả đối với một người không còn thất niệm, có thiên nhãn, tâm được khinh an, tâm được định tĩnh nhất tâm (như Anuruddha), mà kiêu mạn vẫn đủ sức làm cho người ấy không thể nào cắt đứt chấp thủ và giải thoát lậu hoặc.[3] 

Cho nên, một nỗ lực cần phải nỗ lực là nguyện từ bỏ kiêu mạn. Ở vị trí nào, ở nhiệm vụ nào, luôn giữ tâm hiểu mình thương người, biết ta biết duyên. Đặc biệt, thường xuyên như lý tác ý về cái chết, về bất tịnh, về vô thường, về khổ trong vô thường và về vô ngã trong khổ, để dần yểm ly, ly tham và thoát khỏi được ngã mạn.

Đức Phật Gotama khẳng định: “Nếu một Tỳ-kheo sống nhiều với như lý tác ý về vô ngã trong khổ, ý của vị ấy sẽ thoát khỏi các tư tưởng ngã, ngã sở và ngã mạn đối với tự thân và đối với tất cả tướng bên ngoài tự thân. Vị ấy sẽ khéo giải thoát, được an tịnh và không còn thiên kiến.”[4]

Nhuận Đạt

----------

[1]Tiểu Bộ I, Kinh Phật Thuyết Như Vậy.

[2] Theo Sử Ký Tư Mã Thiên.

[3]Tăng Chi Bộ I, Kinh Anuruddha.

[4]Tăng Chi Bộ III, Kinh Tưởng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Phật giáo thường thức 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Thực hiện ước mơ

Phật giáo thường thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Chủ động tìm kiếm bạn đường hay để tùy duyên phận?

Phật giáo thường thức 12:35 26/04/2024

Hỏi: Khi đến lúc phải lập gia đình, tìm một người đi cùng mình để trải nghiệm bài toán cuộc đời thì lúc đó mình nên đi tìm kiếm, hay chỉ đơn giản là cầu nguyện và để pháp tự vận hành. Con rất mong nhận được câu trả lời của Thầy.

Sinh viên ở trọ có thể tu tập như thế nào?

Phật giáo thường thức 12:10 26/04/2024

Sau những khóa tu dành cho học sinh – sinh viên, bước đầu chập chững học Phật có rất nhiều bạn sinh viên băn khoăn về hoàn cảnh ở trọ, ở tập thể rất đông đúc và ồn ào…Như vậy tâm muốn hướng về Phật, muốn ăn chay, đọc kinh, tu hành nhưng làm sao để hòa hợp với hoàn cảnh sống?

Xem thêm