Ăn chay theo quan điểm Phật giáo
Ăn chay chính là một phương pháp tu hành rất quan trọng, mà thực hành được nhiều chừng nào, thì được nhiều kết quả tốt đẹp chừng ấy.
Ăn mặn là ăn những loài động vật hữu tình: Các loại thịt, cá, tôm, cua, sò, ốc v.v. Ăn chay là ăn những loài thực vật vô tri: Các loại rau, củ, hạt, trái cây.
Vì sao nên ăn chay?
Vì lòng từ bi và bình đẳng
Vấn đề ăn uống là một vấn đề quan trọng đối với tất cả mọi người, mọi chúng sinh. Nếu sống mà không cần ăn, thì tốt biết mấy.
"Sự sống, sống bằng sự chết", dạ dày của con người là nghĩa địa của động vật. Từ khi lọt lòng mẹ đến nay, để duy trì cuộc sống, mỗi chúng ta đã làm chết bao nhiêu sinh mạng. Ðó là chưa kể những kẻ hung ác, giết để được thích thú, được tiền của, danh vọng v.v.
Nếu sự sống của chúng ta mà không ai làm chết ai cả, không có mạnh hiếp yếu, thì xã hội nhân loại sẽ tốt đẹp biết bao nhiêu, điều đó có thể thành hiện thực được, nếu toàn nhân loại này ăn chay.
Ăn chay không phải là một sự hiếu kỳ, một sự hiếu danh, một cách đổi món ăn cho ngon miệng, một cách kiêng cữ theo lời dặn của bác sĩ, mà ăn chay chính là một phương pháp tu hành rất quan trọng, mà thực hành được nhiều chừng nào, thì được nhiều kết quả tốt đẹp chừng ấy.
Nếu chỉ vì muốn ăn cho khoái khẩu, sướng miệng, mà nhẫn tâm nhìn cảnh sát hại những con vật hiền lành vô tội, thì hạt giống từ bi và bình đẳng mỗi ngày một héo khô, cằn cỗi. Phật dạy: “Chúng sinh đều có Phật tính như nhau”, chỉ là ẩn trong thân hình khác nhau mà thôi.
Nói rằng: "Vật dưỡng nhân" là một quan niệm rất sai lầm do sự ích kỷ và ngạo mạn của con người sinh ra, lấy sức mạnh và thông minh của mình để cưỡng ép sát hại các loài động vật. Quan niệm ấy dung túng cho sự thẳng tay giết hại sinh mạng, và tạo ra một tình trạng bất bình đẳng, thì không bao giờ xã hội nhân loại có thể yên ổn, hòa bình được.
Vì muốn tránh quả báo luân hồi khổ đau
Phật dạy: "Chúng sinh từ vô thủy đến nay, cứ tạo nhân tội ác, sát hại ăn thịt lẫn nhau, nên bị quả báo ác, là sinh tử luân hồi mãi không thôi". Hễ giết một mạng thì phải trả lại một mạng, tâm giết hại chẳng dứt trừ, thì không thể nào ra khỏi trần lao được". Chưa kể đến ăn nhầm bà con quyến thuộc trong nhiều đời, nhiều kiếp quá khứ.
Vậy muốn tránh kết cục oan oan tương báo luân hồi, tránh các điều tội lỗi thuộc về giới sát sinh, chúng ta phải ăn chay. Quá khứ chúng ăn thịt ta, nhưng nay ta không ăn thịt chúng, thì sẽ tiêu trừ nghiệp tội của chính mình, không tiếp tục vướng mắc vào nợ oan oan tương báo thân mạng, xương thịt, máu huyết trong cõi thế gian khổ không kể xiết này.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Phật giáo thường thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Giải thích các cõi trong lục đạo
Phật giáo thường thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?
Phật giáo thường thức 15:37 24/11/2024Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.
Trung ấm nghĩa là gì?
Phật giáo thường thức 15:00 24/11/2024Thân trung ấm nếu mau thì chỉ trong khoảng một khảy móng tay liền thác sanh vào sáu đường; chậm thì đến 49 ngày hoặc qua 49 ngày, không nhất định.
Xem thêm