Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nghĩ về biệt nghiệp và cộng nghiệp

Ngày nào muôn loại nhìn thấy mình hiện hữu có nhau và đẹp mới trong nhau, ngày ấy muôn loại có hạnh phúc thật.

2c3b02a04f9caac2f38d-1024x683

Hiện hữu luôn có cái chung và cái riêng. Cái riêng cho thấy đặc tính hiện hữu. Cái chung cho thấy khả tính tương tức. Sự sống, động vật hay thực vật, con người hay sinh loại khác người, đều tồn tại bên trong tự thân đặc tính riêng và khả tính chung, tuỳ theo nguồn cội. Nhờ đặc tính riêng, hiện hữu được nhận biết và nhờ khả tính chung, hiện hữu được mới, đẹp và tái sinh.

Muối mặn. Đường ngọt. Chanh chua. Nước nhạt. Mỗi loại đều có đặc tính riêng. Nếu biết ngoài đặc tính riêng, còn có khả tính chung, muối mặn, đường ngọt, chanh chua và nước nhạt có thể tái sinh, hoá thân trong một hiện hữu mới (nước chanh) với bao nhiêu là kỳ diệu.

Trong thế giới sống, mỗi sinh thể, bao gồm con người cá nhân, không bao giờ có thể tồn tại biệt lập. Cái riêng luôn tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung và cái chung cũng luôn tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Tồn tại luôn là tồn tại tương tức (có nhau). Có biệt nghiệp và có cộng nghiệp. Nếu có tâm tuệ và có lòng từ, biệt nghiệp vẫn là biệt nghiệp, nhưng cộng nghiệp được tâm tuệ soi sáng và lòng từ kết nối, sinh thể không còn là sinh thể riêng nhỏ nữa. Sinh thể ấy sẽ hoá thân, sẽ mới, đẹp và lớn trong một thế giới vô biên và đẹp lành.

Con người, đi qua cuộc đời với không ít khó khăn, có lúc quan tâm quá cái riêng và quên mất cái chung. Nhưng rồi một ngày, trong một nhân duyên thuận nghịch nào đó nhìn lại, người ta sẽ thức tỉnh: Cái riêng sẽ vô thường, chuyển hoá và chỉ hiện hữu mới, đẹp trong vô tận của cái chung.

Một người thức tỉnh, người ấy luôn biết có cái chung, có cái riêng và cũng biết cái giới hạn và vô cùng của cái riêng và cái chung đó. Không gian và thời gian nào cần trở về với cái riêng và không gian và thời gian nào cần mới, đẹp với cái chung, người tỉnh thức đều biết. Tốt xấu, hơn kém chỉ là đặc tính của hiện hữu, chứ không phải là bản chất của hiện hữu. Trong bản chất, mọi hiện hữu bình đẳng trong hoà hợp cái riêng và cái chung của mình.

Ngày nào muôn loại nhìn thấy mình hiện hữu có nhau và đẹp mới trong nhau, ngày ấy muôn loại có hạnh phúc thật. Muôn loại không còn sợ mất cái riêng nữa. Cái riêng vẫn có đó trong cái chung. Muôn loại có thể hợp tác, thương yêu, tha thứ, chia sẻ, biết ơn và tự do mà không có cái gì mất đi cả. Cái mất đi chỉ là cái mà muôn loại nhìn thấy bằng mắt trong giới hạn của tham ái và chấp thủ.

Thế giới, bao gồm con người tự thân, thật ra luôn mới và luôn sinh ra. Cái riêng chỉ hoà mình vào cái chung để mới, đẹp và hạnh phúc. Chung và riêng, trong tâm thức vắng lặng, đã không còn bờ bến. Chỉ có bầu trời vô ngã trong xanh có mặt, với đôi mắt sáng của một người biết mình trọn vẹn, trong trùng trùng nhân quả, nhân duyên.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật thuyết kinh người phụ nữ gặp điều bất hạnh

Phật giáo thường thức 19:15 19/09/2024

Cuộc đời đâu chỉ lấy đi nước mắt của người phụ nữ bất hạnh ấy, mà còn lấy đi bao nước mắt của những con người sống trong cảnh chiến tranh, thiên tai, đói khổ, sinh tử phân ly… Dù thế giới ngày nay vô cùng tự kiêu với nền văn minh hiện đại thì chân lý khổ đau vẫn hằng ngự trị đâu đó.

Tiền của tích chứa nếu không biết dùng đó là tạo nghiệp

Phật giáo thường thức 18:50 19/09/2024

Người thế gian không ai mà không ưa thích giàu có, đối với sự giàu có này, luôn luôn cảm thấy càng nhiều càng tốt, chưa có lúc nào biết chán. Tiền của tích chứa ở đó, nếu không biết dùng nó, đó là tạo nghiệp, chính là tội lỗi.

Bổn Nguyện là gì?

Phật giáo thường thức 17:45 19/09/2024

Bổn có hai nghĩa: Trên Sự thì vô lượng kiếp vừa qua, đời nào cũng đã từng phát nguyện như vậy, phát nguyện rồi tại sao vẫn chẳng thành tựu?

Không lập bài vị thì có thỉnh được người đã mất không?

Phật giáo thường thức 17:15 19/09/2024

Hỏi: Nếu không lập bài vị thì thật sự có thể lễ thỉnh được người đã mất không?

Xem thêm